Trẻ tự kỷ: Dấu hiệu, nguyên nhân, các cách phòng tránh hiệu quả
Những năm gần đây, tỷ lệ trẻ tự kỷ ngày càng tăng cao. Điều này đã trở thành mối lo ngại đối với nhiều bậc phụ huynh bởi bệnh này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ nhỏ. Do đó, việc nắm rõ những thông tin liên quan đến trẻ tự kỷ như nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh và điều trị bệnh là vô cùng cần thiết. Hãy cùng Med247 tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về bệnh tự kỷ ở trẻ
Bệnh tự kỷ còn được gọi là rối loạn tự kỷ, là một hội chứng rối loạn phát triển não bộ ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh này thường bắt đầu phát hiện trong giai đoạn sớm của cuộc đời, thường là trước khi trẻ 3 tuổi và kéo dài theo thời gian.
Theo các chuyên gia, trẻ tự kỷ thường có khả năng giao tiếp, hành vi và tương tác xã hội kém hơn các bạn cùng lứa tuổi. Ngoài ra, trẻ bị tự kỷ thường có những biểu hiện rối loạn cảm giác, tăng động, giảm chú ý…
Dựa trên kết quả khảo sát cho thấy, những năm gần đây, tỷ lệ trẻ mắc bệnh tự kỷ tăng lên khá cao. Cụ thể, cứ 100 bé sẽ có 1 bé mắc bệnh tự kỷ và tỷ lệ mắc bệnh ở bé trai thường cao hơn bé gái.
Hiện nay, chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm cho bệnh tự kỷ. Tuy nhiên, các biện pháp hỗ trợ và giáo dục sớm có thể giúp cải thiện khả năng giao tiếp và tương tác xã hội của trẻ tự kỷ và giúp chúng phát triển các kỹ năng sống cần thiết.
Xem thêm: Các bệnh thường gặp ở trẻ em ba mẹ nên biết để phòng ngừa
Lý do dẫn đến bệnh tự kỷ ở trẻ
Đến nay, vẫn chưa có bất cứ kết luận cụ thể nào về nguyên nhân khiến trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, các chuyên gia đã xác định được một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và góp phần dẫn đến bệnh tự kỷ:
Do di truyền
Di truyền là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ. Vì một số biểu hiện của bệnh tự kỷ là do nhóm gen quy định. Vậy nên, những gia đình có người bị tự kỷ thì nguy cơ trẻ mắc tự kỷ sẽ cao hơn so với những đứa trẻ khác.
Do quá trình mang thai
Nếu trong quá trình mang thai, mẹ bầu mắc phải một số bệnh do virus gây nên như sởi, cúm hay sinh sống và làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất sẽ gây ảnh hưởng đến thần kinh của thai nhi và góp phần tăng nguy cơ mắc tự kỷ ở trẻ. Một số hóa chất độc hại mẹ bầu nên tránh để bảo vệ sức khỏe của con như khói thuốc lá, rượu, bia, ma túy…
Bên cạnh đó, bệnh đái tháo đường thai kỳ cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những mẹ bầu có tiền sử bị đái tháo đường thai kỳ có tỷ lệ sinh ra trẻ tự kỷ cao gấp 2 lần những mẹ không mắc bệnh này.
Do môi trường
Có nhiều trường hợp trẻ sinh ra khỏe mạnh, bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, do không được quan tâm, chăm sóc đầy đủ, chúng cảm thấy bị cô độc và thiếu vắng tình thương. Tình trạng này nếu diễn ra trong một khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến nguy cơ khiến trẻ tự kỷ.
Do bất thường ở não
Những trẻ gặp các bất thường ở não, tổn thương não hay não bộ kém phát triển cũng có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ. Một số nguyên nhân gây nên những bất thường ở não bộ của trẻ nhỏ là:
- Sinh non dưới 37 tuần tuổi.
- Thiếu hoặc ngạt oxy não trong quá trình sinh.
- Vàng da nhân não.
- Trẻ có cân nặng khi sinh thấp, chưa đến 2.5kg.
- Trẻ bị chảy máu não, hay màng não sơ sinh.
- Tình trạng chấn thương sọ não do các can thiệp sản khoa.
- Thiếu oxy não do bị suy hô hấp nặng.
- Viêm màng não, viêm não.
- Nhiễm độc thủy ngân.
Xem thêm: [Hé lộ] 9 bệnh hô hấp ở trẻ em thường gặp và cách phòng ngừa
Phân loại tự kỷ ở trẻ
Có thể phân loại bệnh tự kỷ ở trẻ dựa theo thời điểm mắc, chỉ số thông minh hay mức độ của bệnh. Cụ thể như sau:
Theo thời điểm
- Tự kỷ điển hình (tự kỷ bẩm sinh): Các triệu chứng của bệnh tự kỷ dần dần xuất hiện trong 3 năm đầu đời của trẻ.
