Coronavirus, COVID-19: What You Can Do

Tất tần tật thông tin về viêm tai giữa ở trẻ ba mẹ cần phải biết

Viêm tai giữa ở trẻ là bệnh lý thường gặp, nhất là thời điểm giao mùa. Phụ huynh cần phải trang bị những kiến thức cần thiết giúp xử lý nhanh chóng, bảo vệ sức khỏe cho bé. Vậy hãy cùng Med247 tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này nhé.

Viêm tai giữa trẻ em là gì? Các bệnh viêm tai giữa thường gặp

Viêm tai giữa ở trẻ là một bệnh nhiễm trùng tai giữa, chỉ xảy ra khi vi rút hoặc vi khuẩn xâm nhập vào tai giữa, nằm ở khoảng trống ở phía sau màng nhĩ. Khi trẻ bị bệnh viêm tai giữa, tai giữa có thể chứa đầy mủ, tạo áp lực vào màng nhĩ gây đau buốt và gây ảnh hưởng đến khả năng nghe.

viêm tai giữa ở trẻ khá cao
Viêm tai giữa là bệnh mà tỉ lệ ở trẻ mắc phải khá cao

Viêm tai giữa hiện nay có 3 dạng là viêm tai giữa cấp tính, viêm tai giữa mãn tính và viêm tai giữa ứ dịch. Mặc dù ba dạng này có liên quan với nhau nhưng tình trạng phát bệnh lại khác nhau.

Viêm tai giữa cấp tính

Biểu hiện đặc trưng đó là tình trạng ứ dịch tai giữa cùng với sự khởi phát cấp tính của các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Một số biểu hiệu ở trẻ bị viêm tai giữa cấp tính gồm đau tai (ở trẻ lớn) và trẻ còn có thể dùng những hành động như kéo, giật hoặc gãi tai.

Còn đối với trẻ nhỏ thì quấy khóc. Hoặc các triệu chứng khác như là sốt, nghe kém, ù tai hoặc bú kém ở trẻ nhỏ. Ở trẻ bị viêm tai giữa cấp tính, khi soi tai thấy màng nhĩ bị phồng lên, nhiều dịch ở phía sau màng nhĩ, thủng màng nhĩ hoặc chảy dịch trong ống tai.

Viêm tai giữa mãn tính ở trẻ

Viêm tai giữa mạn tính phát triển bởi viêm tai giữa liên tục (kéo dài hơn 3 tháng). Và có biểu hiện chảy mủ tai qua màng nhĩ (thủng hoặc ống thông khí) ngay cả khi đã được điều trị. Nếu tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể bị thủng màng nhĩ.

viêm tai giữa mãn tính ở trẻ
Điều trị dứt điểm viêm tai giữa giúp ngăn chặn các bệnh nguy hiểm hơn

Viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ

Đây là một tình trạng có thể xảy ra sau khi bị viêm tai giữa cấp tính. Khi mà các triệu chứng viêm tai giữa cấp tính biến mất. Tuy không còn dấu hiệu nhiễm trùng nhưng mà dịch vẫn còn tồn tại trong tai của bệnh nhân.

Khi dịch bị mắc kẹt có thể gây ra tình trạng mất thính lực nhẹ hoặc là tạm thời. Đồng thời làm cho việc nhiễm trùng tai dễ xảy ra hơn. Một nguyên nhân khác của tình trạng này là tắc vòi eustache do các nguyên nhân khác.

Xem thêm: Các bệnh thường gặp ở trẻ em ba mẹ nên biết để phòng ngừa

Vì sao trẻ em thường hay bị viêm tai giữa?

Thường sẽ xảy ra ở trẻ có độ tuổi từ 3 tháng đến 3 tuổi. Đặc biệt, phổ biến cho đến khi bé 8 tuổi. Khoảng 25% trẻ sẽ bị nhiễm trùng tai nhiều lần. Và cũng có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị viêm tai giữa, do virus, vi khuẩn hay là đồng nhiễm.

