Coronavirus, COVID-19: What You Can Do

Trẻ chậm nói do đâu? Dấu hiệu, nguyên nhân và biện pháp chăm sóc

Trẻ chậm nói là một vấn đề liên quan đến quá trình phát triển ngôn ngữ xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Những trẻ mắc phải tình trạng này thường gặp khó khăn trong việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ. Điều này đã khiến các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng, bất an đối với sự phát triển của trẻ. Vậy trẻ chậm nói do đâu? Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh này như thế nào? Hãy cùng Med247 đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Quá trình phát triển ngôn ngữ bình thường ở trẻ

Quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ được chia thành 8 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1 (từ 3 – 6 tháng tuổi): Trẻ thường xuyên tập trung, quan sát những người đang nói chuyện, quay đầu về phía phát ra tiếng động. Trẻ có thể phân biệt được tiếng động phát ra từ những nguồn khác nhau. Trẻ cũng bắt đầu bập bẹ tập nói những từ ngữ đơn giản như “a”, “ba”, “bà”.
  • Giai đoạn 2 (từ 6 – 9 tháng tuổi): Trẻ có thể nói được 2 âm khác nhau, ví dụ như “ma ma”, “ba ba”.
  • Giai đoạn 3 (từ 9 – 12 tháng tuổi): Nếu quan sát kỹ, có thể thấy, trẻ thường xuyên phát âm những tiếng “ê”, “a” kéo dài giống như người lớn. Chúng cũng đã có thể nói được một vài từ đơn như bố, mẹ, bà một cách rõ ràng.
trẻ nói những từ đơn dễ dàng
Trẻ có thể nói những từ đơn một cách rõ ràng
  • Giai đoạn 4 (từ 12 – 15 tháng tuổi): Trẻ có thể phát âm theo tiết tấu âm nhạc để giữ cho câu chuyện liền mạch và người nghe có thể hiểu điều bé muốn nói.
  • Giai đoạn 5 (từ 15 – 18 tháng tuổi): Trẻ đã bắt đầu nói và nối ghép hai từ ngữ với nhau. Trẻ cũng thường xuyên quan sát và hình thành cấu trúc, trật tự câu.
  • Giai đoạn 6 (từ 18 tháng đến 2 tuổi): Giai đoạn này, trẻ đã biết được khoảng 25 từ, như tên người, cách chào hỏi, cảm ơn hay xin lỗi.
  • Giai đoạn 7 (từ 2 – 3 tuổi): Trẻ biết nói khá nhiều điều, số lượng từ mà bé biết dao động từ 50 – 200 từ. Trẻ cũng đã bắt đầu biết nói những câu có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, thắc mắc những vấn đề như cái gì, ở đâu.
  • Giai đoạn 8 (từ 3 – 4 tuổi): Trẻ nói được những câu từ phức tạp và sử dụng ngôn ngữ một cách dễ dàng. Trẻ biết cách điều chỉnh cường độ giọng nói theo ngữ cảnh, bắt chước theo ngữ điệu của người lớn.
trẻ tò mò và đặt câu hỏi
Trẻ tò mò, đặt ra những câu hỏi về thế giới xung quanh

Xem thêm: Trẻ tự kỷ: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh kịp thời

Dấu hiệu nhận biết tình trạng trẻ chậm nói

Theo các chuyên gia, ở mỗi giai đoạn và độ tuổi, trẻ chậm nói sẽ có những biểu hiện khác nhau. Do đó, cha mẹ cần quan tâm và chú ý đến con để có thể phát hiện và điều trị sớm cho trẻ. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói theo từng giai đoạn phát triển:

Từ 2 tháng đến 6 tháng tuổi

  • Trẻ 2 tháng tuổi nhưng chưa có phản ứng hoặc phản ứng chậm với những tiếng cười đùa của mọi người xung quanh.
  • Trẻ 4 tháng tuổi khi nghe những âm thanh lạ vẫn tỏ ra thờ ơ, không chú ý.
  • Ở giai đoạn 6 tháng tuổi nhưng trẻ vẫn chưa biết cách tự cười khi được người khác làm trò.
trẻ phản ứng kém
Trẻ phản ứng kém khi được người khác làm trò

Từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi

  • Trẻ 8 tháng tuổi nhưng chưa phát âm được những âm đơn giản như “a”, “ê”.
  • Khi nghe thấy âm thanh, trẻ không phản ứng lại.
  • Trẻ không hiểu được những câu đơn giản mà mọi người xung quanh thường nói như “Có”, “Không”, “Vỗ tay”, “Xin chào”, “Bye”.

