Coronavirus, COVID-19: What You Can Do

Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ: Nguyên nhân và cách thức điều trị

Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, cuộc sống của bệnh nhân. Khiến cho hiệu suất công việc giảm, kém an toàn khi đi lại, mất tập trung, ngoài ra còn tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, suy giảm trí nhớ,…Để tìm ra nguyên nhân bệnh rối loạn giấc ngủ cũng như cách kiểm soát bệnh tốt nhất, mời bạn đọc tham khảo những thông tin được Med247 chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì?

Những người bệnh gặp phải các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng, thời gian giấc ngủ và ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường khi thức được gọi chung là tình trạng “Rối loạn giấc ngủ”. Loại bệnh không chỉ ảnh đến sức khỏe tinh thần mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. 

Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì?
Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì?

Theo như Hiệp hội Rối loạn giấc ngủ Hoa Kỳ đã công bố vào năm 1979, có đến hơn 100 loại rối loạn giấc ngủ khác nhau, được phân loại dựa trên các nguyên nhân, triệu chứng, tác động tâm lý, sinh lý và nhiều tiêu chí khác. 

Về cơ bản, hầu hết các loại rối loạn giấc ngủ đều có những đặc điểm chung sau đây:

  • Bạn cảm giác buồn ngủ nhưng khó đi vào giấc ngủ. 
  • Bạn gặp khó khăn trong việc cố gắng giữ tỉnh táo vào ban ngày. 
  • Thời gian ngủ – thức bị đảo lộn, gây mất cân bằng trong nhịp sinh học thức – ngủ. 
  • Xuất hiện các hành vi bất thường khiến cho giấc ngủ bị gián đoạn. 

Nếu như bắt gặp bất kỳ một trong số các biểu hiện nêu trên rất có thể bạn đang bị rối loạn giấc ngủ. Tùy thuộc vào từng cấp độ và triệu chứng gặp phải, các bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. 

Xem thêm: Mất ngủ: Nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả

Các loại rối loạn giấc ngủ ở người trẻ

Hiện nay, việc người trẻ bị rối loạn giấc ngủ đang ngày càng tăng cao. Trong đó, có 6 loại rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất:

  • Mất ngủ

Những người mất ngủ thường xuyên gặp phải tình trạng khó đi vào giấc ngủ vào ban đêm và buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Nếu như bắt gặp tình trạng này liên tiếp nhiều ngày, tối thiểu 3 lần trong tuần và liên tục trong 3 tháng sẽ được xem là mất ngủ mãn tính. 

Hội chứng mất ngủ
Hội chứng mất ngủ
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Loại rối loạn giấc ngủ ở người trẻ này sẽ khiến cho người bệnh tắc nghẽn đường thở trên mỗi khi đi ngủ. Có 2 dạng ngưng thở chính: Ngưng thở tắc nghẽn và ngưng thở trung ương.

Khi ngủ, thanh quản sẽ bị hẹp lại khiến không khi đi qua vùng hầu họng trở nên khó khăn và xuất hiện hiện tượng ngáy để chống lại việc tắc nghẽn đường thở. Đôi khi, người bệnh có thể ngừng thở trong một khoảng thời gian ngắn. 

Tuy nhiên, người thở sẽ không nhớ gì về tình trạng này sau khi thức giấc. Loại bệnh này có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, uể oải, thiếu ngủ,…vào ban ngày. 

  • Chứng ngủ rũ Narcolepsy

Chứng bệnh này sẽ khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi quá mức vào ban ngày ngay cả khi đã nghỉ ngơi đầy đủ vào ban đêm. Nó luôn khiến người bệnh cảm thấy “thèm ngủ” và có thể ngủ bất cứ lúc nào vào ban ngày. 

Đây có thể được coi là một bệnh mãn tính, dẫn đến mất trương lực cơ bất ngờ trong thời gian ngắn. Nguyên nhân xuất hiện chứng ngủ rũ có thể do u vùng não thất ba và thân não trên, viêm não, chấn thương sọ não gây ra. 