Các vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm tai giữa là Streptococcus pneumoniae, tiếp theo đó là vi khuẩn Haemophilus influenzae và Moraxella catarrhalis. Dưới đây chính là những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm tai giữa ở trẻ:

Hệ miễn dịch yếu

Cảm lạnh thường là nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm trùng tai nhiều nhất. Đặc biệt mùa đông lạnh giá là mùa có tỷ lệ mắc bệnh cao. Trẻ mà có hệ miễn dịch yếu thường dễ bị cảm lạnh dẫn đến bệnh nhiễm trùng tai. Nhiễm trùng tai do cảm lạnh có các triệu chứng cảm lạnh, chẳng hạn như chảy nước mũi, nghẹt mũi hoặc ho.

hệ miễn dịch yếu khiến trẻ dễ mắc bệnh
Cảm lạnh, ho, sổ mũi là một trong những triệu chứng của bệnh

Cấu trúc tai của trẻ em chưa hoàn thiện

Tai giữa nằm phía sau màng nhĩ và cũng là nơi chứa các xương mỏng manh để hỗ trợ thính giác. Những xương này gồm có: xương búa (malleus), xương đe (incus) và xương bàn đạp (stapes). Cấu trúc của tai bao gồm phần tai ngoài, tai giữa và cuối cùng là tai trong.

Tai giữa là khoảng trống giữa màng nhĩ – tai trong. Tai ngoài là vành tai ngoài nằm bên ngoài và ống tai (ống tai ngoài). Tai giữa là không gian chứa đầy không khí giữa màng nhĩ và phần tai trong. Tai giữa là nơi chứa các xương nhỏ truyền các rung động âm thanh từ màng nhĩ đến tai trong. Đây là nơi nhiễm trùng tai hay xảy ra.

Tai trong chứa một mê cung xoắn ốc giúp chuyển đổi các rung động âm thanh nhận được từ tai giữa chuyển thành tín hiệu điện. Tại đây dây thần kinh thính giác sẽ mang những tín hiệu này đến não.

Ngoài ra, còn có vòi nhĩ là nơi điều chỉnh áp suất không khí trong tai giữa, kết nối nó với phần trên của họng. VA là những mô lympho ở phía trên họng, phía sau mũi và gần các vòi nhĩ. VA còn có chức năng giúp chống nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập qua miệng.

tai trẻ sơ sinh dễ mắc bệnh viêm tai giữa
Tai của trẻ sơ sinh chưa phát triển toàn diện dễ mắc viêm tai giữa

Ở trẻ nhỏ, các cấu trúc này chưa có hoàn chỉnh. Vòi nhĩ ngắn hơn, ngang hơn rất dễ khiến vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập vào tai giữa. Các ống này cũng rất là hẹp nên dễ bị tắc hơn.

Các yếu tố nguy cơ khác

  • Đầu tiên về độ tuổi: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi) có nguy cơ tiềm tàng bị nhiễm trùng tai hơn.
  • Về yếu tố tiền sử gia đình: Yếu tố gia đình có thể tác động làm tăng khả năng viêm tai giữa.
  • Bị dị ứng: Tác nhân dị ứng gây viêm đường mũi và đường hô hấp trên, có thể làm to các mô lympho. Mô lympho phì đại có thể làm chặn vòi nhĩ, ngăn dịch chảy ra từ tai. Điều này dễ dẫn đến sự tích tụ dịch trong tai giữa, gây ra áp lực, đau đớn và có thể gây nhiễm trùng nặng.
  • Bệnh mạn tính: Trẻ mà có mắc bệnh mạn tính, nhiều khả năng bị nhiễm trùng tai. Đặc biệt nhất là trẻ bị suy giảm miễn dịch và bệnh hô hấp mạn tính, chẳng hạn như xơ nang và hen suyễn.
trẻ sức đề kháng yếu dễ mắc bệnh viêm tai giữa
Trẻ em có sức đề kháng yếu dễ mắc bệnh viêm tai giữa

Xem thêm: Các loại sốt ở trẻ em thường gặp và cách chăm sóc hiệu quả

Triệu chứng thường thấy khi trẻ bị viêm tai giữa

Những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm tai giữa ở trẻ em thường thấy như sau:

  • Đầu tiên là đau tai: Cách nhận biết trẻ bị viêm tai giữa là ở trẻ lớn, triệu chứng đau thường rất dễ nhận biết. Trẻ có thể nói với bố mẹ khi bị đau. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh, triệu chứng đau rất khó để nhận biết. Thông thường, trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi sẽ có những biểu hiện như dụi hoặc giật tai, quấy khóc, cáu kỉnh, ngủ không ngon giấc.
  • Thứ hai là chán ăn, khó chịu, ngủ kém: Tình trạng chán ăn có thể dễ nhận thấy nhất ở trẻ nhỏ, đặc biệt là khi trẻ bú bình. Áp lực trong tai giữa sẽ thay đổi khi trẻ nuốt gây đau nhiều hơn và khiến trẻ bị chán ăn. Ngoài ra, khi đau tai, mệt mỏi làm cho trẻ bứt rứt, khó chịu và ngủ không ngon giấc.
  • Sốt: Nhiễm trùng tai có thể khiến trẻ sốt 38-39 độ C. Khoảng 50% trẻ em sẽ bị sốt khi bị nhiễm trùng tai.
  • Chảy dịch tai: trẻ có thể chảy dịch tai gồm ba màu phổ biến là vàng, nâu hoặc trắng. Khi mà gặp các dấu hiệu này thì bố mẹ cần phải kiểm tra màng nhĩ có thủng không để xử lý kịp thời.
  • Nghe kém: Hệ thống xương con của tai giữa sẽ kết nối với các dây thần kinh để gửi tín hiệu đến não.
trẻ bị sốt có thể bị viêm tai giữa
Sốt ở trẻ là một biểu hiện của viêm tai giữa

Xem thêm: [Cảnh báo] Những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh – Med247

Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa cấp tính không được hỗ trợ điều trị tích cực ngay từ sớm rất dễ chuyển sang mãn tính. Bệnh có thể gây đau, chảy dịch tai, ảnh hưởng lớn đến sức nghe của trẻ. Viêm tai giữa ở trẻ có thể làm thủng màng nhĩ, xơ cứng khớp giữa các xương con…

Ảnh hưởng đến sức nghe, có thể gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ chưa sành nói. Ngoài ra, bệnh viêm tai giữa ở trẻ còn dẫn đến những biến chứng nặng như là viêm màng não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch và có thể là liệt dây thần kinh mặt.

biến chứng nguy hiểm của viêm tai giữa
Không chữa trị kịp thời rất dễ chuyển biến nặng

Xem thêm: Viêm phế quản ở trẻ em: Triệu chứng, kinh nghiệm điều trị

Làm thế nào để chẩn đoán viêm tai giữa ở trẻ em?

Viêm tai giữa được chẩn đoán lâm sàng thông qua những dấu hiệu khách quan khi khám thực thể (soi tai) cùng với bệnh sử của bệnh nhi và các triệu chứng. Có một số công cụ chẩn đoán như đo nhĩ lượng và đo phản xạ cơ bàn đạp để hỗ trợ chẩn đoán viêm tai giữa.

Điều trị viêm tai giữa cho trẻ chuẩn Y khoa

Sau khi chẩn đoán bệnh viêm tai giữa cấp tính, mục tiêu điều trị là kiểm soát cơn đau và điều trị quá trình nhiễm trùng bằng thuốc kháng sinh. Có thể bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc acetaminophen để kiểm soát đau.

Nếu có bằng chứng lâm sàng AOM mưng mủ, kháng sinh đường uống được chỉ định điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn này, amoxicillin liều cao hoặc cephalosporin thế hệ thứ hai là thuốc đầu tay. Nếu trẻ bị thủng màng nhĩ, thì bác sĩ có thể tiến hành điều trị bằng kháng sinh nhỏ tai an toàn cho tai giữa như là dung dịch ofloxacin. Điều này đem lại nồng độ kháng sinh cao mà hiếm khi có tác dụng phụ toàn thân.

Khi nghi ngờ do vi khuẩn, trẻ em và người lớn không dị ứng với penicillin sẽ được điều trị bằng kháng sinh amoxicillin liều cao trong vòng 10 ngày. Amoxicillin có hiệu quả tốt trong chữa viêm tai giữa do nồng độ cao ở tai giữa. Trong trường hợp mà bị dị ứng penicillin, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo dùng thuốc azithromycin. Với liều lượng 10 mg/kg ngày 1 lần hay là clarithromycin (15 mg/kg mỗi ngày chia làm 2 lần).

