Coronavirus, COVID-19: What You Can Do

Mất ngủ là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Mất ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi bị mất ngủ kéo dài thì sức khoẻ và tinh thần của bạn sẽ bị giảm sút đáng kể. Do đó, cần nhanh chóng xác định nguyên nhân mất ngủ để có hướng chữa trị thích hợp. Hãy tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục bệnh mất ngủ trong bài viết sau đây của Med247.

Mất ngủ là bệnh gì?

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ với nhiều triệu chứng khác nhau như khó đi sâu vào giấc ngủ hoặc không ngủ đủ giấc, thường xuyên tỉnh dậy sớm do ngủ chưa sâu giấc hoặc khó về lại giấc ngủ thông thường,… Người mắc mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải sau khi tỉnh dậy hoặc thường xuyên buồn ngủ nhưng vẫn không ngủ ngon được gây cản trở trong sinh hoạt và công việc. 

Mất ngủ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh
Mất ngủ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh

Có thể chia chứng mất ngủ thành 2 dạng thức chính:

  • Mất ngủ cấp tính: Mất ngủ không thường xuyên và không kéo dài hơn 1 tháng. 
  • Mất ngủ mãn tính: Mất ngủ có tính chất thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần và kéo dài trên 1 tháng trở đi. 

Xem thêm: Bật mí 10+ cách trị mất ngủ tại nhà hiệu quả mà bạn nên thử

Các loại mất ngủ phổ biến hiện nay

Có 4 loại mất ngủ thường gặp là mất ngủ ban đêm, mất ngủ sau sinh, mất ngủ kinh niên và rối loạn giấc ngủ. Hãy cùng hiểu kỹ hơn về 4 loại bệnh lý này dưới đây:

Mất ngủ ban đêm

Người mắc chứng mất ngủ ban đêm sẽ có những biểu hiện đặc trưng như không thể chìm vào giấc ngủ sâu mỗi tối hoặc ngủ dậy không sâu giấc. Giấc ngủ ban đêm cũng không kéo dài 6-8 tiếng như thông thường mà sẽ kéo dài khoảng 3-4 tiếng là đã thức giấc.

Mất ngủ kinh niên, kéo dài

Mất ngủ nếu không được điều trị dứt điểm sẽ kéo dài dần thành chứng mất ngủ mãn tính và mang đến sự phiền toái vô cùng khó chịu đối với đời sống. Chứng mất ngủ kéo dài sẽ khó điều trị dứt điểm và yêu cầu bệnh nhân cần phải tuân thủ theo liệu trình điều trị bởi những bác sĩ chuyên khoa.

Có nhiều loại mất ngủ khác nhau mà người bệnh có thể gặp phải
Có nhiều loại mất ngủ khác nhau mà người bệnh có thể gặp phải

Mất ngủ sau sinh

Phụ nữ sau sinh bị mất ngủ bởi nhiều lý do như: Cảm thấy đau nhói ở vết thương (sẹo lồi hoặc vết rạch tầng sinh môn), mất ngủ vì phải thức khuya trông con hoặc do rối loạn giấc ngủ, tình trạng trầm cảm sau sinh kéo dài.

Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ bao gồm hiện tượng mất ngủ hay ngủ rũ ban ngày và cả hiện tượng buồn ngủ rất nhiều nhưng không thấy mệt hay rối loạn chu kỳ thức – ngủ. Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ là do chuyển động không có trật tự như giấc ngủ chập chờn, chứng đầu không yên, ngáp và ngưng thở lúc ngủ, ngáy và nghiến răng.

Xem thêm: Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

Mất ngủ là bệnh gì hay hiện tượng mất ngủ kéo dài là triệu chứng của bệnh gì là điều mà mọi người thắc mắc. Theo các bác sĩ, tình trạng mất ngủ còn là triệu chứng của một vài những bệnh sau:

  • Bệnh dị ứng
  • Bệnh viêm khớp
  • Bệnh tim
  • Các vấn đề nội tiết tuyến giáp
  • Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
  • Thay đổi nội tiết: Độ tuổi trung bình đối với thời kỳ tiền mãn kinh là 50 tuổi. Ở thời điểm này, sự suy giảm nội tiết sẽ khiến chị em ngủ không ngon giấc.
  • Bệnh lý tâm thần
  • Bệnh lý liên quan đến giấc ngủ (ngưng thở khi ngủ, rối loạn lo âu trong giấc ngủ, trầm cảm,…)
Mất ngủ cũng là biểu hiện của suy giảm nội tiết tố nữ
Mất ngủ cũng là biểu hiện của suy giảm nội tiết tố nữ