  • Hội chứng chân không yên (RLS)

Hội chứng chân không yên hay còn gọi là bệnh Willis-Ekbom là một loại rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ. Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, đau nhói và khó chọi ở vùng chân  và có cảm giác muốn chân vận động, di chuyển ngay trong lúc ngủ. 

Hội chứng RLS - chân không yên gây mất ngủ
Hội chứng RLS – chân không yên gây mất ngủ

Ngoài ra, hội chứng này có thể khiến cho người mắc bệnh cảm thấy khó chịu tay hoặc các bộ phận khác. Chỉ khi nào chân hoặc di di chuyển, vận động mới cảm thấy dễ chịu hơn. 

  • Bệnh mất ngủ giả (Parasomnias)

Đây là một loại rối loạn giấc ngủ ở người trẻ khác phổ biến hiện nay. Người bệnh sẽ có những hành vi bất thường trước khi đi vào giấc ngủ như: Mộng du, rên rỉ, gặp ác mộng, tè dầm,…

Xem thêm: Bật mí 10+ cách trị mất ngủ tại nhà hiệu quả mà bạn nên thử

Triệu chứng của rối loạn giấc ngủ ở người trẻ

Bên cạnh các triệu chứng như mất ngủ vào ban đêm và buồn ngủ vào ban ngày, rối loạn giấc ngủ ở người trẻ còn có nhiều dấu hiệu khác. Cụ thể:

  • Đột ngột ngủ gật khi đang lái xe, làm việc, học tâp,…
  • Cảm thấy khó chịu mỗi khi cố chìm vào giấc ngủ hoặc phải mất hơn 30 phút mỗi đêm để có thể đi vào giấc ngủ. 
  • Chu kỳ ngủ và thức không đều. 
  • Có hiện tượng ngưng thở, ngáy to hoặc thở hổn hển trong lúc ngủ. 
  • Không tự chủ được hành động đi tiểu trong lúc ngủ. 
  • Bị thức giấc giữa đêm và khó ngủ tiếp được. 
  • Giấc ngủ ngắn và thường bị tỉnh sớm. 
  • Bị mộng du
  • Có biểu hiện la hét, sợ hãi khóc lóc,…ngay trong lúc ngủ. 
  • Khi cố gắng ngủ cảm giác có kiến bò ở chân tay, gây khó chịu, chỉ khi chân tay vận động mới giảm bớt 
  • Xuất hiện tiếng nổ lớn trong đầu gây tỉnh giấc. 
  • Có các hành vi lạ khi ngủ nhưng không thể nhớ được. 
  • Cảm thấy tê liệt ngay khi thức dậy. 
  • Uể oải, mệt mỏi, cảm thấy thiếu ngủ vào ban ngày. 
  • Tâm trạng lo lắng, cáu gắt, thay đổi thất thường.
  • Hiệu suất công việc bị giảm.
  • Thiếu tập trung.
Các triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở người trẻ
Các triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở người trẻ

Xem thêm: Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài ở người trẻ

Rất nhiều người trẻ hiện nay mắc phải chứng bệnh mất ngủ kéo dài. Vậy đâu là nguyên nhân chính gây ra loại bệnh này? Tham khảo những thông tin Mead247 chia sẻ dưới đây để biết chính xác câu trả lời:

Áp lực công việc, cuộc sống

Với thời đại ngày càng phát triển, người trẻ phải luôn bận rộn với công việc, áp lực ngày càng nhiều gây ra căng thẳng, stress. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ, gây ra các triệu chứng rối loạn giấc ngủ. 

Áp lực công việc gây rối loạn giấc ngủ ở người trẻ
Áp lực công việc gây rối loạn giấc ngủ ở người trẻ

Thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử

Máy tính, điện thoại là một trong những thiết bị điện được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Đồng thời, việc lướt điện thoại trước khi ngủ cũng trở thành thói quen của rất nhiều người.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu đây lại là một thói quen gây hại. Sóng điện thoại, máy tính sẽ khiến người dùng mỏi mắt, nhức mắt,… dẫn đến tình trạng khó đi vào giấc ngủ hoặc mất ngủ. Nếu như sử dụng máy tính, điện thoại thường xuyên trong thời gian dài, còn khiến cho hệ thần kinh suy giảm, gây ảnh hưởng xấu. 

