Coronavirus, COVID-19: What You Can Do

Tăng động giảm chú ý ở trẻ: Những điều phụ huynh cần lưu tâm

Con bạn thường xuyên hiếu động, khó tập trung và hay quên? Bạn đang lo lắng về tình trạng của con mình? Bài viết dưới đây được tham vấn bởi Chuyên gia Tâm lý Lương Thị Ngư tại Med247 sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ, những dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách hỗ trợ con hiệu quả nhất.

Tăng động, giảm chú ý ở trẻ là gì?

Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention Deficit Hyperactivity Disorder – ADHD) là một trong những rối loạn thần kinh phát triển phổ biến nhất ở trẻ em, gây ảnh hưởng đáng kể đến nhiều khía cạnh cuộc sống cá nhân, học tập, và xã hội. Các nghiên cứu (Harpin, 2005; Harpin và cộng sự, 2016; Beaton và cộng sự, 2022) cho thấy ADHD nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến hậu quả lâu dài, bao gồm niềm tin vào bản thân thấp, khó khăn trong giao tiếp xã hội, và thậm chí ảnh hưởng đến thành công trong công việc ở người trưởng thành.

Ước tính khoảng 8,4% trẻ em và 2,5% người lớn trên toàn cầu mắc phải ADHD (Danielson, 2018; Simon và cộng sự, 2009). Rối loạn này thường được phát hiện lần đầu tiên ở trẻ em trong giai đoạn đi học khi các triệu chứng gây cản trở quá trình học tập. Mặc dù ADHD thường được chẩn đoán nhiều hơn ở bé trai, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bé gái ít mắc phải hơn. Sự khác biệt về biểu hiện lâm sàng giữa hai giới là một yếu tố cần được xem xét kỹ lưỡng trong quá trình chẩn đoán. Bé trai thường biểu hiện các triệu chứng tăng động rõ rệt hơn, trong khi bé gái có xu hướng thể hiện các triệu chứng giảm chú ý một cách tinh vi hơn.

Tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị tăng động giảm chú ý

Nguyên nhân chính xác gây ra rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) vẫn chưa được các nhà khoa học làm sáng tỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ADHD có yếu tố di truyền mạnh mẽ. Khoảng một phần tư trẻ mắc ADHD có cha mẹ hoặc người thân trong gia đình cũng mắc chứng bệnh này.

Các nghiên cứu hình ảnh não bộ cho thấy trẻ em mắc ADHD có thể có những khác biệt về cấu trúc và hoạt động ở các vùng não liên quan đến sự chú ý, kiểm soát hành vi và các kỹ năng xã hội. Bên cạnh đó, sự mất cân bằng của một số chất dẫn truyền thần kinh trong não cũng được cho là có liên quan đến ADHD. Đặc biệt, não của trẻ mắc ADHD thường phát triển chậm hơn so với trẻ bình thường.

Một số quan niệm sai lầm phổ biến về nguyên nhân gây ADHD bao gồm: chế độ ăn uống, vắc xin, phương pháp nuôi dạy và tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học hiện nay chưa tìm thấy bằng chứng đáng kể để chứng minh những yếu tố này có liên quan trực tiếp đến ADHD.

Dấu hiệu điển hình của bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ mà phụ huynh không nên bỏ qua

Để giúp các bậc phụ huynh nhận biết sớm và đưa ra các biện pháp hỗ trợ kịp thời, Med247 sẽ tổng hợp những dấu hiệu điển hình của ADHD mà cha mẹ không nên bỏ qua.

Không thể ngồi yên, luôn hiếu động

  • Vận động không ngừng nghỉ: Trẻ thường xuyên chạy nhảy, leo trèo, không thể ngồi yên một chỗ, ngay cả khi đang làm bài tập hoặc chơi trò chơi tĩnh lặng.
  • Khó giữ im lặng: Trẻ nói nhiều, liên tục, xen ngang vào cuộc trò chuyện của người khác.
  • Luôn trong trạng thái bồn chồn: Tay chân trẻ thường cử động liên tục, khó giữ yên một tư thế.

Thiếu sự tập trung, trẻ dễ bị phân tán

  • Chú ý kém bền: Trẻ khó tập trung vào một nhiệm vụ trong thời gian dài, dễ bị xao nhãng bởi những kích thích xung quanh.
  • Khó hoàn thành nhiệm vụ: Trẻ thường bắt đầu làm việc nhưng lại nhanh chóng bỏ dở giữa chừng.
  • Hay quên: Trẻ thường quên đồ dùng học tập, hẹn giờ hoặc các hướng dẫn đã được nhắc nhở.

