Coronavirus, COVID-19: What You Can Do

Nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài là gì? Cách khắc phục hiệu quả

Mất ngủ kéo dài là nỗi lo lắng của rất nhiều người hiện nay. Chứng bệnh này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt cùng như sức khỏe, tinh thần của người mắc phải. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ kéo dài? Phương pháp điều trị và cách phòng ngừa tình trạng này như thế nào? Cùng Med247 tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Tình trạng như thế nào thì được xem là mất ngủ kéo dài?

Tình trạng mất ngủ có thể xuất hiện do nhiều yếu tố, như yếu tố về thể chất, sinh lý, tâm lý hay môi trường. Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng mất ngủ ngắn hạn nhưng đối với mất ngủ mãn tính, tình trạng này chỉ xảy ra ở một số người có nguyên nhân nền dẫn tới mất ngủ.

Người bị mất ngủ kéo dài thường khó vào giấc ngủ
Người bị mất ngủ kéo dài thường khó vào giấc ngủ

So với người bình thường, người bị mất ngủ kéo dài thường có những đặc điểm sau đây:

  • Trầm cảm, thường xuyên lo lắng, căng thẳng hay rối loạn lo âu.
  • Mức độ kích thích ở não cao.
  • Khó đi vào giấc ngủ ban ngày hơn.
  • Tốc độ chuyển hóa trong 24 giờ tăng.
  • Sự dao động về giấc ngủ giữa các đêm lớn.
  • Hoạt động Beta của điện nào đó có biên độ cao hơn khi bắt đầu giấc ngủ.

Tăng trạng thái kích thích

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, người bị mất ngủ kéo dài xuất hiện tình trạng tăng kích thích ở não. So với người bình thường, những người này có dấu hiệu tăng kích thích trên điện não đồ, giảm quá trình bất hoạt giấc ngủ, nhiệt độ cơ thể cao, nồng độ adrenalin, cortisol trong nước tiểu và ACTH trong máu cao hơn.

Người bệnh có dấu hiệu tăng kích thích trên điện não đồ
Người bệnh có dấu hiệu tăng kích thích trên điện não đồ

Mô hình Spielman

Theo mô hình Spielman, tình trạng mất ngủ triền miên xảy ra ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ nền. Bao gồm: các yếu tố liên quan di truyền gen và nhịp điệu sinh học của cơ thể.

Đây chính là nguyên nhân ban đầu khiến người bệnh thỉnh thoảng bị mất ngủ nhưng chưa phải mất ngủ mãn tính. Tuy nhiên, nếu gặp phải các yếu tố kịch phát như biến cố trong cuộc sống, công việc, ảnh hưởng tâm lý hay mắc phải một số bệnh lý như trầm cảm, rối loạn lo âu…, thì rất có thể dẫn tới tình trạng mất ngủ cấp tính (còn gọi là mất ngủ ngắn hạn). Và nếu người bệnh cứ tiếp tục duy trì những thói quen không tốt cho giấc ngủ, thì họ sẽ bị mất ngủ kéo dài, dù cho những yếu tố kịch phát đã không còn.

Xem thêm: Mất ngủ: Nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả

Triệu chứng mất ngủ kéo dài

Mất ngủ mãn tính ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Khi không có được một giấc ngủ ngon, đủ giấc, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không có đủ năng lượng để học tập, làm việc. Tình trạng này kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh lý, khiến sức khỏe người bệnh suy giảm rõ rệt.

Mất ngủ khiến cơ thể thiếu năng lượng, mệt mỏi, uể oải, dễ cáu gắt 
Mất ngủ khiến cơ thể thiếu năng lượng, mệt mỏi, uể oải, dễ cáu gắt

Tuy nhiên, đáng lo ngại hơn là tình trạng mất ngủ có xu hướng ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại. Để biết mình có đang mắc phải tình trạng này không, hãy thử đối chiếu với những triệu chứng mất ngủ kéo dài sau đây nhé:

  • Đau đầu: Người bị mất ngủ thường xuyên gặp phải tình trạng đau nhức đầu ở các mức độ khác nhau, thường xuất hiện vào đêm hoặc sáng sớm. Nguyên nhân là do những tế bào thần kinh não không được cung cấp đủ máu, dẫn tới não bị tổn thương, căng thẳng.
  • Mệt mỏi, chán ăn: Khi ngủ không ngon, ngủ không sâu giấc, cơ thể sẽ không có đủ thời gian và điều kiện để phục hồi năng lượng. Do đó, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải và không muốn ăn.
  • Rối loạn giấc ngủ: Người bị mất ngủ kéo dài thường rất khó để đi vào giấc ngủ. Nhất là vào ban đêm, họ rất dễ bị tỉnh giấc và rất khó có thể ngủ lại. Kèm theo đó là tình trạng đau đầu, mệt mỏi khiến cho cơ thể cảm thấy khó chịu, căng thẳng.
  • Suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung kém: Mất ngủ mãn tính nếu không được điều trị kịp thở có thể dẫn tới chứng suy giảm trí nhớ. Đồng thời gây ra tình trạng khó tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng học tập cũng như công việc.
  • Rối loạn tâm lý: Tình trạng mất ngủ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thậm chí có thể gây ra chứng rối loạn thần kinh, nhất là trầm cảm.
Thiếu ngủ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không muốn ăn uống 
Thiếu ngủ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không muốn ăn uống

Xem thêm: Bật mí 10+ cách trị mất ngủ tại nhà hiệu quả mà bạn nên thử

Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến mất ngủ kéo dài

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ kéo dài, bao gồm:

  • Căng thẳng trong cuộc sống, công việc: Việc phải đối mặt với những vấn đề căng thẳng trong cuộc sống cùng với áp lực trong công việc khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, lo âu, dẫn tới tình trạng mất ngủ.
  • Sử dụng rượu bia, chất kích thích: Rượu, bia, chất kích thích có thể khiến cho hệ thần kinh trở nên hưng phấn. Điều này khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ, thậm chí rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ. Sử dụng rượu bia càng nhiều thì chứng rối loạn giấc ngủ cảng kéo dài và tiến triển nghiêm trọng. Do đó, bạn nên sử dụng rượu bia ở một liều lượng cho phép để bảo đảm sức khỏe của bản thân.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc điều trị huyết áp, chống trầm cảm… cũng là nguyên nhân khiến cho giấc ngủ bị ảnh hưởng.
  • Lệch múi giờ: Người thường xuyên phải di chuyển giữa các vùng có múi giờ lệch nhau cũng dễ bị mất ngủ.
  • Chế độ sinh hoạt không khoa học: Ăn quá khuya, ăn đồ ăn nhanh, ngủ ngày nhiều, tập luyện với cường độ cao trước khi ngủ,…làm tăng nguy cơ mất ngủ.
  • Ô nhiễm tiếng ồn: Người sống ở khi dân cư, xe cộ đông đúc hay sống ở gần các công trường đang thi công cũng có thể bị mất ngủ.
  • Bệnh lý: Chứng mất ngủ kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý như tiểu đường, tăng huyết áp, trào ngược dạ dày, thực quản…
Ăn đồ ăn nhanh, ăn khuya hay ăn quá no vào buổi tối gây ra tình trạng mất ngủ 
Ăn đồ ăn nhanh, ăn khuya hay ăn quá no vào buổi tối gây ra tình trạng mất ngủ

Xem thêm: Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Tác hại của mất ngủ nhiều ngày

Mất ngủ lâu ngày có thể gây ảnh hưởng tới tinh thần và cuộc sống của người bệnh. Bao gồm:

  • Tâm lý bị ảnh hưởng: Người bệnh dễ bực bội, cáu gắt, giảm thích ứng trong cuộc sống…
  • Khả năng tập trung và ghi nhớ kém: Mất ngủ làm giảm khả năng tập trung và ghi nhớ, ảnh hưởng tới chất lượng công việc và học tập.
  • Giảm thời gian phản ứng: Mất ngủ ban đêm khiến người bệnh ngủ gà ngủ gật vào ban ngày dẫn tới không thể kiểm soát các hành động của bản thân và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng như tai nạn giao thông.
  • Giảm khả năng giữ thăng bằng: Người bệnh dễ mất thăng bằng, té ngã…
  • Gây ra các bệnh lý: Mất ngủ kéo dài có thể gây rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, béo phì, đái tháo đường…
  • Ảnh hưởng đến da và tóc: Da bị sạm đi, tóc rụng, thưa dần…
Mất ngủ khiến tóc và móng yếu đi, dễ xơ rối, gãy rụng 
Mất ngủ khiến tóc và móng yếu đi, dễ xơ rối, gãy rụng

