Coronavirus, COVID-19: What You Can Do

Mách ba mẹ cách nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ bị viêm phổi

Viêm phổi bệnh lý thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân gây tử vong đáng tiếc hàng đầu ở trẻ. Bệnh có thể đến với mọi lứa tuổi nhưng hầu hết đều là trẻ em sẽ gặp phải nhất. Vậy thì các dấu hiệu trẻ bị viêm phổi là gì? Hãy giải đáp và tìm hiểu cùng Med247 ngay dưới bài đọc này.

Viêm phổi là gì?

Viêm phổi ở trẻ em hay còn được coi là tình trạng nhiễm trùng ở bên trong phổi, các ổ nhiễm trùng được tạo ra bởi các con vi khuẩn hay virus xâm nhập. Vi khuẩn phế cầu khuẩn là loại được biết đến thường gây nên tình trạng bệnh.

bệnh viêm phổi ở trẻ
Viêm phổi ở trẻ em hay còn được coi là tình trạng nhiễm trùng ở bên trong phổi

Theo như thống kê chuẩn xác của Tổ chức Y tế Thế giới WHO và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF, thì bệnh viêm phổi chính là nguyên nhân gây ra nhiều ca tử vong ở trên thế giới với 2 triệu trẻ em/ năm. Số liệu thực tế nhiều hơn tổng số ca tử vong do bệnh AIDS, sốt rét và sởi cộng lại. Mỗi ngày ước tính có khoảng 4.300 trẻ nhỏ tử vong bởi vì bệnh viêm phổi.

Tức có nghĩa là cứ mỗi 20 giây trôi qua thì sẽ lại có thêm 1 trẻ nhỏ tử vong do bị viêm phổi ở trên thế giới. Ở Việt Nam, hiện nay mỗi năm có khoảng 2,9 triệu trẻ em mắc phải căn bệnh viêm phổi. Trong đó, có đến 4.000 trẻ bị tử vong. Và Việt Nam được xem là 1 trong 15 các quốc gia có số lượng trẻ mắc viêm phổi nhiều nhất trên thế giới.

Xem thêm: Các bệnh thường gặp ở trẻ em ba mẹ nên biết để phòng ngừa

Các loại viêm phổi ở trẻ em thường gặp

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh lý xuất hiện hầu hết ở trẻ nhỏ và bệnh sẽ có khuynh hướng nặng hơn nếu như không điều trị đúng và kịp thời. Dưới đây là những loại viêm phổi ở trẻ em thường gặp mà cha mẹ nên lưu ý:

Viêm phổi thùy

Viêm phổi thùy là loại bệnh gây nên các tổn thương tổ chức tại phổi như tiểu phế quản tận cùng mô liên kết kẽ, phế nang. Viêm phổi thùy thường xuất hiện ở các đối tượng có hệ miễn dịch non yếu ví dụ như là trẻ em, người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch, nghiện rượu, người có bệnh lý nền mạn tính, hay mắc các bệnh phổi từ trước như giãn phế quản, hen phế quản…

viêm phổi thùy ở trẻ em
Viêm phổi thùy là loại bệnh gây nên các tổn thương tổ chức tại phổi

Bệnh sẽ thường phát triển khi thời tiết bắt đầu giao mùa thay đổi. Mùa Đông Xuân là thời điểm có các tỷ lệ mắc những bệnh nhiễm khuẩn về đường hô hấp rất cao.

Viêm phổi phế quản

Viêm phổi phế quản (hay còn được gọi là viêm phế quản phổi) đây là bệnh nhiễm trùng cấp tính lan tỏa ở phế nang, phế quản phổi và các mô kẽ. Đây chính là tình trạng bệnh tiến triển nhanh, gây ra biến chứng nặng và có khả năng gây ra tử vong cao nếu như không được điều trị đúng cách và kịp thời. Khi trẻ ở độ tuổi dưới 5, đặc biệt là các bạn nhỏ dưới 2 tháng tuổi thì sẽ rất dễ mắc phải căn bệnh này.

Xem thêm: [Hé lộ] 9 bệnh hô hấp ở trẻ em thường gặp và cách phòng ngừa

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phổi

Có rất nhiều những nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh viêm phổi ở trẻ. Mỗi nguyên nhân gây ra bệnh đều sẽ có các sự tác động khác nhau đến với cơ thể trẻ. Từ đó triệu chứng viêm phổi cũng sẽ thay đổi theo.