- Tự kỷ không điển hình (tự kỷ mắc phải): Đây là những trẻ có sự phát triển bình thường về mặt ngôn ngữ, giao tiếp và hành vi ứng xử trong 3 năm đầu. Tuy nhiên, trong những năm tháng sau này, trẻ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng của bệnh tự kỷ và khả năng ngôn ngữ, giao tiếp của trẻ cũng dần thoái triển.
Theo chỉ số thông minh
- Chỉ số thông minh cao và nói được: Trẻ tự kỷ không có những biểu hiện, hành vi tiêu cực nhưng lại khá thụ động. Trẻ có thể biết đọc sớm, từ khi mới 2, 3 tuổi, khả năng nhìn tốt nhưng khi lớn lại có xu hướng bị ám ảnh.
- Chỉ số thông minh cao và không nói được: Trẻ có sự khác biệt lớn giữa kỹ năng nói và kỹ năng vận động. Trẻ thường nhạy cảm với những kích thích âm thanh và có những hành vi bất thường như tự cô lập, bướng bỉnh…
- Chỉ số tự kỷ thấp và nói được: Trẻ có khả năng hành vi kém, thường xuyên la hét, tỏ thái độ hung hãnh, tự kích thích. Những trẻ này có trí nhớ kém, khả năng tập trung kém và thường xuyên nói lắp, nói không đủ nghĩa.
- Chỉ số thông minh thấp và không nói được: Trẻ biết sử dụng rất ít từ ngữ và cử chỉ, thường xuyên có biểu hiện im lặng. Đặc biệt, trẻ thường thích thú, quan tâm với các loại máy móc, nhạy cảm với những âm thanh, tiếng động và thiếu kỹ năng xã hội.
Theo mức độ
- Mức độ nhẹ: Trẻ tự kỷ ở mức độ nhẹ có thể giao tiếp bằng mắt bình thường nhưng giao tiếp với người ngoài còn hạn chế. Trẻ có thể học và làm theo những hoạt động đơn giản, kỹ năng nói, vận động ở mức bình thường.
- Mức độ trung bình: Những trẻ này có thể giao tiếp bằng mắt và giao tiếp với người ngoài, tuy nhiên khả năng nói còn hạn chế.
- Mức độ nặng: Ở mức độ này, trẻ không thể giao tiếp bằng mắt, không thể giao tiếp với người ngoài cũng như không thể nói được. Bên cạnh đó, trẻ còn gặp khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như thay quần áo, ăn uống hay vệ sinh cá nhân…
Xem thêm: Các loại sốt ở trẻ em thường gặp và cách chăm sóc hiệu quả
Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ theo độ tuổi
Ở mỗi giai đoạn phát triển, trẻ sẽ có những biểu hiện tự kỷ khác nhau. Vậy nên, phụ huynh cần quan tâm, chú ý đến con để có thể nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ tự kỷ và tìm ra biện pháp can thiệp phù hợp. Dưới đây là một số biểu hiện của trẻ tự kỷ theo từng độ tuổi mà ba mẹ có thể tham khảo:
Biểu hiện trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi
- Không thể hiện sự vui vẻ, thích thú trên khuôn mặt.
- Không giao tiếp với người khác bằng ánh mắt.
- Khi được gọi tên hay nghe thấy tiếng động lớn, trẻ không trả lời cũng không quay lại xem nơi phát ra âm thanh ở đâu.
- Trẻ không quan tâm đến những trò chơi mà những đứa trẻ khác thường chơi và thích thú.
- Trẻ không bập bẹ tập nói hay tạo ra những âm thanh như tiếng cười, tiếng khóc khi cảm thấy thích thú hay giận dữ một điều gì đó
- Trẻ không sử dụng những cử chỉ, ví dụ chỉ tay về phía đồ vật mà mình mong muốn.
Biểu hiện trẻ tự kỷ dưới từ 12 đến 24 tháng tuổi
- Trẻ tự kỷ không sử dụng các cử chỉ như vẫy tay, chỉ tay, bắt tay, cười đáp
- Trẻ không bập bẹ tập nói khi 12 tháng tuổi, không biết cách sử dụng các từ đơn khi 16 tháng và không nói được câu có 2 từ khi 24 tháng.
- Kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội kém.
- Trẻ thường xuyên phớt lờ hoặc không chú ý đến mọi người xung quanh.
- Trẻ lặp đi lặp lại một hành động hay một cử động cơ thể nào đó.
- Trẻ thường xuyên đi nhón chân hoặc không thể bước đi.
Biểu hiện trẻ tự kỷ trên 2 tuổi
- Trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp với mọi người, có xu hướng thu mình, ít chơi hoặc ít quan tâm đến những đứa trẻ cùng tuổi khác.
- Trẻ thích chơi với một số món đồ nào đó, thích ngắm nhìn, quan sát hình dáng, màu sắc của chúng mà không quan tâm cũng như biết cách sử dụng chúng.