Xem thêm: Ngủ không sâu giấc: Nguyên Nhân và cách khắc phục hiệu quả

Một số cách điều trị chứng mất ngủ kéo dài

Để điều trị chứng mất ngủ kéo dài hiệu quả, người bệnh cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp điều trị được các chuyên gia khuyến nghị:

Dùng thuốc để điều trị mất ngủ kéo dài

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc được điều chế để khắc phục tình trạng mất ngủ tức thời. Tuy nhiên, những loại thuốc này không được khuyến khích sử dụng trọng thời gian dài. Vì chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ vào ban ngày, mộng du, hay quên, dễ té ngã, mất thăng bằng…

Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ điều trị mất ngủ 
Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ điều trị mất ngủ

Dưới đây là một số loại thuốc điều trị chứng mất ngủ phổ biến:

  • Zolpidem
  • Eszopiclone
  • Zaleplon
  • Doxepin
  • Diphenhydramine
  • Melatonin
  • Thuốc điều trị các bệnh lý như: Tăng huyết áp, trào ngược dạ dày thực quản…

Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT)

Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) được thực hiện giúp cải thiện thói quen và hành vi ngủ của con người. Phần hành vi của liệu pháp này giúp người bệnh hình thành những thói quen tốt cho giấc ngủ và hạn chế những hành vi gây mất ngủ kéo dài. Phần nhận thức của CBT giúp người bệnh kiểm soát và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng dẫn đến tình trạng mất ngủ.

Liệu pháp hành vi nhận thức CBT bao gồm các kỹ thuật như:

  • Kỹ thuật nhận thức: Trước khi đi ngủ, người bệnh viết ra những lo lắng, băn khoăn để loại bỏ chúng trong khi ngủ.
  • Kiểm soát kích thích: Kỹ thuật này giúp loại bỏ các yếu tố gây cản trở giấc ngủ.
  • Hạn chế ngủ: Đây là liệu pháp nhằm hạn chế thời gian người bệnh nằm trên giường, kể cả ngủ trưa. Mục đích của kỹ thuật này là khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ và dễ đi vào giấc ngủ ban đêm hơn.
  • Kỹ thuật thư giãn: Người bệnh áp dụng các bài tập thiền, yoga để giảm căng căng, kiểm soát nhịp tim, nhịp thở.
  • Ý định nghịch lý: Kỹ thuật này giúp người bệnh giảm lo lắng, và đi vào giấc ngủ nhanh chóng hơn.
Không ngủ trưa quá nhiều, tốt nhất nên ngủ từ 30 phút đến 1 tiếng 
Không ngủ trưa quá nhiều, tốt nhất nên ngủ từ 30 phút đến 1 tiếng

Cải thiện chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống không điều độ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài. Do đó, người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học để cải thiện giấc ngủ nhé:

  • Không sử dụng caffeine, nicotine và rượu vào cuối ngày: Những chất kích thích như caffeine và nicotine khiến bạn gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ. Bên cạnh đó, rượu có thể khiến bạn tỉnh giấc giữa đêm và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Tăng cường ăn các loại rau xanh, hoa quả tươi, đồng thời bổ sung các thực phẩm hỗ trợ cải thiện giấc ngủ như mật ong, tâm sen, nụ tam thất.
  • Không ăn quá no vào buổi tối. Nếu trước khi đi ngủ mà bạn cảm thấy đói, hãy ăn một thứ gì đó thật nhẹ nhàng để dễ ngủ hơn.
Tránh xa caffeine, rượu bia, chất kích thích trước khi đi ngủ 
Tránh xa caffeine, rượu bia, chất kích thích trước khi đi ngủ

Vận động thể dục thể thao thường xuyên

Vận động thể dục thể thao thường xuyên giúp duy trì cân nặng, tăng cường lưu thông máu khắp cơ thể, giải tỏa căng thẳng và hỗ trợ điều trị mất ngủ. Bạn có thể thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng kết hợp cùng yoga, thiền định trước khi ngủ để tinh thần thoải mái, thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ.

Thiền định, yoga mỗi ngày giúp giảm căng thẳng, cải thiện tình trạng khó ngủ 
Thiền định, yoga mỗi ngày giúp giảm căng thẳng, cải thiện tình trạng khó ngủ

Tốt nhất nên tập thể dục trước khi đi ngủ từ 3 – 4 tiếng. Tránh tập thể dục sát giờ đi ngủ vì nó có thể khiến bạn mệt mỏi, khó đi vào giấc ngủ.