Quá lạm dụng các chất kích thích

Ngày nay, giới trẻ thường rất thích các loại thức uống có chứa cafein như cà phê, trà, thuốc lá,… Đây là những chất tạo ra cảm giác hưng phấn, tỉnh táo, ngăn chặn các cơn buồn ngủ tạm thời. Tuy nhiên, nó lại gây lại cho não bộ, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ ở người trẻ. 

Lạm dụng đồ uống có chứa cafein gây mất ngủ
Lạm dụng đồ uống có chứa cafein gây mất ngủ

Thói quen ăn uống không khoa học

Việc thường xuyên thức khuya học tập, làm việc, chơi game khiến bạn cảm thấy đói và lựa chọn ăn đêm. Khi đó, các cơ quan trong cơ thể phải tăng cường làm việc để tiêu hóa thức ăn đã nạp vào, gây ra tình trạng khó ngủ sau khi ăn  quá no vào ban đêm. 

Một số bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ ở người trẻ

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, rối loạn giấc ngủ có thể do một số bệnh lý gây ra như:

  • Bệnh thần kinh: Tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, Alzheimer,..
  • Bệnh xương khớp gây đau nhức, khó ngủ vào ban đêm như: Gout, thoái hóa cột sống.
  • Bệnh tiêu hóa: Rối loạn tiêu hoá, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày…
  • Bệnh tiết niệu: Tiểu buốt, tiểu bí, u tiền liệt tuyết,…
  • Bệnh hô hấp: Viêm xoang, hen suyễn, viêm họng, viêm phế quản,…
  • Bệnh nội tiết: Suy giáp, cường giáp, tiểu đường,…

Ngoài ra, chứng rối loạn giấc ngủ có thể là tác dụng phụ khi sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh: Mỡ máu, trầm cảm, đái tháo đường,…

Xem thêm: Ngủ không sâu giấc: Nguyên Nhân và cách khắc phục hiệu quả

Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ nguy hiểm thế nào?

Rất nhiều người chưa nắm rõ sự nguy hiểm về chứng bệnh này nên rất chủ quan khi bị rối loạn giấc ngủ. Dưới đây là một vài loại bệnh có thể xuất hiện nếu để tình trạng bệnh kéo dài.

Tăng huyết áp

Việc khó ngủ vào ban đêm và luôn buồn ngủ vào ban ngày sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy căng thẳng, nhịp tim và huyết áp tăng cao. Nếu như kéo dài có thể mắc phải bệnh tăng huyết áp mãn tính. 

Tăng huyết áp
Tăng huyết áp

Kèm theo đó, là nguy cơ mắc các loại bệnh nguy hiểm như: Tai biến, đột quỵ, nhồi máu cơ tim cao hơn người bình thường. Đã có nhiều trường hợp người trẻ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim và đột tử trong đêm .

Gây trầm cảm

Theo như các bác sĩ tại Med247 chia sẻ, việc mất ngủ sẽ gia tăng các hoạt động tại các trung tâm cảm xúc của não. Chỉ cần một đêm mất ngủ cũng khiến chức năng hoạt động của não bị đảo lộn. Nếu như cáo dầu tình trạng này kéo dài sẽ gây rối loạn thần kinh. Những người không ngủ đủ 7 – 8 tiếng một ngày có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn những người khác. 

Béo phì, đái tháo đường

Các chuyên gia chỉ ra rằng, bệnh rối loạn giấc ngủ sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất. Từ đó tăng lượng đường trong móng, tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì. Việc ăn đêm sẽ khiến cho các chất dinh dưỡng không được chuyển hóa mà sẽ tích tụ thành mỡ thừa trong cơ thể. 

Rối loạn giấc ngủ gây béo phì
Rối loạn giấc ngủ gây béo phì

Ung thư

Có thể bạn chưa biết, trong lúc ngủ, cơ thể sẽ tự sản sinh ra hormone melatonin giúp chống lại sự tăng trưởng của các tế bào ung thư. Với những người bị rối loạn giấc ngủ và thường khó ngủ vào ban đêm sẽ khiến cho hormone này bị giảm đi rất nhiều. Từ đó, gián tiếp gây ra chứng bệnh ung thư. 