Từ 12 tháng đến 24 tháng tuổi

  • Bắt đầu từ tháng thứ 15 trở đi, nếu trẻ vẫn chưa thể nói những từ ngữ đơn giản như “bà”, “bò”, “chó”, “mèo” thì đây là dấu hiệu cho thấy trẻ chậm nói.
  • Bé cảm thấy khó chịu hay muốn một điều gì đó nhưng không biết cách để truyền đạt cho bố mẹ và những người xung quanh.
  • Trẻ 18 tháng tuổi không nói được câu dài khoảng 6 từ.
  • Giai đoạn từ 19 – 24 tháng tuổi, trẻ không chịu học thêm hay bắt chước những từ ngữ mà ba mẹ và người xung quanh nói.

Từ 24 tháng đến 25 tháng tuổi

  • Khi ba mẹ hướng dẫn con những điều đơn giản, con không thể hiểu và làm theo được.
  • Khả năng ghép từ của trẻ còn kém.
  • Trẻ không nói được những câu dài từ 4 từ trở lên và không học hỏi thêm những từ mới hay mẫu câu đơn giản khác.

Xem thêm: Các bệnh thường gặp ở trẻ em ba mẹ nên biết để phòng ngừa

Những nguyên nhân dẫn đến bé chậm nói

Có 2 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ chậm nói là nguyên nhân về mặt thực thể và nguyên nhân về mặt tâm lý.

Nguyên nhân thực thể

Nhóm nguyên nhân về thực thể bao gồm những vấn đề liên quan đến cơ quan phát âm (tai, mũi, họng…), cơ quan chỉ huy (bại não, não bị dị tật bẩm sinh, di chứng sau xuất huyết não, viêm màng não…). Đây đều là những nguyên nhân thực thể khiến cho bé chậm nói.

các vấn đề liên quan đến tai mũi họng
Trẻ bị mắc các vấn đề liên quan đến tai, mũi, họng có thể bị chậm nói

Nguyên nhân tâm lý

Nhóm nguyên nhân tâm lý bao gồm những nguyên nhân như gia đình quá cưng chiều, hay bỏ bê, ít quan tâm đến trẻ hay do trải qua một biến cố bất ngờ nào đó khiến trẻ bị ảnh hưởng tâm lý, dẫn đến tình trạng chậm nói.

Xem thêm: [Hé lộ] 9 bệnh hô hấp ở trẻ em thường gặp và cách phòng ngừa

Những biểu hiện thường gặp ở trẻ chậm nói

Một số biểu hiện, triệu chứng thường gặp ở trẻ chậm nói:

Rối loạn ngôn ngữ

Trẻ bị chậm nói thường không có cảm giác hứng thú, vui vẻ khi trò chuyện. Trẻ không thể nhớ tên các đồ vật, thường xuyên gọi nhầm hay sử dụng những từ tối nghĩa để diễn tả. Trẻ không tập trung nghe người khác nói, đặc biệt là khi có những tiếng ồn ngoại cảnh. Trẻ rối loạn ngôn ngữ thường khó nói chuyện, nói ngọng, không biết cách bày tỏ mong muốn, suy nghĩ của bản thân…

rối loạn ngôn ngữ ở trẻ
Rối loạn ngôn ngữ

Chậm phát triển

Trẻ chậm phát triển khi kiểm tra thường cho kết quả chỉ số IQ dưới 70 và bị chậm ít nhất 2 lĩnh vực thích ứng. Một trong hai lĩnh vực đó thường là khả năng nói kém, sử dụng ngôn từ một cách khó khăn. Với những gia đình có con thuộc nhóm chậm phát triển, cần đặc biệt chú trọng, quan tâm đến con. Ba mẹ nên cho con tham gia các chương trình giáo dục chuyên biệt giúp con cải thiện khả năng tư duy và sử dụng từ ngữ tốt hơn.