Bốc đồng, ít kiềm chế

  • Hành động trước khi suy nghĩ: Trẻ thường đưa ra quyết định vội vàng, không suy nghĩ đến hậu quả.
  • Khó chờ đợi: Trẻ không thể kiên nhẫn chờ đến lượt mình hoặc kết quả của một hoạt động.
  • Dễ nổi nóng, bực tức: Trẻ thường phản ứng thái quá trước những tình huống gây căng thẳng.

Rối loạn ngôn ngữ, khó khăn trong giao tiếp

  • Khó khăn trong việc diễn đạt ý tưởng: Trẻ gặp khó khăn khi chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình.
  • Vốn từ hạn chế: Trẻ có vốn từ ít hơn so với các bạn cùng trang lứa.
  • Khó hiểu các tín hiệu xã hội: Trẻ gặp khó khăn trong việc đọc hiểu ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm của người khác.

Mất kiểm soát hành vi

  • Khó tuân thủ quy định: Trẻ thường chống đối lại các quy tắc và hướng dẫn.
  • Dễ xảy ra xung đột: Trẻ thường cãi nhau với bạn bè và người thân trong gia đình.
  • Có hành vi phá hoại: Trẻ có thể cố ý làm hỏng đồ vật hoặc làm tổn thương người khác.

Những tác động tiêu cực của tăng động, giảm chú ý đối với trẻ

Ảnh hưởng đến kết quả học tập

  • Khó tập trung trong giờ học: Trẻ ADHD thường dễ bị phân tán tư tưởng, không thể tập trung vào bài giảng.
  • Khó hoàn thành bài tập: Trẻ gặp khó khăn trong việc làm bài tập về nhà, đặc biệt là những bài tập yêu cầu sự tập trung cao độ.
  • Điểm số thấp: Kết quả học tập của trẻ thường kém do không thể theo kịp chương trình học.
  • Rối loạn hành vi ở trường: Trẻ ADHD thường gây ra những phiền nhiễu trong lớp học, ảnh hưởng đến việc học tập của các bạn khác.

Khó khăn trong việc kết bạn và gìn giữ mối quan hệ trong xã hội

  • Khó kết bạn: Trẻ ADHD thường bị cô lập vì hành vi bốc đồng, khó hòa nhập với bạn bè.
  • Mâu thuẫn với người khác: Trẻ dễ nổi nóng, gây gổ với bạn bè và người thân trong gia đình.
  • Trẻ thiếu niềm tin vào bản thân: Do có sự khác biệt lớn về tính cách và khó làm quen nên trẻ thường hay bị bạn bè xa lánh và trách móc

Tăng nguy cơ mắc các rối loạn khác

  • Rối loạn đối kháng bất đồng: Trẻ ADHD thường có xu hướng chống đối, gây khó dễ cho người lớn.
  • Rối loạn lo âu: Áp lực từ việc học tập, các mối quan hệ xã hội và những khó khăn trong cuộc sống có thể dẫn đến các rối loạn lo âu ở trẻ ADHD.
  • Rối loạn trầm cảm: Cảm giác cô đơn, tự ti và thất bại có thể khiến trẻ bị trầm cảm.

Tăng nguy cơ gặp các vấn đề liên quan tới hành vi

  • Hành vi chống đối xã hội: Trẻ ADHD có thể có những hành vi chống đối xã hội như trộm cắp, nói dối, phá hoại.
  • Lạm dụng chất kích thích: Để đối phó với căng thẳng và các vấn đề trong cuộc sống, trẻ ADHD có nguy cơ cao sử dụng chất kích thích như rượu, bia, ma túy.

Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần

  • Tự tin thấp: Trẻ ADHD thường cảm thấy mình khác biệt so với các bạn cùng trang lứa, dẫn đến tự ti và mặc cảm.
  • Lo lắng, căng thẳng: Áp lực từ việc học tập, các mối quan hệ xã hội và những khó khăn trong cuộc sống khiến trẻ luôn trong trạng thái lo lắng, căng thẳng.
  • Trầm cảm: Nếu không được can thiệp kịp thời, trẻ ADHD có thể mắc phải chứng trầm cảm.

Tăng động giảm chú ý ở trẻ có chữa được không?

Mặc dù không có cách chữa trị ADHD nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và cải thiện chức năng. Chúng bao gồm thuốc, liệu pháp hành vi và các can thiệp giáo dục. Khi được điều trị, hầu hết những người bị ADHD đều có thể sống một cuộc sống thành công và không có triệu chứng.

Thời điểm vàng để điều trị bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ

Không có một quy tắc cứng nhắc về thời điểm bắt đầu điều trị ADHD. Tuy nhiên, càng sớm càng tốt luôn là lựa chọn tối ưu.