Xem thêm: Ngủ không sâu giấc: Nguyên Nhân và cách khắc phục hiệu quả

Triệu chứng của mất ngủ

Các triệu chứng hay gặp của bệnh dịch mất ngủ hay bao gồm:

  • Khó ngủ vào đêm tối
  • Dễ tỉnh giấc giữa đêm nếu thức dậy thừa sớm
  • Mệt mỏi, buồn ngủ và không thấy thoải mái sau khi ngủ
  • Người mất ngủ thường xuyên lo lắng những vấn đề liên quan đến sức khoẻ
  • Thường xuyên buồn ngủ và uể oải vào chiều tối
  • Cáu gắt, lo âu, tâm trạng biến động thất thường
  • Khó ngủ, chóng quên

Xem thêm: Mất ngủ kéo dài: Triệu chứng và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ

Bệnh mất ngủ có nhiều yếu tố gây ra. Trong trường hợp, nếu chỉ bị mất ngủ thoáng qua thì có thể là vì một vài lý do như:

  • Căng thẳng, stress.
  • Bị lệch thời gian thức và ngủ mỗi tối do đổi giờ công tác hoặc bị lệch múi giờ.
  • Sử dụng các chất gây nghiện và kích thích bao gồm: Cafe, chè, thuốc, rượu bia,…
  • Ăn quá no trước giờ đi ngủ, gây chướng bụng, khó tiêu và đầy hơi.
  • Các yếu tố từ môi trường ngủ xung quanh như: có quá nhiều nắng, tiếng ồn, nhiệt độ, ánh sáng,…
Quá căng thẳng là nguyên nhân gây mất ngủ phổ biến
Quá căng thẳng là nguyên nhân gây mất ngủ phổ biến

Xem thêm: Đau đầu mất ngủ: Nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và giải pháp

Tác hại của chứng mất ngủ

Dù là bị mất ngủ thoáng qua hay mất ngủ mãn tính sẽ gây ra những hậu quả sau:

  • Tinh thần không tươi tỉnh, minh mẫn, luôn cảm thấy uể oải và thiếu linh hoạt.
  • Cơ thể mệt mỏi, hay nổi cáu, mất sự tập trung chú ý và trầm cảm.
  • Ảnh hưởng đến hiệu suất công việc và học tập do tinh thần không tỉnh táo có thể xảy ra tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc,…

Xem thêm: [Bật mí] 10 cách trị mất ngủ ở người già an toàn và hiệu quả

Một số phương pháp điều trị bệnh mất ngủ 

Bệnh mất ngủ có thể được điều trị dùng thuốc hoặc không dùng thuốc. Cụ thể đó là:

Điều trị không dùng thuốc

Với các trường hợp bị mất ngủ do thay đổi thói quen sống, môi trường, thói quen… Bệnh nhân không cần sử dụng đến thuốc ngủ mà chỉ cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt và áp dụng liệu pháp khắc phục sau:

  • Liệu pháp kiểm soát kích thích: Nếu bạn không ngủ được từ 15 – 20 phút ở trên giường hãy rời khỏi giường và làm một vài động tác thư giãn rồi quay trở lại giường sau khi đã buồn ngủ.
  • Liệu pháp thư giãn: Liệu pháp này giúp điều tiết trạng thái cảm xúc và thư giãn thần kinh, thể chất để dễ ngủ hơn vào ban đêm.
  • Liệu pháp cản trở giấc ngủ: Liệu pháp này làm giảm thời gian nằm trên giường và giảm giấc ngủ trưa vào ban ngày.
  • Giáo dục vệ sinh hành vi: Liệu pháp hành vi giúp người bệnh xây dựng một lối sinh hoạt lành mạnh và duy trì một thói quen ngủ tốt.
  • Liệu pháp hành vi kết hợp liệu pháp tâm lý: Phương pháp này được dùng nhằm hỗ trợ người bệnh loại bỏ các ý nghĩ và cảm xúc tiêu cực.
  • Châm cứu: Châm cứu giúp phóng thích những hoạt chất cải thiện giấc ngủ và sản xuất các hormone giống serotonin có công dụng trấn tĩnh. 
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: những thức ăn giúp ngủ ngon giấc có nhiều vitamin nhóm B, Magie và tryptophan. 
  • Sử dụng các loại tinh dầu: Mùi thơm nhẹ nhàng của tinh dầu giúp xoa nhẹ xúc cảm, thư thái cho tinh thần và trí óc để chuẩn bị cho giấc ngủ. 
  • Sử dụng thảo mộc tự nhiên: Sử dụng bài thuốc dân gian như: tim sen, hoa cúc, bồ công anh,… để nấu trà an thần dễ ngủ.
Trà hoa cúc giúp cải thiện chứng mất ngủ ban đêm
Trà hoa cúc giúp cải thiện chứng mất ngủ ban đêm