Xem thêm: [Bật mí] 10 cách trị mất ngủ ở người già an toàn và hiệu quả

4 cách để kiểm soát rối loạn giấc ngủ ở người trẻ hiệu quả

Rối loạn giấc ngủ gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và sức khỏe. Để có thể kiểm soát chứng bệnh này hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo ngay 4 cách làm sau đây:

Thiết lập đồng hồ sinh học khoa học

Để cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả nhất, hãy lên một lịch trình cố định về thời gian ngủ nghỉ mỗi ngày để não bộ quen với thói quan ngủ đúng và đủ giấc. Cụ thể:

  • Cố gắng đi ngủ và thức dậy cùng một giờ mỗi ngày, kể cả cuối tuần. 
  • Luôn ưu tiên cho giấc ngủ: Hãy gác lại mọi công việc, học tập hay giải trí để đi ngủ đúng giờ theo lịch trình đã thiết lập từ trước. 
  • Không nên thay đổi đồng hồ sinh học một cách đột ngột, bạn cần phải có thời gian để não bộ có thể tiếp nhận và thay đổi dần dần. Theo như khuyến cáo từ Viện Tim, Phổi và Máu Quốc Gia Hoa Kỳ, bạn chỉ nên điều chỉnh lịch trình ngủ trong 2 tiếng so với thói quan thông thường. 
  • Không lạm dụng những giấc ngủ ngắn trong ngày như ngủ trưa hay bất kỳ khoảng thời gian này sau 2h chiều đều khiến bạn bị mất ngủ vào ban đêm.
Thiết lập đồng hồ sinh học cải thiện giấc ngủ
Thiết lập đồng hồ sinh học cải thiện giấc ngủ

Thư giãn tâm trí

Tâm trạng căng thẳng, lo lắng sẽ khiến tình trạng rối loạn giấc ngủ ở người trẻ nghiêm trọng hơn. Để kiểm soát căng thẳng trước khi đi ngủ, bạn có thể áp dụng các mẹo sau:

  • Hãy thử lên giường trước 30 phút so với lịch trình nếu bạn là người thường xuyên suy nghĩ, lo lắng trước khi ngủ. 
  • Thử thực hành lòng biết ơn một cách có ý thức với cơ thể, bắt đầu từ các ngón chân, ngón tay lên đỉnh đầu. 
  • Hãy nghĩ về khung cảnh bình yên đối với bạn, tập trung hít thở đều để tâm trí thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ. 
  • Thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng trước khi ngủ như: Tập yoga, đọc sách, ăn nhẹ để làm dịu tâm trạng và cơ thể cảm thấy thư giãn hơn. 
Thư giãn tâm trí trước khi ngủ
Thư giãn tâm trí trước khi ngủ

Việc kiểm soát rối loạn giấc ngủ không phải là những hành động bắt ép bản thân đi vào giấc ngủ bằng mọi cách. Trên thực tế, đây là những hành động giúp bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái để cơ buồn ngủ đến nhanh hơn. 

Duy trình những thói quen lành mạnh

Những thói quen lành mạnh sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Bạn có thể luyện tập và duy trì một số thói quen tốt sau đây để cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ của mình. 

  • Thực hiện các hoạt động giống nhau mỗi đêm trước khi đi ngủ như: Chăm sóc da, đánh răng, mặc đồ ngủ,…  
  • Chăm chỉ luyện tập thể dục: Hoạt động này không chỉ giúp bạn giảm bớt căng thẳng mà còn giúp bạn dễ ngủ hơn vào ban đêm.
  • Không sử dụng điện thoại, máy tính, máy chơi game… trong 30 – 60 phút trước khi đi ngủ để tránh ánh xanh làm giảm sản xuất hormone melatonin và giúp bạn dễ ngủ hơn. 
  • Không sử dụng các chất kích thích trước khi đi ngủ như: Cà phê, trà, thuốc lá, rượu, bia,..
  • Hạn chế các hoạt động kích thích tinh thần trước giờ đi ngủ hư: Chơi các trò chơi đối kháng, vận động mạnh, uống rượu bia,… Nếu bắt buộc phải thực hiện các hoạt động, hãy dành ra 60 phút trước giờ đi ngủ để đầu óc được thư giãn, dễ ngủ hơn. 
Tạo dựng thói quen luyện tập thể dục mỗi ngày
Tạo dựng thói quen luyện tập thể dục mỗi ngày

