Coronavirus, COVID-19: What You Can Do

Nguyên nhân dẫn đến ngủ không sâu giấc là gì? Giải pháp khắc phục

Khó ngủ, ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc là những triệu chứng xuất hiện do mệt mỏi, căng thẳng hay do một số tác nhân kích thích gây ra. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Trong bài viết này, Med247 sẽ chia sẻ thông tin chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục tình trạng ngủ không sâu giấc hiệu quả.

Dấu hiệu cho thấy bạn ngủ không sâu giấc

Một số dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc:

  • Ngủ không thẳng giấc, thường xuyên thức giấc vào ban đêm và rất khó để ngủ lại. Tình trạng này có thể xảy ra vào ban ngày với những người làm việc ca đêm và ngủ ngày.
  • Ngủ không chập chờn, nửa tỉnh nửa mê hoặc mơ nhiều.
  • Dễ bị tỉnh giấc bởi tác động của ánh sáng, tiếng ồn hay cử động của người bên cạnh.
  • Khi ngủ dậy, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải,… ảnh hưởng đến công việc, học tập vào sáng hôm sau.
Khi ngủ dậy cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không có sức sống làm việc 
Khi ngủ dậy cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không có sức sống làm việc

Xem thêm: Mất ngủ: Nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả

Nguyên nhân dẫn đến ngủ không sâu giấc 

Tại sao lại ngủ không ngon, ngủ không sâu giấc? Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho người bệnh gặp phải tình trạng này. Bao gồm: tuổi tác, tâm lý, sức khỏe hay hoàn cảnh đặc biệt nào đó… cũng sẽ góp phần làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.

Một số nguyên nhân điển hình khiến bạn ngủ chập chờn, ngủ hay thức giấc là: 

  • Tâm lý căng thẳng: Melatonin là một loại hormone có chức năng điều hòa đồng hồ sinh học của cơ thể, giúp bạn dễ ngủ, ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, khi gặp phải căng thẳng, lượng hormone melatonin sẽ giảm xuống và khiến cho bạn cảm thấy khó ngủ hơn bình thường.
  • Thay đổi nội tiết tố: Người đang mang thai, người trong giai đoạn tiền mãn kinh sẽ có sự thay đổi lớn về nội tiết tố. Những thay đổi này dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe như mắc các bệnh về xương khớp, cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, bốc hỏa, gây ảnh hưởng đến lối sống sinh hoạt, phổ biến nhất là tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
  • Tuổi tác: Tuổi tác càng cao thì thời gian ngủ càng ít, và càng dễ mắc phải những rối loạn giấc ngủ như ngủ không ngon, giấc ngủ chập chờn.
  • Sinh hoạt không lành mạnh: Thường xuyên ăn uống vào đêm khuya, ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ hay thói quen sử dụng điện thoại trước khi ngủ cũng là nguyên nhân khiến bạn ngủ không sâu giấc.
  • Bệnh lý: Ngủ chập chờn có thể do một số bệnh lý gây ra như: thiểu năng tuần hoàn não, viêm xoang, dạ dày, tim mạch…
Ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó ngủ 
Ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó ngủ

Xem thêm: Bật mí 10+ cách trị mất ngủ tại nhà hiệu quả mà bạn nên thử

Ngủ chập chờn không sâu giấc có thể là biểu hiện của bệnh lý gì?

Tình trạng ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc có thể xảy ra do làm việc quá sức hay những vấn đề trong cuộc sống dẫn tới mệt mỏi, căng thẳng. Tuy nhiên, đây cũng là một dấu hiệu quan trọng giúp bạn nhận biết nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể như:

Bệnh mất ngủ

Mất ngủ khiến cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, lo âu, trầm cảm, suy giảm các chức năng của cơ thể. Thậm chí, nếu bị mất ngủ trong thời gian dài rất dễ trở thành bệnh mạn tính và gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, đặc biệt có thể dẫn tới tử vong.

Mất ngủ kéo dài dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm đối với sức khỏe 
Mất ngủ kéo dài dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm đối với sức khỏe

Stress, căng thẳng

Stress, căng thẳng, lo lắng và trầm cảm là những yếu tố gây cản trở nhịp sinh học, dẫn tới tình trạng rối loạn giấc ngủ. Do đó, những người hay lo âu, suy nghĩ thường sẽ bị khó ngủ và mất ngủ vào ban đêm.    