Điều trị bằng thuốc Tây

Trường hợp mất ngủ mãn tính, người thường xuyên khó ngủ về ban đêm sẽ được kê thuốc ngủ thảo dược có chứa những hoạt chất: Eszopiclone, Ramelteon, Zaleplon, Zolpidem. Những loại thuốc ngủ theo toa không được khuyến cáo sử dụng dài hạn. Vì sẽ gây ra một số phản ứng bất lợi như: chóng mặt, ngủ gật vào ban ngày, giảm trí nhớ, lệ thuộc thuốc, nhờn thuốc,… 

Do đó, thuốc an thần chỉ dùng với người bệnh được kê toa có sự chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân không được tuỳ tiện sử dụng mà phải được tư vấn với bác sĩ chuyên môn và sử dụng theo hướng dẫn. Khi sử dụng thuốc nếu gặp bất kỳ vấn đề nào thì người bệnh cần tìm ngay trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để điều trị bệnh. 

Thuốc trị mất ngủ cần tuân theo chỉ định của bác sĩ
Thuốc trị mất ngủ cần tuân theo chỉ định của bác sĩ

Cải thiện bằng kiểm soát gốc tự do

Theo phân tích của các chuyên gia, gốc tự do hình thành và tăng sản xuất vượt ngưỡng do sự chuyển hoá của cơ thể và bị các nhân tố tác động như: stress, căng thẳng, lạm dụng thuốc kích thích và thói quen ăn uống không khoa học,… là tác nhân gây chủ yếu gây ra hiện tượng này. 

Khi tăng sinh vượt ngưỡng, chúng sẽ tấn công gây tổn thương các mạch máu và là cơ hội để những thành phần mỡ máu tích tụ trên thành mạch và phát triển nên những mảng xơ vữa gây bít tắc mạch máu. Từ đó, lượng máu cùng oxy đưa đến não cũng kém hơn dẫn mang đến tình trạng mất ngủ đêm. Chính vì thế, nhằm giúp phục hồi cùng cải thiện giấc ngủ hữu hiệu thì chúng ta nên bổ sung thực phẩm có tác dụng chống gốc oxy hóa. 

Các loại thực phẩm chống oxy hóa
Các loại thực phẩm chống oxy hóa

Xem thêm: Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ: Những điều mà bạn nên biết

Cách phòng ngừa mất ngủ hiệu quả

Một số cách phòng ngừa mất ngủ bạn có thể tham khảo như sau:

  • Tạo thói quen ngủ lành mạnh: Thời gian ngủ lý tưởng nhất là trước 11h tối và dậy lúc 5-6h sáng. 
  • Chú trọng môi trường ngủ: Không gian phải luôn thoáng mát, sạch, thoáng và yên tĩnh nhất có thể. Nhiệt độ trong nhà nên giữ ở mức 19-22 độ C. 
  • Thay đổi thói quen ăn uống: Không ăn quá nhiều và khó tiêu trong vòng 3-4 tiếng trước khi lên giường. Một số thực phẩm có thể gây rối loạn giấc ngủ, như thuốc lá, cafe, bia rượu, nước tăng lực… không nên uống trước giờ đi ngủ. 
  • Thực hiện một vài động tác giúp giảm căng thẳng sinh lý trước khi đi ngủ: Thiền, yoga, đọc sách nghe nhạc ngủ ngon giấc hay tắm nước nóng là cách trị mất ngủ đơn giản và hiệu quả. Trường hợp còn dậy khi đã ngủ trên giường thì hãy thử rời khỏi giường và làm một cái gì đấy như đọc sách báo hay ra phòng khách.
  • Tập thể dục đều đặn: Luyện tập thể dục là một trong các phương pháp để cải thiện sức khoẻ và phòng bệnh rất hiệu quả. Bạn chỉ cần áp dụng những bài tập đơn giản tại nhà như: chạy bộ, đạp xe, cúi gập mình hay vươn vai giãn cơ,… mỗi ngày ít nhất 30 phút sẽ có những giấc ngủ ngon và sâu hơn. 
Tập yoga giúp cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần và trị bệnh mất ngủ
Tập yoga giúp cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần và trị bệnh mất ngủ