Rối loạn tự kỷ

Một biểu hiện khác thường gặp ở trẻ chậm nói là chứng rối loạn tự kỷ. Những trẻ mắc chứng này thường có dấu hiệu bất thường ở 3 lĩnh vực là tương tác xã hội, khả năng giao tiếp và sự lặp lại của các hành vi, sở thích.

rối loạn tự kỷ ở trẻ
Rối loạn tự kỷ

Trên thực tế, khi thấy con mình chậm nói hơn so với các bạn cùng lứa tuổi, ba mẹ mới bắt đầu cho con đi khám và phát hiện con mắc chứng tự kỷ. Và theo các chuyên gia, nếu trẻ bị mắc chứng này, tốt nhất, gia đình nên cho con áp dụng phương pháp giáo dục chuyên biệt để tình trạng của con được cải thiện tốt hơn.

Câm nín chọn lọc

Câm nín chọn lọc là chứng rối loạn ngôn ngữ xảy ra khi trẻ chỉ không nói trong một số hoàn cảnh nhất định. Chẳng hạn như khi ở nhà, trẻ trò chuyện với ông bà, bố mẹ rất bình thường, tự nhiên. Tuy nhiên, khi đến lớp hay ra ngoài xã hội, trẻ lại im lặng và không nói năng gì cả.

Theo thống kê từ ICD 10 thì có một số ít trẻ có tiền sử về kết âm và chậm nói sẽ mắc chứng câm nín chọn lọc. Do đó, ba mẹ nên đưa trẻ đi trị liệu tâm lý để trẻ có thể hòa đồng với mọi người và thế giới xung quanh.

trẻ tách biệt với đám đông
Trẻ không trò chuyện khi đến lớp học hay tham gia các hoạt động xã hội

Xem thêm: Các loại sốt ở trẻ em thường gặp và cách chăm sóc hiệu quả

Biện pháp chăm sóc phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói

Với những gia đình có trẻ chậm nói, ba mẹ cần đặc biệt quan tâm, chăm sóc con, lựa chọn cách thức thúc đẩy khả năng ngôn ngữ của con tùy thuộc vào từng độ tuổi. Dưới đây là một số phương pháp khuyến khích trẻ tập nói mà ba mẹ có thể tham khảo:

Thường xuyên giao tiếp với con

Ba mẹ hãy thường xuyên trò chuyện cùng trẻ, đọc sách kể chuyện cho trẻ nghe và đặt ra những câu hỏi đơn giản để trẻ có thể trả lời. Ba mẹ cũng nên động viên, khuyến khích con tập trung vào những điều bạn nói, những vật mà bạn muốn con chú ý. Điều này sẽ giúp con hình thành kỹ năng lắng nghe, phản hồi, đồng thời cải thiện khả năng ngôn ngữ hiệu quả.

thường xuyên giao tiếp với trẻ
Hãy dành nhiều thời gian để quan tâm, trò chuyện cùng con

Dành thời gian quan tâm con

Việc dành thời gian quan tâm, chăm sóc con cái chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Do đó, ba mẹ hãy ưu tiên những khoảng thời gian rảnh rỗi như buổi tối hay cuối tuần cho con. Hãy cùng con làm những điều đơn giản, dạy con những từ ngữ mới mẻ, vừa giúp con cải thiện khả năng ngôn ngữ, vừa giúp gắn kết tình cảm gia đình khăng khít hơn.

Tạo chủ đề hứng thú để giao tiếp với con

Cách tốt nhất để cải thiện khả năng ngôn ngữ cho bé chậm nói là dạy bé nói dựa theo những tình huống thường nhật, xảy ra mỗi ngày. Chẳng hạn, khi nhìn thấy một con chó đang đi trên đường, hãy chỉ cho bé biết đây là con chó, nó biết trông nhà và sủa “gâu gâu” mỗi khi có người lạ.

Ngoài ra, ba mẹ cũng nên tạo ra nhiều tình huống sử dụng khác nhau cho một từ ngữ nào đó. Điều này sẽ giúp con hiểu rõ hơn về từ ngữ đó và biết cách áp dụng nó vào những tình huống thực tế trong cuộc sống.

tạo câu chuyện nói chuyện cùng con
Tạo ra nhiều câu chuyện hấp dẫn, thú vị để trò chuyện cùng con

Tạo các thói quen cho con

Hãy tập cho con nghe những âm thanh khác nhau, dạy cho con cách giao tiếp thông qua những hình ảnh, cử chỉ hay điệu bộ. Cùng với đó cần kiểm soát thời gian và chương trình ti vi bé xem, tốt nhất chỉ nên xem khoảng 30 phút mỗi ngày, không nên cho bé xem quá nhiều.