Bệnh trầm cảm

Trầm cảm là bệnh lý liên quan đến tâm – thần kinh có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng não bộ, bao gồm chu kỳ giấc ngủ. Đồng hồ sinh học thay đổi sẽ dẫn đến nhịp thức và ngủ diễn ra thất thường, khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ hơn. Theo kết quả thống kê cho thấy, có đến 50 – 90% người mắc chứng trầm cảm gặp phải tình trạng mất ngủ triền miên.

Chứng rối loạn tiền đình

Tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc cũng là một dấu hiệu cảnh báo chứng rối loạn tiền đình. Nếu khi mở mắt thức dậy, bạn cảm thấy chóng mặt, hoa mặt, cơ thể lao đao, ngồi dậy khó khăn,…thì đây chính là những triệu chứng bạn đầu của bệnh lý này.

Ngủ không ngon giấc là biểu hiện của chứng rối loạn tiền đình 
Ngủ không ngon giấc là biểu hiện của chứng rối loạn tiền đình

Thiểu năng tuần hoàn não

Thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng mà sự cung cấp oxy và chất dinh dưỡng nuôi não bị giảm, khiến cho các tế bào thần kinh não không đủ năng lượng để hoạt động. Điều này đã làm ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của não, trong đó có giấc ngủ. Vậy nên, nếu bạn thường xuyên mất ngủ, ngủ không ngon giấc, hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra vì rất có thể bạn đang mắc chứng thiểu năng tuần hoàn não.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hiện tượng ngáy, ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn đường hô hấp, có thể gây ra tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Hội chứng này đang diễn ra ngày càng phổ biến và gây ra những vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh, đặc biệt là đối tượng trung niên.

Bệnh cường giáp

Bệnh cường giáp cho cho quá trình trao đổi chất và kích thích hệ thống thần kinh bị rối loạn. Điều này làm cho người bệnh bị run rẩy, đổ mồ hôi vào ban đêm, nhịp tim tăng nhanh kèm theo cảm giác lo lắng, bất an. Những triệu chứng này chính là “thủ phạm” gây suy giảm chất lượng giấc ngủ, khiến người bệnh mất ngủ, ngủ không thẳng giấc.

Người mắc bệnh cường giáp bị run rẩy, đổ mồ hôi vào ban đêm gây mất ngủ 
Người mắc bệnh cường giáp bị run rẩy, đổ mồ hôi vào ban đêm gây mất ngủ

Rối loạn cơ xương khớp

Những người bị các vấn đề về xương khớp thường xuyên gặp phải trình trạng mất ngủ. Nguyên nhân là do khi mắc phải bệnh này, ngừa bệnh sẽ gặp phải những hội chứng như chân không yên hay ngưng thở khi ngủ. Và nếu không được điều trị đúng cách, sẽ dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ và gây mất ngủ kéo dài.

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản

Người bị trào ngược dạ dày thực quản thường gặp phải tình trạng ợ nóng và trào ngược axit khi nằm, đặc biệt là vào ban đêm. Tình trạng này không chỉ gây rối loạn chu kỳ giấc ngủ mà còn có thể khiến cho giấc ngủ chập chờn, ngủ không thẳng giấc.

Tình trạng ợ nóng, trào ngược dạ dày axit thường xuất hiện vào ban đêm khi nằm ngủ 
Tình trạng ợ nóng, trào ngược dạ dày axit thường xuất hiện vào ban đêm khi nằm ngủ

Xem thêm: Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Cách khắc phục ngủ không sâu giấc hiệu quả

Ngủ không ngon, ngủ không sâu giấc trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề tiêu cực như suy giảm chức năng não bộ, sức khỏe và tâm lý. Hậu quả kéo theo là bạn thiếu tỉnh táo, minh mẫn để học tập, làm việc, ảnh hưởng đến năng suất lao động.

