Mất ngủ không thực tổn là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Mất ngủ không thực tổn là tình trạng rối loạn giấc ngủ do rối loạn về cảm xúc gây ra. Người bệnh sẽ thường mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều,… kèm theo đó là sự căng thẳng, lo âu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc, sinh hoạt của người bệnh. Bài viết dưới đây Med247 sẽ cung cấp thông tin tổng quan về nguyên nhân và cách điều trị của căn bệnh này nhé!
Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì?
Mất ngủ không thực tổn là tình trạng người bệnh trải qua những giấc ngủ không sâu. Dẫn đến việc họ có thể ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi ngày trong một thời gian kéo dài ít nhất một tháng. Tình trạng này không liên quan đến bất kỳ vấn đề tim mạch, hô hấp, tiết niệu nào, cũng không phải do sử dụng thuốc hoặc hóa chất.
Tình trạng này kéo dài gây suy nhược về tinh thần và thể chất, gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tâm thần, thần kinh như trầm cảm, đau đầu, suy giảm trí tuệ, và tai biến mạch máu não.
Xem thêm: Mất ngủ: Nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả
3 nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ không thực tổn
Rối loạn giấc ngủ không thực tỉnh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính để gây ra tình trạng này:
Yếu tố tâm lý
Áp lực học tập, kỳ thi, căng thẳng trong công việc, lo lắng về cuộc sống, sự buồn bã, ghen tuông. Những biến cố gia đình có thể là những yếu tố tâm lý trực tiếp gây ra rối loạn giấc ngủ không thực tỉnh. Sự tích tụ của tâm lý tiêu cực theo thời gian có thể tạo ra sự gia tăng quá mức trong việc sản xuất gốc tự do – các tác nhân gây co mạch và tổn thương mạch máu. Điều này tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và gây gián đoạn trong tuần hoàn máu não, dẫn đến các triệu chứng như mất ngủ, đau đầu và một loạt các vấn đề thần kinh khác.
Môi trường sống không thuận lợi
Môi trường sống không thuận lợi cũng có thể góp phần vào việc rối loạn giấc ngủ. Các điều kiện không tốt như nơi ở quá ồn ào, ẩm ướt, thiếu ánh sáng hoặc quá nhiều ánh sáng,….. Trong một số trường hợp, rối loạn giấc ngủ có thể do khó thích nghi với môi trường sống mới khi thường xuyên di chuyển hoặc chuyển chỗ ở. Môi trường sống không tạo ra không gian thuận lợi và thoải mái cho giấc ngủ. Điều đó sẽ gây khó khăn trong việc vào giấc và duy trì giấc ngủ sâu.
Lối sống không lành mạnh
Các thói quen sống không tốt như: ăn đêm, tiêu thụ đồ uống chứa chất kích thích trước khi đi ngủ, thường xuyên xem phim, chơi game vào ban đêm, ngủ quá lâu vào buổi trưa và thiếu hoạt động thể chất… Điều này có thể làm gián đoạn chu kỳ tự nhiên giấc ngủ và dẫn đến rối loạn giấc ngủ dần dần.
Xem thêm: Bật mí 10+ cách trị mất ngủ tại nhà hiệu quả mà bạn nên thử
Các dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn phổ biến hiện nay
Dưới đây là những dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn phổ biến, kèm theo những triệu chứng đặc trưng để giúp mọi người nhận biết chính xác tình trạng của bản thân.
- Ngủ nhiều không thực tổn
Người bệnh thường có thời gian ngủ kéo dài hơn 10 tiếng mỗi ngày, nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi và khó tập trung vào công việc. Tình trạng này xảy ra hàng ngày và kéo dài trên một tháng. Gây giảm hiệu suất lao động và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Mất ngủ không thực tổn
Người bệnh gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ, thường xuyên thức dậy vào ban đêm và có thể ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày. Triệu chứng này xuất hiện ít nhất 3 ngày trong tuần và kéo dài liên tục trong một tháng. Điều này gây mệt mỏi, căng thẳng quá mức, đau đầu, giảm trí nhớ và khó tập trung.
- Chứng mộng du (hành vi trong giấc ngủ)
Đây là một loại rối loạn giấc ngủ không gây hại đặc biệt, trong đó người bệnh thường ở trong trạng thái giữa tỉnh và ngủ. Trong trạng thái này, người bệnh có thể thức dậy, rời khỏi giường và di chuyển như khi tỉnh. Tuy nhiên người bệnh sẽ không có ý thức về hành động của mình. Do đó vào buổi sáng khi tỉnh dậy, họ không nhớ những gì đã xảy ra.