- Khả năng tưởng tượng, sáng tạo trong các hoạt động học tập, vui chơi kém.
- Không thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và môi trường xung quanh, luôn bắt người khác phải thực hiện một lối sống sinh hoạt nhất định.
- Kháng cự, không hợp tác hoặc hiếu động quá mức, bốc đồng, tỏ ra hung hăng.
Xem thêm: [Cảnh báo] Những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh – Med247
3 cách phòng tránh bệnh tự kỷ ở trẻ
Sau khi đã nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu của trẻ tự kỷ, ba mẹ cần tìm hiểu một số biện pháp giúp phòng tránh bệnh tự kỷ ở trẻ ngay từ sớm.
Thường xuyên khám thai
Mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ để có thể theo dõi tình hình sức khỏe của mẹ. Đồng thời phát hiện sớm những tình trạng bất thường như tự kỷ bẩm sinh, dị tật thai nhi, nguy cơ đẻ non hay mắc các bệnh truyền nhiễm khác. Nếu được phát hiện sớm, các bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên và phương pháp điều trị nhằm giảm thiểu tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
Tạo môi trường tốt cho bé phát triển
Yếu tố môi trường phát triển có tác động rất lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Do đó, ba mẹ cần dành nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc và chơi đùa cùng con, để con có sự phát triển tốt nhất cả về thể chất lẫn tâm lý.
Ba mẹ hãy thường xuyên giao tiếp, trò chuyện, đọc sách cho con nghe. Điều này sẽ giúp kích thích khả năng ngôn ngữ của trẻ, thúc đẩy trẻ sớm biết nói. Chưa hết, mỗi ngày, ba mẹ hãy cùng con chơi những trò chơi vận động như đá bóng, nhảy dây, đạp xe… Những trò chơi này sẽ giúp con phát triển các kỹ năng xã hội, tăng cường tư duy, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ.
Khám sức khỏe cho trẻ định kỳ
Khám sức khỏe giúp ba mẹ phát hiện sớm nguy cơ mắc tự kỷ ở trẻ. Từ đó, đưa ra những phương pháp điều trị kịp thời để ngăn chặn sự phát triển của bệnh, giúp bé có được sự phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác.
Xem thêm: Viêm tai giữa ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Bệnh tự kỷ của trẻ chữa ở đâu uy tín?
Với mong muốn chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe tinh thần trẻ tự kỷ, Hệ thống phòng khám Med247 đã triển khai các dịch vụ thăm khám bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ. Với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, Med247 đã đồng hành cùng nhiều gia đình có trẻ mắc các vấn đề tâm lý như tự kỷ, rối loạn hành vi, tăng động… và giúp trẻ trị liệu thành công. Bên cạnh đó, hệ thống phòng khám của chúng tôi còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, chuyên nghiệp, hỗ trợ quá trình khám, chữa bệnh nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Vì vậy, quý phụ huynh hoàn toàn có thể tin tưởng, giao con em của mình cho Med247 chăm sóc và điều trị tự kỷ. Liên hệ ngay cho Med247 – Phòng khám Bác sĩ Gia đình 4.0 nếu quý phụ huynh có nhu cầu khám và điều trị tự kỷ cho trẻ.
Med247 – Phòng khám Bác sĩ Gia đình 4.0
- Địa chỉ:
- CS1: Số 9 Thanh Nhàn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- CS2: Nhà D5 Dreamland Tây Hồ, 107 Xuân La, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- CS3: Mộc Lan 6-28 Vinhomes Greenbay, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- CS4: Tầng 1, Chung cư Bộ Quốc Phòng, 16B Nguyễn Thái Học, Quận Hà Đông, Hà Nội
- Hotline: 1900.636.115
- Website: https://med247.vn/
Trên đây là những nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh tự kỷ ở trẻ hiệu quả nhất. Nếu phát hiện những dấu hiệu cho thấy trẻ tự kỷ, ba mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám để phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt, tránh để lại những di chứng tâm thần sau này. Đừng quên liên hệ cho Med247 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Lương Thị Ngư – Chuyên khoa Tâm lý – Bệnh viện Tâm Thần Ban Ngày Mai Hương.
Xem thêm các bài viết:
- Viêm phế quản ở trẻ em: Triệu chứng, kinh nghiệm điều trị
- Mách ba mẹ cách dạy trẻ chậm nói đơn giản, hiệu quả tại nhà
- Trẻ chậm nói: Dấu hiệu, nguyên nhân và biện pháp chăm sóc
- Dấu hiệu trẻ bị viêm phổi: Cách nhận biết, điều trị kịp thời
- Trẻ tự kỷ có chữa được không? Phương pháp điều trị tốt nhất
- Trẻ tự kỷ có nói được không? Cách hỗ trợ trẻ tự kỷ tập nói
- [Bật mí] 10+ phương pháp dạy trẻ tự kỷ tại nhà hiệu quả nhất