Các lựa chọn khác là cho bệnh nhân bị dị ứng với penicillin là cefdinir (14 mg/kg mỗi ngày chia làm 1 hoặc 2 lần), cefpodoxime (10 mg/kg mỗi ngày, một lần mỗi ngày) hay thuốc cefuroxim (30 mg/kg mỗi ngày chia làm 2 lần).

thuốc hỗ trợ bệnh viêm tai giữa ở trẻ
Cefuroxim là một trong những thuốc điều trị viêm tai giữa

Nếu các triệu chứng của trẻ không cải thiện sau khi điều trị bằng amoxicillin liều cao, amoxicillin-clavulanate liều cao. Chúng được chỉ định với liều lượng 90 mg/kg mỗi ngày của thành phần amoxicillin chia làm 2 lần. Ở trẻ em bị nôn hay trong trường hợp không thể dùng kháng sinh đường uống. Các bác sĩ có thể dùng ceftriaxone (50 mg/kg mỗi ngày) trong vòng ba ngày liên tiếp qua tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

Theo hướng dẫn của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, bệnh nhi đã trải qua bốn đợt AOM trở lên trong khoảng 12 tháng thì cần được phẫu thuật mở màng nhĩ bằng cách đặt ống để thông màng nhĩ. Việc đặt ống thông màng nhĩ giúp thông khí khoang tai giữa và duy trì thính giác bình thường. Hơn nữa, nếu bệnh nhi bị viêm tai giữa trong khi đặt ống thông màng nhĩ, thì được điều trị bằng thuốc kháng sinh nhỏ vào tai thay vì dùng kháng sinh toàn thân.

Xem thêm: Trẻ chậm nói: Dấu hiệu, nguyên nhân và biện pháp chăm sóc

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa tại nhà

Để có thể chăm sóc cho bé nhanh khỏi bệnh viêm tai giữa ở trẻ thì bố mẹ cần phải tuân theo những bước sau đây:

Vệ sinh tai, mũi, miệng. lưỡi sạch sẽ

  • Đối với vệ sinh tai: Khi tai của trẻ bị chảy dịch mủ, phụ huynh cần chú ý vệ sinh sạch cho bé bằng cách dùng tăm bông nhẹ nhàng thấm dịch. Chú ý không nên ngoáy và đưa tăm bông vào sâu vì dễ gây đau và bị tổn thương tai.
  • Về vệ sinh mũi: Viêm tai giữa thường sẽ gây viêm mũi, phụ huynh nên dùng nước muối sinh lý để nhỏ và vệ sinh mũi cho trẻ.
  • Cuối cùng là vệ sinh miệng lưỡi: Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên lau miệng cho trẻ vài lần một ngày sau ăn. Còn với trẻ lớn thì cho súc miệng nước muối để làm sạch miệng và họng.
vệ sinh cho trẻ kỹ lưỡng ngăn ngừa bệnh
Việc vệ sinh kỹ càng giảm đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh

Cho trẻ ăn thức ăn mềm

Trong khi đang bệnh viêm tai giữa, hoạt động nhai nuốt sẽ rất là khó chịu vì bị đau vùng tai. Vì vậy phụ huynh cần cho trẻ ăn thức ăn mềm như là cháo, súp, bánh mềm để trẻ dễ ăn hơn.

Xem thêm: Dấu hiệu trẻ bị viêm phổi: Cách nhận biết, điều trị kịp thời

Cách phòng ngừa viêm tai giữa cho trẻ hiệu quả

Để ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm này, buộc phụ huynh phải hình thành thói quen sống tích cực có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiễm trùng tai. Các biện pháp có thể bao gồm:

  • Cho bé bú mẹ trong vòng ít nhất là khoảng 6 tháng để giúp ngăn ngừa sự phát triển của các đợt nhiễm trùng tai tới sớm. Nếu bú bình, hãy bế bé nằm ở một góc nghiêng thay vì đặt trẻ nằm xuống với bình sữa.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc, có thể làm tăng số lượng và mức độ nghiêm trọng của bệnh nhiễm trùng tai.
  • Cả bố mẹ và bé nên rửa tay kỹ và thường xuyên. Đây là một trong những cách quan trọng nhất để giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn có thể gây cảm lạnh dẫn đến nhiễm trùng tai.
  • Cần đưa bé đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch vì một số loại vắc xin có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tai như cúm, phế cầu…
rèn luyện thói quen rửa tay cho trẻ
Rửa tay sạch và kỹ nhằm phòng ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ hiệu quả

Xem thêm:Trẻ tự kỷ: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh kịp thời

Khám và chữa viêm tai giữa cho trẻ em ở đâu?

Nếu trẻ có dấu hiệu mắc bệnh viêm tai giữa, nhưng vẫn chưa tìm kiếm ra được một đơn vị chữa trị an toàn, hiệu quả. Bạn có thể tới Med247, chúng tôi sẽ đáp ứng đủ những mong muốn của bạn. Và lý do tại sao chúng tôi tin rằng sẽ làm bạn hài lòng, vì:

  • Cơ sở vật chất hiện đại, tối tân: nhằm giúp tạo môi trường thoải mái cho bệnh nhân có thể dưỡng bệnh và chữa bệnh an toàn và tiện nghi.
  • Đội ngũ nhân viên chất lượng cao: các y bác sĩ tại Med247 đều được rèn luyện và luôn luôn trao dồi các kỹ năng cũng như chuyên môn mới. Nhưng không vì thế bạn lo rằng tay nghề chữa bệnh của các y bác sỹ tại đây. Chúng tôi có hẳn một lực lượng y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, với tâm huyết chữa khỏi tất cả các loại bệnh hiện nay.
  • Dịch vụ thăm khám hiện đại: chúng tôi có dịch vụ thăm khám phủ sóng từ trực tiếp đến trực tuyến. Không chỉ khám và theo dõi trực tiếp, chúng tôi còn có ứng dụng để người nhà và bệnh nhân có thể theo dõi và đặt lịch khám phù hợp với lịch cá nhân. Không những thế chúng tôi còn có thể tư vấn khám bệnh online qua việc gọi video từ bác sĩ đến bệnh nhân.
đặt lịch khám viêm tai giữa cho trẻ tại med247
Phụ huynh có thể đặt lịch qua app để Med247 xếp lịch khám sớm nhất

Xem thêm: Mách ba mẹ cách dạy trẻ chậm nói đơn giản, hiệu quả tại nhà

Thông tin liên hệ

Med247 là địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh viêm tai giữa uy tín ở trẻ em mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo. Với đội ngũ chuyên gia y tế có chuyên môn, cơ sở vật chất hiện đại, dịch vụ chẩn đoán và điều trị đa dạng, thời gian làm việc linh hoạt. Dưới đây chính là một số thông tin liên hệ với Med247:

Med247 – Phòng khám Bác sĩ Gia đình 4.0

  • Địa chỉ:

+ CS1: Số 9 Thanh Nhàn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
+ CS2: Nhà D5 Dreamland Tây Hồ, 107 Xuân La, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
+ CS3: Mộc Lan 6-28 Vinhomes Greenbay, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
+ CS4: Tầng 1, Chung cư Bộ Quốc Phòng, 16B Nguyễn Thái Học, Quận Hà Đông, Hà Nội

  • Hotline: 1900.636.115
  • Website: https://med247.vn/

Qua bài viết “Tất tần tật thông tin về viêm tai giữa ở trẻ ba mẹ cần phải biết”. Med247 mong rằng những dữ liệu chúng tôi cung cấp về bệnh viêm tai giữa ở trẻ sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về bệnh và có thể bảo vệ, phòng tránh cho con em mình. Để giúp cho con em mình khỏe mạnh và phát triển tốt hơn.

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Thiện Trung – Bác sĩ tại Phòng khám Med247.

Xem thêm: [Hé lộ] 9 bệnh hô hấp ở trẻ em thường gặp và cách phòng ngừa

logo-zalo-vector Chia sẻ trên Zalo