Đối với nhóm trẻ ở độ tuổi dưới 5 tuổi bệnh sẽ thường do loại vi khuẩn như: Listeria monocytogenes, Streptococcus nhóm B, H.influenza.s, Branhamella Catarrhalis, S.aureus. Đối với các trẻ từ dưới 2 tháng tuổi thì nguyễn nhân chủ yếu là do vi khuẩn E. Coli, vi khuẩn gram âm, Klebsiella Pneumoniae. Bệnh khi bị nhiễm vi khuẩn thường sẽ phát triển bệnh nhanh hơn cùng với đó là các triệu chứng sẽ có mức độ nặng hơn so với bệnh do virus gây ra.

nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phổi ở trẻ
Có rất nhiều những nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh viêm phổi ở trẻ

Đối với nhóm trẻ từ 5 đến 15 tuổi, tình trạng bệnh lý thường do virus như: RSV, H.influenzae… So với những yếu tố khác gây bệnh viêm phổi, viêm do virus xảy đến thường chậm hơn và ít nghiêm trọng hơn. Có tới gần 50% trường hợp bị viêm phổi do virus gây nên. Bệnh có triệu chứng trong các trường hợp này giống như bệnh cảm cúm thông thường.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, thì viêm phổi ở trẻ em và ở trẻ sơ sinh còn do tác nhân khác đó là ký sinh trùng, nấm, lao, có nhiều khói bụi bẩn, môi trường sống ô nhiễm. Trẻ thường xuyên hít phải khói thuốc lá thụ động từ những người tiếp xúc cũng có thể đây chính là nguyên do gây ra phản ứng viêm ở những cơ quan trong đường hô hấp. Dùng chung đồ cá nhân với người bị bệnh như bàn chải, khăn lau, bát, ly,…có thể lây bệnh sang cho trẻ đang khỏe.

Xem thêm: Các loại sốt ở trẻ em thường gặp và cách chăm sóc hiệu quả

Những đối tượng trẻ nào có nguy cơ cao bị viêm phổi?

Trẻ em, người cao tuổi,…là những đối tượng có nguy cơ bị viêm phổi cao nhất, mặc dù bệnh có thể xảy ra với mọi lứa tuổi. Một đứa trẻ sẽ có khả năng cao bị mắc bệnh hơn so với những đứa trẻ khác, nếu trẻ có biểu hiện:

  • Trẻ sinh non; có hệ thống miễn dịch non yếu;
  • Trẻ có bệnh lý nền mãn tính như xơ nang, hen suyễn, đái tháo đường, tăng động giảm chú ý, tim bẩm sinh, trầm cảm…;
  • Phổi yếu hoặc hệ hô hấp có vấn đề.

Trẻ dưới 1 tuổi có nguy cơ bị viêm phổi nếu như hít phải khói thuốc lá thụ động từ mọi người xung quanh hay phụ huynh của trẻ.

đối tượng dễ mắc bệnh viêm phổi
Trẻ sinh non và trẻ dưới 1 tuổi thường sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn

Xem thêm: [Cảnh báo] Những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh – Med247

Dấu hiệu trẻ bị viêm phổi ba mẹ cần chú ý

Những dấu hiệu trẻ bị viêm phổi mà phụ huynh cần phải quan sát và chú ý đến tình trạng bệnh của con để có cách xử lý kịp thời nhất:

Đối với trẻ sơ sinh

  • Sốt cao trên 39 độ
  • Trẻ nằm ngủ liên tục, nằm lì, mệt mỏi
  • Có biểu hiện khó thở hay thở nhanh hơn so với mức bình thường, dùng cả bụng để co bóp cố gắng lấy nhiều khí oxy hơn để thở
  • Ho khan vào những thời gian đầu và sau đó thì ho có đờm, đờm có màu trắng rồi chuyển sang màu vàng hoặc xanh
  • Da xanh xao, môi nhợt nhạt bởi do cơ thể không đủ oxy;
  • Bị tức ngực hoặc bị đau bụng;
  • Nôn trớ hoặc bị tiêu chảy;
  • Trẻ bú ít hoặc bỏ bú