- Ác mộng
Ác mộng là những giấc mơ liên quan đến cái chết, tai nạn, mất mát… gây tỉnh giấc vào bất kỳ thời điểm nào trong giấc ngủ đêm với cảm giác lo lắng và sợ hãi. Kèm theo các triệu chứng như mồ hôi trộm, co giật cơ tay chân, run rẩy… Sau khi tỉnh giấc, người bệnh có thể nhớ lại toàn bộ nội dung của ác mộng. Tuy nhiên ác mộng ít ảnh hưởng hoặc không gây trở ngại cho hoạt động ban ngày của người bệnh.
- Hoảng sợ trong giấc ngủ
Đây cũng là một trạng thái thức giấc giữa đêm với cảm giác sợ hãi và lo lắng cực độ. Nhưng khác với ác mộng ở một số khía cạnh như: la hét mạnh, vụt dậy nhanh, hành vi mất kiểm soát (vùng tay, vùng chân), có xu hướng chạy trốn, thở nhanh, đồng tử mở rộng,….. Cơn hoảng sợ trong giấc ngủ thường kéo dài từ 1 đến 10 phút và có thể tái diễn sau đó.
Xem thêm: Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Chẩn đoán rối loạn mất ngủ không thực tổn
Để xác định một cách cụ thể nguyên nhân và dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn, bác sĩ sẽ thực hiện các bước chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng.
Chẩn đoán lâm sàng
Bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi sau để hiểu rõ hơn về tình trạng của bệnh nhân:
- Bệnh nhân có gặp khó khăn khi vào giấc ngủ, duy trì giấc ngủ hoặc có giấc ngủ không sâu không?
- Rối loạn giấc ngủ có xảy ra ít nhất 3 lần một tuần và kéo dài ít nhất một tháng không?
- Tình trạng rối loạn giấc ngủ có ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và khả năng lao động không?
- Có những thay đổi gì về điều kiện làm việc và hoàn cảnh sống của bệnh nhân?
- Thói quen trước khi đi ngủ của bệnh nhân như thế nào?
Kết quả của quá trình chẩn đoán lâm sàng sẽ giúp bác sĩ có cái nhìn ban đầu về mức độ và một phần nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ không thực tổn.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Sau khi xác nhận rằng người bệnh có biểu hiện bị rối loạn giấc ngủ không thực tổn. Bác sĩ sẽ tiến hành quá trình chẩn đoán cận lâm sàng để đưa ra kết luận chi tiết về nguyên nhân và loại rối loạn giấc ngủ mà người bệnh đang gặp phải. Quá trình chẩn đoán cận lâm sàng bao gồm các xét nghiệm và kiểm tra sâu hơn.
- Xét nghiệm công thức nước tiểu và máu.
- Điện não đồ và siêu âm Doppler các mạch máu não.
- CT Scan, Chụp X-quang tim phổi, MRI sọ não.
- Kiểm tra trắc nghiệm tâm lý: Đánh giá rối loạn giấc ngủ (PSQI), đánh giá lo âu (Zung, Hamilton), đánh giá trầm cảm (Beck, Hamilton), đánh giá nhân cách (MMPI, EPI)…
- Các xét nghiệm khác giúp loại trừ nguyên nhân thực thể: Điện tâm đồ, siêu âm ổ bụng, X-quang tim phổi, …
Sau khi tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp với tình trạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn của từng bệnh nhân.
Xem thêm: Ngủ không sâu giấc: Nguyên Nhân và cách khắc phục hiệu quả
Các cách điều trị mất ngủ không thực tổn
Có một số cách điều trị mất ngủ không thực tổn mà chuyên gia có thể đề xuất. Dưới đây là mô tả về các phương pháp điều trị này:
Thay đổi đồng hồ sinh học tối ưu hơn
Thay đổi một số hành vi và thói quen không tốt có thể giúp xây dựng một chu kỳ ngủ tự nhiên. Từ đó giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ mà không cần sử dụng thuốc. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho những người đang trải qua tình trạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn:
- Giữ cho giờ ngủ và thức dậy ổn định trong suốt cả tuần, chỉ dao động trong khoảng 1 tiếng.
- Tránh ngủ nướng hoặc ngủ trưa quá lâu.
- Tránh sử dụng các đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà vào buổi chiều muộn hoặc buổi tối.
- Hạn chế ăn quá no và tránh ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, đường vào bữa tối (nên ăn bữa tối trước khi đi ngủ khoảng 3-4 tiếng).