Do đó, bạn cần xác định được nguyên nhân khiến bạn ngủ không sâu giấc. Từ đó, áp dụng một số phương pháp điều trị giúp cho tình trạng bệnh dần được cải thiện: 

Duy trì thói quen sống lành mạnh

Duy trì thói quen sống khoa học, lành mạnh sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe và giấc ngủ của bạn. Dưới đây là một số thói quen tốt giúp cải thiện tình trạng ngủ không ngon, ngủ chập chờn một cách hiệu quả:

  • Duy trì một thời gian đi ngủ và thức giấc cố định mỗi ngày, kể cả ngày nghỉ hay cuối tuần.
  • Đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng giúp đầu óc thư giãn trước khi đi ngủ.
  • Tránh xa rượu bia, thuốc lá, caffeine và không ăn quá no vào bữa tối.
  • Hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính trước giờ ngủ vì ánh sáng xanh có thể là nguyên nhân khiến bạn mất ngủ.
  • Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng mỗi ngày từ 30 phút đến 1 tiếng.
Đọc sách giúp đầu óc cảm thấy thư giãn, thoải mái trước khi ngủ 
Đọc sách giúp đầu óc cảm thấy thư giãn, thoải mái trước khi ngủ

Cải thiện không gian ngủ

Ngủ có ngon, có sâu giấc hay không phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố liên quan đến không gian ngủ. Do đó, bạn cần loại bỏ những yếu tố “gây nhiễu” sau để có được giấc ngủ ngon, chất lượng nhất:

  • Sử dụng rèm cửa để phòng ngủ tối hơn và dùng đèn ngủ có ánh sáng màu đỏ cam, vàng nhạt sẽ giúp bạn đi sâu vào giấc ngủ hơn.
  • Đeo bịt mắt để hạn chế tối đa việc tiếp xúc với ánh sáng trong thời gian ngủ.
  • Sử dụng các loại máy tạo tiếng ồn trắng giúp đầu óc thư giãn và ngủ ngon hơn.
  • Sử dụng nệm, chăn gối và ga trải giường thoải mái, thoáng khí để có đảm bảo chất lượng giấc ngủ
Chuẩn bị một không gian ngủ thật tốt để có được giấc ngủ ngon, chất lượng 
Chuẩn bị một không gian ngủ thật tốt để có được giấc ngủ ngon, chất lượng

Xem thêm: Mất ngủ kéo dài: Triệu chứng và cách khắc phục hiệu quả

Nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ hoặc chuyên gia từ Med247

Nếu như bạn đã áp dụng các biện pháp kể trên mà không thấy cải thiện, hãy nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ, chuyên gia chăm sóc giấc ngủ Med247. Các bác sĩ với trình độ chuyên môn cao cùng kinh nghiệm điều trị cho hàng trăm ca bệnh lớn nhỏ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân ngủ không sâu giấc. Sau đó, đưa ra những phương pháp và liệu trình điều trị phù hợp giúp tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.

Med247 là phòng khám Bác sĩ Gia đình 4.0 uy tín, tin cậy 
Med247 là phòng khám Bác sĩ Gia đình 4.0 uy tín, tin cậy

Bên cạnh đó, Med247 còn có hệ thống trang thiết bị hiện đại hỗ trợ quá trình thăm khám, điều trị đạt kết quả tốt nhất. Do đó, quý khách có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ khám – chữa bệnh tại đây.

Med247 – Hệ thống phòng khám có tâm, có tầm, sẵn sàng phục vụ quý khách 24/7:

Med247 – Phòng khám Bác sĩ Gia đình 4.0 

  • Địa chỉ:
    • CS1: Số 9 Thanh Nhàn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội 
    •  CS2: Nhà D5 Dreamland Tây Hồ, 107 Xuân La, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội 
    •  CS3: Mộc Lan 6-28 Vinhomes Greenbay, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội 
    •  CS4: Tầng 1, Chung cư Bộ Quốc Phòng, 16B Nguyễn Thái Học, Quận Hà Đông, Hà Nội

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc để có những biện pháp điều trị giúp lấy lại một giấc ngủ ngon. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được cải thiện dù đã thử nhiều phương pháp điều trị, người bệnh nên tới ngay Med247 để thăm khám và điều trị. Bởi nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng này có thể gây ra nhiều loại bệnh lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Xem thêm các bài viết:

logo-zalo-vector Chia sẻ trên Zalo