Đối với trẻ nhỏ

  • Thở rất nhanh so với bình thường
  • Thở thở khò khè hoặc thở rít, khó khăn khi thở
  • Sốt cao
  • Ho khan
  • Nghẹt mũi
  • Ớn lạnh
  • Nôn ói
  • Đau bụng, tiêu chảy
  • Đau tức ngực
  • Mệt mỏi, lười vận động
  • Ăn không ngon, mất cảm giác thèm ăn
  • Đầu móng tay và môi xanh hoặc xám xịt

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra những dấu hiệu, thở nhanh chính là triệu chứng xuất hiện đầu tiên khi trẻ nhỏ bị viêm phổi, sớm hơn cả những dấu hiệu có được khi nghe phổi và cả khi được chụp X-quang. Bố mẹ sẽ có thể phát hiện dễ dàng các dấu hiệu trẻ bị viêm phổi này ngay tại nhà:

  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi: có biểu hiện thở nhanh khi nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên.
  • Trẻ từ 2 tháng – dưới 12 tháng tuổi: thở nhanh khi dung nhịp 50 lần/phút trở lên.
  • Trẻ dưới 5 tháng tuổi – 12 tháng tuổi : thở nhanh khi dung nhịp 40 lần/phút trở lên.

Xem thêm: Viêm tai giữa ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị viêm

Bệnh viêm phổi có ở trẻ sơ sinh sẽ diễn biến từ nhẹ cho đến nặng. Đối với trường hợp nguy hiểm, viêm phổi có thể gây nên các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Viêm màng não: Virus, vi khuẩn,… tấn công mạnh khiến cho tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn, cơ thể trẻ sẽ không thể chống chọi được, tác nhân gây bệnh có thể xâm lấn và gây ra những di chứng khó lường để phục hồi được ở não ví dụ như: tổn thương não vĩnh viễn, viêm màng não, giảm khả năng vận động, rối loạn thần kinh, …
  • Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn sau khi đã gây bệnh xong ở phổi sẽ xâm nhập tiếp vào hệ tuần hoàn, làm nên tình trạng bị nhiễm trùng máu, biến chứng sốc nhiễm trùng, thậm chí là gây tử vong ở trẻ.
  • Tràn dịch màng tim, trụy tim: Biến chứng xảy ra do phản ứng bị sốc thuốc, kháng thuốc khi trẻ sơ sinh điều trị viêm phổi.
  • Tràn mủ màng phổi: Biến chứng này sẽ làm cản trở quá trình hoạt động hô hấp của trẻ, làm tăng cao bạch cầu có trong máu cũng như xuất hiện các tình trạng kháng thuốc.
  • Còi xương, kém phát triển: Khi tình trạng bệnh kéo dài khiến cho trẻ ăn và ngủ không được ngon, dẫn tới trẻ bị biếng ăn, gây suy dinh dưỡng, trẻ kém phát triển và sức đề kháng bị suy giảm mạnh.
  • Kháng kháng sinh: Đây chính là một biến chứng vô cùng nguy hiểm, gây hại đến sức khỏe của trẻ bởi vì bệnh rất khó để điều trị vì phải cần phối hợp cùng nhiều loại kháng sinh khác nhau mới có thể trị được bệnh, cũng như khả năng khỏi bệnh sẽ thấp hơn, và gây tốn kém về tiền bạc cũng như thời gian.
còi xương trẻ em biến chứng nguy hiểm
Còi xương kém phát triển là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh

Xem thêm: Viêm phế quản ở trẻ em: Triệu chứng, kinh nghiệm điều trị

Khi nào trẻ cần nhập viện để điều trị viêm phổi?

Khi thấy trẻ có những biểu hiện những triệu chứng của viêm phổi ở dưới đây, phụ huynh hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế tốt nhất để được điều trị và xử trí kịp thời:

  • Trẻ sốt cao và trong thời gian dài: Triệu chứng sốt cao có thể xảy ra ở nhiều nhiều bệnh lý khác, thế nhưng khi trẻ bị sốt cao dai dẳng trong liên tục 2-3 ngày thì đây là triệu chứng của viêm phổi.
  • Co lõm lồng ngực: Là một triệu chứng của trẻ đang bị viêm phổi nặng. Lúc này, khi trẻ hít khí vào, tại phần dưới lồng ngực sẽ bị lõm vào (dưới 1/3). Trong trường hợp phần vùng ở trên xương đòn rút lõm hoặc mềm ở giữa xương sườn thì không phải là rút lõm lồng ngực.
  • Cơ thể tím tái: Đây chính là khi da bị nhợt nhạt và có tình trạng tím lại ở mặt, chân, tay cho tới toàn cơ thể của trẻ. Nếu không được phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời, bệnh có thể gây nên các biến chứng, hay thậm chí là cướp đi tính mạng của trẻ.
  • Triệu chứng khác như: Trẻ thở khò khè, khó thở, tức ngực, có thể đau ít hay nhiều; Môi trở nên khô, kèm theo đó là mệt mỏi hay chán ăn…
cơ thể trẻ bị tím tái do bệnh viêm phổi
Cơ thể tím tái là một trong những biểu hiện của bệnh

Xem thêm: Trẻ tự kỷ: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh kịp thời

Phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm phổi chuẩn y khoa

Mỗi năm, thì tỷ lệ lớn tử vong ở trẻ em nguyên do bệnh viêm phổi không được chẩn đoán kịp thời và điều trị đúng cách. Khi trẻ có những dấu hiệu của viêm phổi cha mẹ cần phải đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và chẩn đoán bệnh qua chỉ định chụp X-Quang phổi và đánh giá chính xác nhất mức độ tổn thương của phổi.

Bên cạnh đó, cấy dịch tiết đường hô hấp và xét nghiệm máu cũng được tiến hành tùy theo mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà tìm căn nguyên gây bệnh dễ dàng. Khi đã xác định được bệnh tình của trẻ bị mắc bệnh viêm phổi.

Tùy trong giai đoạn nào và nguyên nhân gây nên bệnh mà các bác sĩ sẽ có hướng điều trị bệnh lý khác nhau:

  • Bệnh viêm phổi ở trẻ em do mycoplasma và vi khuẩn: được điều trị bằng thuốc kháng sinh theo hướng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Viêm phổi ở trẻ em do virus: bằng cách nghỉ ngơi và uống nhiều nước để điều trị
  • Viêm phổi ở trẻ em do nấm: điều trị bằng thuốc chống nấm.
chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi
Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh theo chuẩn y khoa

Tùy vào từng độ tuổi khác nhau, nguyên nhân và từng giai đoạn của bệnh, mà những bác sĩ sẽ cho trẻ tiêm kháng sinh hoặc uống thuốc và những thuốc điều trị hỗ trợ khác. Thế nhưng, vi khuẩn phế cầu – đay là một tác nhân gây bệnh viêm phổi hàng đầu ở trẻ em và đang ngày càng gia tăng mức độ đề kháng đối với những loại kháng sinh, làm khó khăn trong quá trình điều trị bệnh. Khi đó, bác sĩ sẽ phải dùng kháng sinh với liều cao cùng kết hợp nhiều loại mới có thể điều trị bệnh khỏi cho trẻ”, bác sĩ Thanh Xuân cho biết.

Xem thêm: Mách ba mẹ cách dạy trẻ chậm nói đơn giản, hiệu quả tại nhà

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm phổi an toàn, khỏe mạnh

Không phải tất cả trẻ sơ sinh khi bị viêm phổi đều phải nhập viện điều trị, trong trường hợp một số bệnh cảnh nhẹ, thì bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà. Ngay lúc này, điều phụ huynh cần nên thực hiện bao gồm:

  • Cho trẻ uống kháng sinh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ: Khi được chỉ định, cha mẹ cần nên cho trẻ con uống đúng loại thuốc cũng như uống đúng liều lượng, đủ số lần uống trong một ngày cũng như số ngày cần phải uống thuốc. Tuyệt đối không tự ý ngưng uống thuốc hay gia tăng liều lượng.
  • Điều trị những triệu chứng kèm theo như sốt, khò khè,… theo chỉ dẫn của bác sĩ. Long đờm cho trẻ nhỏ tại hà bằng cách vỗ lưng để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Tăng cường cho trẻ uống nhiều nước hoặc cho trẻ bú để làm loãng đờm, làm dịu đau họng – giảm ho khan và tránh bị mất nước.
  • Cho trẻ em ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp, chia nhỏ từng bữa ăn trong ngày, không nên ép trẻ ăn quá nhiều hoặc cho trẻ ăn ít.
  • Vệ sinh thường xuyên môi trường xung quanh của trẻ nhỏ đảm bảo nó thật sạch sẽ.
  • Khi trẻ có các triệu chứng cảnh báo bệnh nguy hiểm, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất và uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
chăm sóc trẻ khi trẻ mắc bệnh viêm phổi
Chăm sóc trẻ khi bị bệnh một cách an toàn và khỏe mạnh