Các liệu pháp điều trị khác

Người bị mất ngủ mãn tính có thể điều trị bằng các liệu pháp khác như châm cứu, bấm huyệt… Những liệu pháp này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, đả thông kinh mạch, khắc phục tình trạng mất ngủ kéo dài

Xem thêm: Đau đầu mất ngủ: Nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và giải pháp

Cách phòng tránh chứng mất ngủ lâu ngày

Để phòng tránh chứng mất ngủ lâu ngày, cần duy trì một nhịp độ sinh học ổn định đồng thời xây dựng thói quen tốt cho giấc ngủ. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa mất ngủ như:

  • Duy trì một thời gian ngủ và thức dậy cố định 
  • Không ngủ quá nhiều vào buổi trưa, chỉ nên ngủ từ 30 phút đến 1 tiếng
  • Không sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad, tivi trước khi ngủ. Vì ánh sáng xanh phát ra từ thiết bị này có thể khiến cho bạn khó ngủ hơn.
  • Không sử dụng các loại đồ ăn, đồ uống như caffeine, nicotine, và rượu vào cuối ngày
  • Tập thể dục từ 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe, phòng tránh chứng mất ngủ 
  • Tạo một không gian phòng ngủ thoải mái: ánh sáng tối, yên tĩnh, không quá ấm hoặc quá lạnh…
  • Thư giãn nhẹ nhàng trước khi đi ngủ bằng cách đọc sách, nghe nhạc, tắm hoặc ngồi thiền…
  • Không sử dụng giường cho các mục đích khác ngoài ngủ và tình dục
  • Lập danh sách những việc cần làm hoặc những suy nghĩ trong ngày để tinh thần thoải mái, thư giãn hơn.
Không gian ngủ thoải mái, yên tĩnh, ánh sáng vừa phải, không quá nóng hay lạnh 
Không gian ngủ thoải mái, yên tĩnh, ánh sáng vừa phải, không quá nóng hay lạnh

Xem thêm: [Bật mí] 10 cách trị mất ngủ ở người già an toàn và hiệu quả

Tham khảo phương pháp điều trị mất ngủ kéo dài tại Med247

Nếu không may mắc phải tình trạng mất ngủ kéo dài, bạn hãy đến ngay Hệ thống phòng khám Bác sĩ Gia đình 4.0 Med247 để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đội ngũ nhân viên y tế với trình độ chuyên môn cao của chúng tôi sẽ giúp bạn thăm khám và tìm ra các nguyên nhân gây ra bệnh. Sau đó, chúng tôi sẽ đưa ra những phương pháp, liệu trình điều trị phù hợp giúp cải thiện và khắc phục tình trạng bệnh một cách triệt để.

Med247 - Hệ thống phòng khám Bác sĩ Gia đình 4.0 uy tín, tin cậy 
Med247 – Hệ thống phòng khám Bác sĩ Gia đình 4.0 uy tín, tin cậy

Med247 luôn sẵn sàng phục vụ quý khách 24/7, hỗ trợ điều trị các vấn đề về sức khỏe, giúp người bệnh có được sức khỏe và tinh thần tốt nhất. Vậy nên, nếu quý khách cảm thấy khó ngủ, mất ngủ triền miên hay có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe, hãy liên hệ ngay cho Med247 để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé!

Med247 – Phòng khám Bác sĩ Gia đình 4.0 

  • Địa chỉ:
    • CS1: Số 9 Thanh Nhàn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội 
    •  CS2: Nhà D5 Dreamland Tây Hồ, 107 Xuân La, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội 
    •  CS3: Mộc Lan 6-28 Vinhomes Greenbay, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội 
    •  CS4: Tầng 1, Chung cư Bộ Quốc Phòng, 16B Nguyễn Thái Học, Quận Hà Đông, Hà Nội

Mất ngủ kéo dài là một triệu chứng nguy hiểm mà người bệnh không nên xem thường và bỏ qua. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Hoặc có thể đây là các dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm. Vậy nên, nếu bạn gặp phải bất cứ triệu chứng nào như trong bài viết chia sẻ, hãy liên hệ ngay cho Med247 để được tư vấn và điều trị dứt điểm nhé!

Xem thêm các bài viết:

logo-zalo-vector Chia sẻ trên Zalo