  • Khi các triệu chứng xuất hiện: Nếu bạn nhận thấy con mình có những dấu hiệu của ADHD, hãy đưa trẻ đi khám ngay để được chẩn đoán và tư vấn.
  • Trước khi các triệu chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng: Can thiệp sớm giúp ngăn ngừa các hậu quả xấu của ADHD.
  • Khi trẻ bắt đầu đi học: Trường học là môi trường đòi hỏi sự tập trung cao độ, nếu không được điều trị, ADHD có thể gây khó khăn cho trẻ trong việc học tập.

Điều trị ADHD càng sớm càng tốt sẽ giúp trẻ đạt được những kết quả tốt nhất. Nếu ba mẹ nghi ngờ con mình mắc ADHD, hãy đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và tư vấn. Với sự hỗ trợ kịp thời, trẻ ADHD hoàn toàn có thể sống một cuộc sống bình thường và hạnh phúc.

Liệu pháp can thiệp cho trẻ bị tăng động, giảm chú ý

Liệu pháp hành vi

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của liệu pháp hành vi, cha mẹ hoàn toàn có thể giúp con mình cải thiện tình trạng này.Liệu pháp hành vi là một phương pháp điều trị tập trung vào việc thay đổi những hành vi không mong muốn và củng cố những hành vi tích cực ở trẻ ADHD. Phương pháp này thường bao gồm:

  • Huấn luyện phụ huynh: Cha mẹ sẽ được hướng dẫn các kỹ năng giao tiếp hiệu quả, xây dựng quy tắc rõ ràng và khen thưởng, phạt hợp lý để giúp trẻ thay đổi hành vi.
  • Liệu pháp hành vi với trẻ: Trẻ sẽ được dạy các kỹ năng tự điều chỉnh hành vi, quản lý cảm xúc và giải quyết vấn đề.
  • Can thiệp hành vi tại trường: Nhà trường sẽ phối hợp với gia đình để áp dụng các kỹ thuật can thiệp hành vi trong môi trường học tập.

Liệu pháp này được áp dụng và sử dụng rất rộng rãi, mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý vì:

  • Dạy trẻ các kỹ năng sống: Liệu pháp hành vi giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng cần thiết để đối phó với các tình huống trong cuộc sống.
  • Cải thiện mối quan hệ gia đình: Phương pháp này giúp cải thiện mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, tạo ra một môi trường sống tích cực.

Liệu pháp sử dụng thuốc

Thuốc điều trị ADHD không phải là “phép màu” chữa khỏi bệnh mà là một công cụ hỗ trợ đắc lực giúp trẻ kiểm soát các triệu chứng. Việc sử dụng thuốc giúp cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trong não, từ đó giúp trẻ tập trung tốt hơn, giảm bớt hiếu động và bốc đồng.

Việc lựa chọn loại thuốc và liều lượng phù hợp cho từng trẻ là vô cùng quan trọng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào độ tuổi, mức độ nghiêm trọng của bệnh, các triệu chứng kèm theo và các loại thuốc mà trẻ đã từng sử dụng để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Quá trình điều trị bằng thuốc thường được bắt đầu với liều thấp và tăng dần cho đến khi đạt được hiệu quả mong muốn.

Hiện nay, có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị ADHD, mỗi loại thuốc có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Dưới đây là những loại thuốc thường được sử dụng:

  • Methylphenidate: Là loại thuốc được sử dụng rộng rãi nhất, có tác dụng nhanh và hiệu quả cao.
  • Atomoxetine: Thuộc nhóm thuốc không kích thích, ít gây ra các tác dụng phụ về tim mạch.
  • Guanfacine và clonidine: Là các thuốc alpha-2 agonist, có tác dụng giảm bớt tính bốc đồng và tăng cường sự tập trung.

Mặc dù thuốc điều trị ADHD mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Rối loạn giấc ngủ: Trẻ có thể khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
  • Giảm cân: Một số trẻ có thể bị giảm cân khi sử dụng thuốc.
  • Kích thích: Ở một số trường hợp, thuốc có thể gây ra tình trạng kích thích quá mức.

Để giảm thiểu tác dụng phụ, cha mẹ cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, cho trẻ uống thuốc đúng giờ và theo đúng liều lượng. Nếu trẻ gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.

Để đạt được kết quả tốt nhất, các chuyên gia thường khuyến nghị kết hợp liệu pháp hành vi và thuốc. Thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng của ADHD, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng liệu pháp hành vi.

Đặt lịch tư vấn cùng Bác sĩ Tâm lý Med247

Ba mẹ đã phân biệt được “hiếu động” và “tăng động giảm chú ý” chưa. Hãy xem hết video chia sẻ về “Phân biệt nghịch ngợm hiếu động và tăng động” từ Th.S BS Nguyễn Minh Quyết để có cái nhìn chính xác nhất về tình trạng của bé nhé!

Xem thêm:

logo-zalo-vector Chia sẻ trên Zalo