Xem thêm: Trẻ chậm nói: Dấu hiệu, nguyên nhân và biện pháp chăm sóc

3 biện pháp phòng tránh viêm phổi ở trẻ nhỏ

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là bệnh lý nguy hiểm đối với tỷ lệ biến chứng nặng, gây tử vong rất cao nhưng cha mẹ có thể chủ động phòng ngừa và ngăn chặn chúng bằng cách:

Tiêm vắc xin

Viêm phổi được xem là bệnh của thời đại, đặc biệt nguy hiểm trong thời tiết chuyển giao hay bối cảnh khi dịch Covid-19 tấn công, khi cả 2 cùng lúc tác động lên hệ hô hấp của trẻ, thì việc tiêm chủng đầy đủ sẽ làm gia tăng sức đề kháng của hô hấp, tạo lá chắn để bảo vệ lá phổi non yếu để trẻ có thể khỏe mạnh. Dưới đây là những loại vắc xin cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh cần tiêm để dự phòng trường hợp bệnh viêm phổi hiệu quả nhất:

  • Vắc xin Synflorix (Bỉ)/Prevenar-13 (Bỉ): phòng ngừa viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm tai giữa,… bởi phế cầu khuẩn cho trẻ nhỏ từ độ tuổi 6 tuần tuổi.
  • Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim (Pháp)/ Infanrix Hexa (Bỉ): phòng ngừa các bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B bại liệt và bệnh viêm phổi – viêm màng não do HIB cho trẻ nhỏ từ 2 tháng tuổi – 2 tuổi.
  • Vắc xin 5 in 1 Pentaxim (Pháp)/ Infanrix IPV+Hib (Bỉ) phòng ngừa các bệnh: uốn ván, như bạch hầu, ho gà, bệnh viêm phổi và bại liệt – viêm màng não do Hib cho trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên.
  • Vắc xin Quimi – Hib (Cuba) giúp phòng ngừa bệnh viêm phổi do HIb cho trẻ kể từ 2 tháng tuổi.
  • Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp)/ GC FLU Quadrivalent (Hàn Quốc): phòng các biến chứng của viêm phổi bởi cúm mùa cho trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở đi.
  • Vắc xin VA-Mengoc-BC (Cu Ba) phòng viêm màng não, viêm phổi… do não mô cầu khuẩn tuýp BC đối với trẻ từ 6 tháng tuổi.
  • Vắc xin Menactra (Mỹ) phòng viêm màng não, viêm phổi,… do não mô cầu khuẩn tuýp A,C,Y,W-135 đối với trẻ từ 9 tháng tuổi.
tiêm vắc xin cho trẻ phòng ngừa bệnh
Tiêm vacxin cho trẻ nhỏ

Bên cạnh phải tiêm chủng cho trẻ sơ sinh đầy đủ, đối với phụ nữ trước khi mang thai bé cần lưu ý tiêm chủng đủ với những loại vắc xin để đề phòng viêm phổi, tiếp đến chuẩn bị một thai kỳ thật khỏe mạnh và an toàn, đảm bảo được nền tảng vững vàng nhất cho con yêu. Med247 tự hào là địa điểm tiêm chủng hiện đại và uy tín tại Hà Nội, đã và đang bảo vệ sức khỏe cho hàng ngàn trẻ em trước những bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm.

Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh

  • Xây dựng một môi trường sống trong lành cho trẻ nhỏ: không có khói thuốc lá và những tác nhân ô nhiễm khác.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc ở nơi đông người, đặc biệt là tiếp xúc với người ốm có dấu hiệu như: hắt hơi, sổ mũi, ho, đau họng…
  • Bố mẹ là người chăm sóc trẻ trước khi tiếp xúc với trẻ, cho trẻ ăn uống nên chú ý rửa tay sạch bằng xà phòng.

Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ

  • Đối với trẻ sơ sinh: thì mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn trong thời gian 6 tháng đầu.
  • Đối với trẻ nhỏ: Đảm bảo đầy đủ chế độ dinh dưỡng được nạp vào cơ thể, bổ sung vitamin như rau xanh, hoa quả giàu; thịt, cá để gia tăng lượng đạm, omega-3 (2)…
  • Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tốt: Ăn và ngủ phải đúng giờ, giữ ấm cơ thể tốt, tránh trẻ bị lạnh, tránh để trẻ sốc nhiệt khi thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột.
  • Không nên tự ý sử dụng thuốc cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai cần phải được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe một cách khoa học, hợp lý để bảo vệ tốt thai nghén, hạn chế bị tai biến sản khoa (đẻ non, ngạt, nhiễm trùng sau sinh,…).
chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ
Quan tâm chăm sóc trẻ với chế độ dinh dưỡng phù hợp

Dấu hiệu trẻ bị viêm phổi còn chưa rõ ràng, dễ tránh bị nhầm lẫn với những bệnh về đường hô hấp khác rồi dẫn đến có nhiều trẻ em phải nhập viện để điều trị bệnh trong tình trạng đã trở nặng. Vì thế, cần nhận biết đúng và đủ đầy thông tin về viêm phổi có ở trẻ sơ sinh cũng như cách phòng ngừa được bệnh hiệu quả là điều bố mẹ cần lưu ý.

Med247 – Địa chỉ khám, chữa viêm phổi cho trẻ uy tín

Med247 có mặt trên thị trường cho đến hiện tại đã và đang được nhiều sự quan tâm của quý phụ huynh và nhiều người. Sở hữu hệ thống phòng khám bác sĩ gia đình 4.0 tiện lợi và chuyên nghiệp. Mang đến cho người bệnh một trải nghiệm y tế toàn diện nhất, từ hệ thống các phòng khám đa khoa đạt chất lượng cao, cho đến dịch vụ tư vấn khám bệnh trực tuyến qua Video Call & Chat qua ứng dụng là Med247.

Med247 tự tin với nhiều năm kinh nghiệm và là địa chỉ khám chữa bệnh viêm phổi cho trẻ uy tín tại Hà Nội với nhiều cơ sở khác nhau. Sở hữu cho mình đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm trong nghề nên luôn tận tâm và đảm bảo an toàn khi khám chữa cho trẻ nhỏ. Đến với chúng tôi, bạn sẽ được tư vấn kỹ lưỡng, trao đổi và lắng nghe những phương án điều trị sao cho thích hợp nhất với trẻ nhỏ.

med247 thăm khám bệnh viêm phổi cho trẻ
Med247 – Địa chỉ thăm khám, chữa bệnh cho trẻ bị viêm phổi uy tín tại Hà Nội

Med247 luôn hy vọng được tiếp cận đến nhiều khách hàng cũng như cộng đồng xã hội để có cơ hội khám chữa cho các bạn nhỏ điều trị bệnh dứt điểm và đúng cách. Đó chính là quyền được làm “Bác sĩ thông thái” cho những khách hàng thân yêu.

Thông tin liên hệ

Mọi thắc mắc và câu hỏi, quý phụ huynh xin vui lòng liên hệ qua hotline tại Med247 hoặc qua thông tin địa chỉ dưới đây mà chúng tôi cung cấp:

Med247 – Phòng khám Bác sĩ Gia đình 4.0

  • Địa chỉ:

+ CS1: Số 9 Thanh Nhàn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
+ CS2: Nhà D5 Dreamland Tây Hồ, 107 Xuân La, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
+ CS3: Mộc Lan 6-28 Vinhomes Greenbay, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
+ CS4: Tầng 1, Chung cư Bộ Quốc Phòng, 16B Nguyễn Thái Học, Quận Hà Đông, Hà Nội

  • Hotline: 1900.636.115
  • Website: https://med247.vn/

Qua bài đọc trên hy vọng quý phụ huynh đã có cho mình những kiến thức để nhận diện các dấu hiệu trẻ bị viêm phổi để có thể đưa ra các phương pháp điều trị bệnh đúng đắn và phù hợp nhất. Nếu như trẻ có biểu hiện của bệnh viêm phổi, hãy đến ngay bệnh viện Med247 để được tham vấn và đưa ra phác đồ điều trị đúng và kịp thời nhé.

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Lê Thị Lệ – Bác sĩ tại Med247, 8 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý Nhi khoa.

logo-zalo-vector Chia sẻ trên Zalo