Không gượng ép bé

Trên thực tế, mỗi trẻ có một tốc độ phát triển ngôn ngữ khác nhau. Vì vậy, ba mẹ nên kiên nhẫn và đừng quá áp đặt nếu trẻ chưa thể hiểu hoặc trả lời những câu hỏi. Hãy tôn trọng quyền lựa chọn của trẻ và khuyến khích trẻ tự do phát triển ngôn ngữ của mình.

Xem thêm: Mách ba mẹ cách dạy trẻ chậm nói đơn giản, hiệu quả tại nhà

Khi nào cần có sự can thiệp của chuyên gia nếu bé chậm nói?

Nếu áp dụng những biện pháp kể trên mà khả năng ngôn ngữ của bé vẫn không cải thiện thì ba mẹ nên đưa con đi khám với bác sĩ chuyên khoa. Các bác sĩ, chuyên gia tâm lý sẽ giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ chậm nói. Từ đó, đưa ra phương pháp can thiệp khoa học phù hợp. Điều này sẽ giúp khả năng ngôn ngữ của trẻ tiến triển nhanh chóng, hiệu quả hơn.

khám bác sĩ khi trẻ có dấu hiệu bất thường
Trẻ có các dấu hiệu của chứng chậm nói cần đi khám chuyên gia để điều trị kịp thời


Xem thêm: [Cảnh báo] Những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh – Med247

Med247 – Địa chỉ kiểm tra tình trạng bé chậm nói tốt nhất

Med247 là một trong những địa chỉ kiểm tra tình trạng bé chậm nói tốt nhất và uy tín ở Việt Nam. Chúng tôi sở hữu một đội ngũ bác sĩ, chuyên gia với kinh nghiệm dày dặn và trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực sức khỏe và phát triển trẻ em. Cùng với đó là hệ thống phòng khám với trang bị đầy đủ các thiết bị y tế chuyên nghiệp, hiện đại mang đến cho khách hàng những trải nghiệm chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Đến với Med247, trẻ chậm nói sẽ được khám và chẩn đoán bởi các chuyên gia có kinh nghiệm với các vấn đề liên quan đến phát triển trẻ em. Sau đó, chúng tôi sẽ đề xuất kế hoạch can thiệp phù hợp giúp bé phát triển ngôn ngữ và giao tiếp tốt hơn. Nhờ vậy mà tình trạng của bé sẽ được điều trị và cải thiện rõ rệt.

med247 kiểm tra tình trạng bệnh của bé
Med247 – Hệ thống Phòng khám Bác sĩ Gia đình 4.0

Vậy nên, nếu bạn đang lo lắng về tình trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ, hãy đến với Med247 để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ nhé. Liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:

Med247 – Phòng khám Bác sĩ Gia đình 4.0

  • Địa chỉ:

+ CS1: Số 9 Thanh Nhàn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
+ CS2: Nhà D5 Dreamland Tây Hồ, 107 Xuân La, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
+ CS3: Mộc Lan 6-28 Vinhomes Greenbay, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
+ CS4: Tầng 1, Chung cư Bộ Quốc Phòng, 16B Nguyễn Thái Học, Quận Hà Đông, Hà Nội

  • Hotline: 1900.636.115
  • Website: https://med247.vn/

Bài viết trên đã cung cấp cho phụ huynh những kiến thức cơ bản về chứng chậm nói ở trẻ em. Từ đó giúp phụ huynh phát hiện và xử lý tình trạng trẻ chậm nói một cách hiệu quả. Đừng quên liên hệ cho Med247, nếu bạn cần tìm một địa chỉ tin cậy để kiểm tra và điều trị tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ nhé!

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Lương Thị Ngư – Chuyên khoa Tâm lý – Bệnh viện Tâm Thần Ban Ngày Mai Hương.

Xem thêm các bài viết:

logo-zalo-vector Chia sẻ trên Zalo