Coronavirus, COVID-19: What You Can Do

Một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo cho trẻ cần những thành phần gì?

Bạn muốn con mình ăn những thức ăn lành mạnh. Bạn muốn xây dựng cho con một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo với đầy đủ các chất dinh dưỡng mà con cần theo từng giai đoạn phát triển. Nhưng bạn có biết những chất dinh dưỡng nào là cần thiết? Trong bài viết dưới đây Med 247 sẽ chia sẻ cho bạn những thành phần nên và không nên có trong một chế độ dinh dưỡng nhi hoàn hảo.

Không phải ba mẹ nào cũng biết: Tầm quan trọng của Dinh dưỡng cho trẻ

Chế độ dinh dưỡng hoàn hảo cho trẻ 

Dinh dưỡng nhi có một số điểm khác biệt với nguyên tắc dinh dưỡng cho người lớn. Mọi người đều cần các loại chất dinh dưỡng giống nhau. Chẳng hạn như vitamin, khoáng chất, tinh bột carbohydrate, đạm protein và chất béo lipid. Tuy nhiên, trẻ em cần một lượng chất dinh dưỡng cụ thể khác nhau ở các độ tuổi và mức độ phát triển khác nhau.

Chế độ dinh dưỡng nhi hoàn hảo 
Chế độ dinh dưỡng nhi hoàn hảo

Thành phần cần có trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Để thiết lập một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo cho trẻ thì cũng giống như chế độ dinh dưỡng cho người lớn yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất là phải đủ chất dinh dưỡng. Và đây là những thành phần cần có trong chế độ dinh dưỡng của trẻ.

  • Chất đạm: Chọn hải sản, thịt nạc và thịt gia cầm, trứng, đậu, đậu Hà Lan, các sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt,.. Bạn có thể bổ sung chất đạm cho bé từ cả động vật và thực vật. Tuy nhiên ở trẻ em thì đạm động vật sẽ được ưu tiên hơn vì giúp cơ thể dễ hấp thu sử dụng cho tốc độ đang phát triển mạnh mẽ của cơ thể.
  • Trái cây: Khuyến khích trẻ ăn nhiều loại trái cây tươi. Không nên cho trẻ uống các loại nước trái cây đóng chai sẵn. Nếu con bạn uống nước trái cây, hãy ưu tiên sinh tố hơn là nước ép để cơ thể trẻ nhận đủ lượng chất xơ, và đảm bảo rằng đó là nước trái cây 100% không có thêm đường.
  • Rau: Cố gắng thêm vào khẩu phần ăn của trẻ nhiều loại rau. Bao gồm cả màu xanh lá cây đậm, đỏ và cam, các loại đậu,… Gia đình nên duy trì thói quen ăn nhiều rau để hình thành thói quen tốt cho trẻ. 
  • Tinh bột: Khi nấu cháo, cơm cho trẻ bạn có thể bổ sung thêm một số loại hạt vào gạo để tăng cường dinh dưỡng cho trẻ như hạt ý dĩ, các loại đậu,.. nhưng lưu ý không nên cho trẻ ăn quá nhiều loại hạt, khoảng 1-3 loại là phù hợp. Đồng thời, bố mẹ không sử dụng khi trẻ có tình trạng đầy hơi, khó tiêu.  
  • Chất béo: Trẻ em là cơ thể đang trong quá trình lớn lên tăng trưởng mạnh mẽ nên nhu cầu về chất béo của trẻ cao hơn rất nhiều so với người lớn. Ví dụ trẻ trong độ tuổi ăn dặm 6-24 tháng thì năng lượng do chất béo cung cấp chiếm tới 30-40% tổng năng lượng ăn vào. Bạn cũng có thể bổ sung chất béo tốt cho trẻ bằng dầu oliu, dầu óc chó, dầu hướng dương hay mỡ lợn, mỡ gà... Hãy cho trẻ ăn xen kẽ dầu thực vật và mỡ động vật.
  • Sữa: Khuyến khích con bạn ăn và uống các sản phẩm từ sữa chẳng hạn như sữa, sữa chua, phô mai với 4-6 đơn vị mỗi ngày.
Thành phần cần có trong chế độ dinh dưỡng nhi
Thành phần cần có trong chế độ dinh dưỡng nhi

Tham khảo: Kết hợp thực phẩm thông minh giúp tăng hấp thu dinh dưỡng

Làm thế nào để biết trẻ nhận được đủ chất dinh dưỡng?

Nhu cầu dinh dưỡng của bé sẽ thay đổi dần theo từng giai đoạn phát triển. Vì thế, việc khám dinh dưỡng nhi là rất cần thiết mà ba mẹ không nên bỏ qua, nhất là khi bé có những dấu hiệu bất thường về sự phát triển thể chất (suy dinh dưỡng, béo phì,…) hay có bất thường về hệ tiêu hóa. Ba mẹ nên đưa bé đi khám về dinh dưỡng nhi định kỳ 1-2 lần/năm.

Suy dinh dưỡng khiến trẻ thấp hơn so với bạn bè cùng lứa

Những chất nên hạn chế trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Bên cạnh những thành phần nên có trong khẩu phần bạn cũng cần lưu ý một số loại thực phẩm không nên thêm vào chế độ dinh dưỡng nhi nhất là với trẻ sơ sinh, trẻ dưới 3 tuổi.

  • Thêm đường. Hạn chế thêm đường vào các món ăn cho trẻ. Thay vào đó hãy tạo ra vị ngọt tự nhiên cho món ăn bằng các loại trái cây, rau củ như chuối, táo, cà rốt, bí đỏ, ngô ngọt…
  • Chất béo khi chiên rán thực phẩm, vì lúc này cấu trúc chất béo đã biến tính dễ gây hại cho cơ thể trẻ.
  • Muối: Hầu hết trẻ em ngày nay có  quá nhiều muối trong khẩu phần ăn hàng ngày. Khuyến khích ăn vặt trái cây và rau quả thay vì khoai tây chiên và bánh quy. Kiểm tra thành phần dinh dưỡng trước khi cho trẻ ăn. Và nên tìm sản phẩm có hàm lượng muối thấp. Không cho trẻ ăn muối mắm trước 1 tuổi.
Những chất nên hạn chế trong chế độ dinh dưỡng nhi
Những chất nên hạn chế trong chế độ dinh dưỡng nhi

Nếu bạn có thắc mắc về dinh dưỡng nhi hoặc những lo lắng cụ thể về chế độ ăn uống của con bạn, hãy để lại dưới phần bình luận hoặc liên hệ với chúng tôi, các chuyên gia của Med 247 sẽ giải đáp cho bạn trong thời gian sớm nhất.

Ba mẹ tham khảo thêm: Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị táo bón

Bài viết được tham vấn bởi Lê Thư – Bác sĩ Nhi Dinh dưỡng Med247.

Khám dinh dưỡng cho trẻ ở đâu?

Phòng khám dinh dưỡng nhi Med247 với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Nhi giàu kinh nghiệm cùng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại là lựa chọn hàng đầu của ba mẹ khi cần khám dinh dưỡng cho bé. Phòng khám Med247 luôn sẵn sàng tiếp đón bố mẹ và các bé vào tất cả các ngày trong tuần.

Xem thêm:

logo-zalo-vector Chia sẻ trên Zalo