- Tránh sử dụng điện thoại, máy tính và TV trước khi đi ngủ ít nhất 1 tiếng.
- Tạo môi trường phòng ngủ yên tĩnh, thoáng mát, tối tăm và không có tiếng ồn.
Kiểm soát căng thẳng
Stress là một trong những nguyên nhân chính gây rối loạn giấc ngủ không thực tổn. Do đó, việc học cách kiểm soát và giải tỏa căng thẳng là yếu tố quan trọng để khôi phục lại giấc ngủ chất lượng. Để giảm căng thẳng, quản lý thời gian làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý là điều cần chú ý. Tránh làm việc quá sức và không nên đánh đổi giấc ngủ để hoàn thành công việc hoặc học tập.
Rèn luyện sức khỏe thể chất
Hoạt động vận động không chỉ có lợi cho sức khỏe, cải thiện sức mạnh cơ bắp mà còn giúp giải tỏa năng lượng tiêu cực. Từ đó kích thích sản xuất hormone “hạnh phúc” dopamine, tạo cảm giác thoải mái và cải thiện sức khỏe tinh thần. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để người bệnh có thể dễ dàng vào giấc ngủ và có giấc ngủ sâu hơn.
Bổ sung chất chống gốc tự do cho não
Ít người nhận biết rằng căng thẳng và áp lực có thể kích hoạt sản xuất gốc tự do trong cơ thể. Trên não, hoạt động của gốc tự do gây tổn thương các mạch máu, hình thành cục máu đông và mảng xơ. Từ đó gây cản trở lưu thông máu đến các tế bào não. Điều này dẫn đến rối loạn giấc ngủ và gây ra các vấn đề thần kinh như đau đầu, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, thiếu tập trung và trầm cảm.
Sử dụng thuốc điều trị
Trong một số trường hợp, việc sử dụng thuốc kê đơn có thể được đề xuất bởi bác sĩ trong quá trình điều trị rối loạn giấc ngủ không thực tổn. Người bệnh cần tuân thủ chính xác liều lượng và loại thuốc được bác sĩ tư vấn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe tổng thể.
Xem thêm: [Bật mí] 10 cách trị mất ngủ ở người già an toàn và hiệu quả
Tham khảo ý kiến chuyên gia về việc điều trị mất ngủ không thực tổn tại Med247
Các chuyên gia điều trị mất ngủ không thực tổn tại Med247 đưa ra những lời khuyên dưới đây dành cho người bệnh:
- Thay đổi lối sống: Chuyên gia tại Med247 khuyên rằng bạn nên thay đổi lối sống và cải thiện các thói quen ngủ. Điều này bao gồm duy trì một thời gian ngủ đều đặn, tạo một môi trường ngủ thoải mái,….
- Kỹ thuật thư giãn và quản lý stress: Bạn có thực hiện các kỹ thuật thư giãn như yoga, tai chi, thực hành thở sâu và kỹ thuật giãn cơ để giúp bạn thư giãn trước khi đi ngủ.
- Thuốc điều trị: Trong một số trường hợp thì Med247 khuyên bạn nên điều trị mất ngủ bằng thuốc. Các loại thuốc này có thể bao gồm thuốc an thần nhẹ, thuốc chống lo lắng hoặc thuốc ngủ có kê đơn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc điều trị nên được xem xét cẩn thận và chỉ được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Nếu bạn có thắc mắc và cần được giải đáp về mất ngủ không thực tổn, hãy liên hệ ngay với Med247 theo địa chỉ dưới đây:
Med247 – Phòng khám Bác sĩ Gia đình 4.0
- Địa chỉ:
- CS1: Số 9 Thanh Nhàn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- CS2: Nhà D5 Dreamland Tây Hồ, 107 Xuân La, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- CS3: Mộc Lan 6-28 Vinhomes Greenbay, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- CS4: Tầng 1, Chung cư Bộ Quốc Phòng, 16B Nguyễn Thái Học, Quận Hà Đông, Hà Nội
- Hotline: 1900.636.115
- Website: https://med247.vn/
Bài viết trên Med247 chia sẻ thông tin tổng quan nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh mất ngủ không thực tổn. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi thông qua địa chỉ trên để được giải đáp thắc mắc nhé!
Xem thêm các bài viết:
- Mất ngủ kéo dài: Triệu chứng và cách khắc phục hiệu quả
- Đau đầu mất ngủ: Nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và giải pháp
- Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ: Những điều mà bạn nên biết
- Chữa bệnh mất ngủ ở nam giới: Nguyên nhân và giải pháp