Xem thêm: Rối loạn giấc ngủ không thực tổn: Nguyên nhân và phương pháp

Chế độ dinh dưỡng cho người bị mất ngủ

Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho não bộ thông qua một chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng, đặc biệt là các loại thực phẩm tốt cho giấc ngủ. 

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng mất ngủ hoặc không ngủ sâu giấc, bạn có thể cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và bổ sung các thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu magie như: rau mồng tơi, rau dền, bơ, hạnh nhân, hạt bí, chuối,…
  • Các thực phẩm giàu vitamin nhóm B: Gạo lứt, thịt, cá, sữa, bơ, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, các thực phẩm giàu tryptophan như đậu phộng, hạt sen, gạo, thịt gà, bí đỏ, chuối, mật ong và các thực phẩm giàu protein như cá, thịt và trứng. 
  • Các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa: Kiwi, việt quất, lựu, táo tàu, cam cũng rất tốt cho giấc ngủ. 
  • Bạn cũng có thể uống các loại nước hoa quả: Trà hoa cúc, trà hoa đậu biếc và sữa ấm để hỗ trợ điều trị mất ngủ. 

Tuy nhiên, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây khó ngủ như trà, cà phê, rượu bia, món ăn cay nóng, món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thịt xông khói, nước ngọt và socola.

Món ăn bổ dưỡng chứa nhiều thực phẩm giúp cải thiện mất ngủ
Món ăn bổ dưỡng chứa nhiều thực phẩm giúp cải thiện mất ngủ

Xem thêm: Chữa bệnh mất ngủ ở nam giới: Nguyên nhân và giải pháp

Các bài tập cho người thường xuyên mất ngủ

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, tập thể dục đúng cách là một trong những phương pháp giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng, cải thiện thần kinh và tăng khả năng ngủ ngon giấc. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc ngủ hoặc không thể ngủ sâu giấc, tập yoga có thể là một giải pháp hiệu quả. Bạn có thể dành 30 – 45 phút mỗi ngày để tập các bài tập yoga như:

  • Tư thế anh hùng nằm ngửa (Hero pose)
  • Tư thế con cá (Fish pose)
  • Tư thế em bé hạnh phúc (Ananda Balasana)
  • Tư thế gác chân lên tường (legs up the wall pose)
  • Tư thế cúi gập người (Uttanasana) 
  • Tư thế đặt chân lên ghế (legs on a chair pose) 
  • Tư thế xác chết (Savasana)

Ngoài yoga, bạn cũng có thể đi bộ, chạy bộ chậm hoặc thiền định để giúp cải thiện các vấn đề liên quan đến giấc ngủ.

Tập chạy bộ hằng ngày để cải thiện giấc ngủ
Tập chạy bộ hằng ngày để cải thiện giấc ngủ

Xem thêm: Bác sĩ gia đình – Khám và chăm sóc sức khoẻ định kỳ cho 3 thế hệ

Một số thắc mắc thường gặp về bệnh mất ngủ

Dưới đây, Med247 xin giải đáp một số thắc mắc về bệnh mất ngủ:

Mất ngủ có nguy hiểm hay không?

Mất ngủ trong một khoảng thời gian ngắn (khoảng 3 – 7 ngày) có thể gây mệt mỏi, thiếu sức sống, mất tập trung và làm giảm hiệu suất công việc. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và kéo dài, sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như rối loạn lo âu, trầm cảm, béo phì, suy giảm sinh lý, tăng huyết áp, đau tim và đột quỵ. Vì vậy, khi bị mất ngủ, bạn cần phải chú ý và không bỏ qua vấn đề này.