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện các hoạt động khác như: Tắm nước ấm, đọc sách, uống một ly sữa ấm, các loại sữa có chứa axit amin giúp giấc ngủ được ngon và sâu hơn. 

Cải thiện không gian ngủ

Một trong những cách giúp bạn kiểm soát chứng rối loạn giấc ngủ ở người trẻ chính là tạo dựng một môi trường ngủ lý tưởng như:

  • Lựa chọn loại gối, đẹp phù hợp: Không nên sử dụng các loại đệm quá cứng, quá mềm sẽ khiến bạn khó ngủ hơn. Ngoài ra, chất liệu drap giường cũng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ. 
  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng mát mẻ sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn. 
  • Ngăn chặn các ảnh sáng từ bên ngoài và trong nhà, sử dụng rèm cửa hoặc bịt mắt để dễ ngủ hơn.
  • Sử dụng các mùi hương dễ chịu làm dịu tâm trí: Nến thơm, tinh dầu,…
  • Hạn chế tiếng ồn khi ngủ, sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng để lấn át âm thanh khó chịu. 
Tạo dựng không gian phòng ngủ thoải mái, không tiếng ồn
Tạo dựng không gian phòng ngủ thoải mái, không tiếng ồn

Xem thêm: Bỏ túi ngay một số cách trị mất ngủ cho người trẻ hiệu quả

Lời khuyên từ chuyên gia Med247 về rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ ngày càng phổ biến, ảnh hưởng xấu đến đời sống và tinh thần của người bệnh. Theo như các chuyên gia Med247, các bạn trẻ nên dành nhiều thời gian để đánh giá về giấc ngủ của bản thân. 

Lời khuyên từ các chuyên gia tại Med247
Lời khuyên từ các chuyên gia tại Med247

Nếu như bắt gặp một trong số các triệu chứng rối loạn giấc ngủ nêu trên, cần xác định nguyên nhân và chọn ra cách giải quyết phù hợp nhất. Hãy bắt đầu từ việc xây dựng lại thời gian sinh học, giờ giấc ăn uống và nghỉ ngơi khoa học và kiên trì áp dụng. Sau một thời gian chắc chắn sẽ có hiệu quả và tạo dựng nên một thói quen sống tốt. 

Đối với những bạn mắc chứng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, hãy đến ngay phòng khám của Med147 để nhận sự tư vấn từ các bác sĩ, chuyên gia. Kết hợp với các phương pháp chữa trị và điều trị tại nhà sẽ giúp bạn kiểm soát và cải thiện giấc ngủ của mình. 

Med247 – Phòng khám Bác sĩ Gia đình 4.0 

  • Địa chỉ:
    • CS1: Số 9 Thanh Nhàn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội 
    • CS2: Nhà D5 Dreamland Tây Hồ, 107 Xuân La, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội 
    • CS3: Mộc Lan 6-28 Vinhomes Greenbay, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội 
    • CS4: Tầng 1, Chung cư Bộ Quốc Phòng, 16B Nguyễn Thái Học, Quận Hà Đông, Hà Nội

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến chứng bệnh rối loạn giấc ngủ ở người trẻ. Hy vọng rằng, sau bài viết này sẽ giúp bạn nhận thức được tầm quan trọng của giấc ngủ và những nguy cơ tiềm ẩn khi giấc ngủ bị ảnh hưởng. Đừng ngần ngại liên hệ với Med247 bất cứ lúc nào nếu như bạn đang gặp khó khăn trong việc rối loạn giấc ngủ của bản thân.

Xem thêm các bài viết:

logo-zalo-vector Chia sẻ trên Zalo