Phụ nữ mang thai có bị mất ngủ không?

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể của phụ nữ trải qua nhiều sự thay đổi. Nồng độ nội tiết tố tăng cao ở 3 tháng đầu thai kỳ, trong khi sự phát triển của thai nhi ở 3 tháng cuối làm cho việc tìm tư thế ngủ phù hợp trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, việc đi tiểu nhiều lần trong đêm và chuột rút thường xuyên cũng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu. Tất cả những điều này dẫn đến tình trạng trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ và thiếu ngủ.

Mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng và dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm
Mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng và dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm

Mất ngủ có chữa được không?

Ngày nay, mất ngủ có thể được chữa khỏi bằng nhiều phương pháp khác nhau. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt, sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), sử dụng Đông y (bao gồm sử dụng thảo dược, châm cứu, bấm huyệt) và sử dụng Tây y (bao gồm sử dụng thuốc ngủ kê đơn hoặc không kê đơn và các sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ) là những phương pháp phổ biến được sử dụng để điều trị mất ngủ.

Xem thêm: [Bỏ túi] Top 5 phòng khám bác sĩ gia đình Hà Nội chất lượng

Med247 – Hệ thống phòng khám Bác sĩ Gia đình hỗ trợ cải thiện bệnh mất ngủ

Med247 là một đơn vị cung cấp trải nghiệm y tế toàn diện cho người bệnh bằng cách kết nối trực tiếp tới trực tuyến. Hệ thống phòng khám đa khoa chất lượng cao và dịch vụ tư vấn khám bệnh từ xa qua Video Call & Chat tại ứng dụng siêu tiện ích App Med247 giúp người bệnh có thể tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao mọi lúc mọi nơi 24/7. 

Cơ sở vật chất của phòng khám hiện đại, đầy đủ các máy móc để phát hiện bệnh hiệu quả. Đồng thời phòng khám được áp dụng chi phí bảo hiểm nên không cần lo lắng vấn đề chi phí khám bệnh.

Mô hình hoạt động của Med247 là mô hình phòng khám tiện lợi, mang đến cho người bệnh trải nghiệm y tế toàn diện. Hệ thống phòng khám Bác sĩ Gia đình – Med247 hỗ trợ cải thiện bệnh mất ngủ. Các bác sĩ chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết, đặt lịch khám giúp bạn cải thiện tình trạng mất ngủ tốt nhất

Med247 hỗ trợ cải thiện bệnh mất ngủ hiệu quả
Med247 hỗ trợ cải thiện bệnh mất ngủ hiệu quả

Mất ngủ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng ta. Nếu bạn bị mất ngủ, hãy thăm khám và điều trị bệnh sớm. Không nên tự ý sử dụng thuốc ngủ khi chưa được chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Để cải thiện một cách an toàn và hiệu quả, bạn nên sử dụng các dưỡng chất có tác dụng chống gốc tự do và nâng cao sức khỏe não bộ để thúc đẩy và khôi phục cơ chế tự nhiên của giấc ngủ.

Hãy đến ngay Med247 để được tư vấn, thăm khám về chứng mất ngủ. Các bác sĩ tại phòng khám với nhiều năm kinh nghiệm, trang bị máy móc thiết bị hiện đại nên thăm khám tại Med247 là lựa chọn đúng đắn. Khách hàng có thể liên hệ đặt lịch khám hoặc tư vấn về dịch vụ của chúng tôi theo thông tin sau:

Med247 – Phòng khám Bác sĩ Gia đình 4.0

  • Địa chỉ:
    • CS1: Số 9 Thanh Nhàn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội 
    • CS2: Nhà D5 Dreamland Tây Hồ, 107 Xuân La, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
    • CS3: Mộc Lan 6-28 Vinhomes Greenbay, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    • CS4: Tầng 1, Chung cư Bộ Quốc Phòng, 16B Nguyễn Thái Học, Quận Hà Đông, Hà Nội

Bệnh mất ngủ gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vì vậy, người bệnh nên thăm khám, chẩn đoán và chữa trị sớm nhất có thể. Hãy đến Med247 để gặp các bác sĩ uy tín, chuyên môn cao và trị dứt điểm mất ngủ.

Xem thêm các bài viết:

logo-zalo-vector Chia sẻ trên Zalo