Chất xơ và tầm quan trọng của chất xơ trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Hệ tiêu hóa khỏe mạnh có thể làm nên điều kỳ diệu, hệ tiêu hóa tốt giữ cho con bạn khỏe mạnh và vui vẻ. Tuy nhiên, làm thế nào để đảm bảo điều đó? Cách tốt nhất là bổ sung đủ lượng chất xơ trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ hàng ngày. Chất xơ không chỉ hữu ích trong việc làm cho nhu động ruột trơn tru và không gặp rắc rối, nó còn giúp kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa béo phì ở trẻ em và hỗ trợ phòng ngừa bệnh tiểu đường ở tuổi vị thành niên. Vì vậy, hãy đọc bài viết dưới đây của Med 247 để biết về các loại chất xơ khác nhau và cách bạn có thể kết hợp chúng trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
Tại sao cần có chất xơ trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ?
Chất xơ là một loại carbohydrate mà cơ thể không phân hủy. Chất xơ được tìm thấy hầu hết trong thực phẩm thực vật như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và đậu.
Chất xơ rất quan trọng đối với trẻ em vì nó:
- Giúp kiểm soát táo bón
- Tăng cảm giác no và quản lý cân nặng
- Giảm cholesterol
- Ngăn ngừa bệnh tim và bệnh tiểu đường
- Giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư
Một cách dễ dàng để tính lượng chất xơ mà con bạn cần là thêm 5 hoặc 10 vào tuổi của con bạn. Ví dụ, một đứa trẻ 5 tuổi nên tiêu thụ 10 đến 15 gam chất xơ, trong khi một đứa trẻ 10 tuổi nên ăn 15 đến 20 gam và một đứa trẻ 15 tuổi nên ăn 20 đến 25 gam chất xơ mỗi ngày.
Chất xơ hòa tan làm chậm quá trình tiêu hóa, do đó cơ thể của trẻ mất nhiều thời gian hơn để hấp thụ đường có trong thức ăn. Điều này giúp kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Chất xơ hòa tan cũng giúp giảm LDL bằng cách liên kết với các axit béo và vận chuyển chúng ra khỏi cơ thể. Chất xơ không hòa tan hấp thụ nước và giúp di chuyển chất thải qua ruột của trẻ, do đó ngăn ngừa táo bón.
Trái cây, rau, đậu và ngũ cốc là một số thực phẩm giàu chất xơ mà bạn có thể thêm vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Một số loại thực phẩm và đồ uống cũng có thể được tăng cường để tăng hàm lượng chất xơ.
Xem thêm: Thêm ngay rau cải vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Các loại chất xơ có thể thêm vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Có rất nhiều loại chất xơ khác nhau. Mỗi loại lại chức năng khác nhau và vai trò khác nhau với sức khỏe của trẻ. Chất xơ hòa tan và không hòa tan là những loại thường được biết đến. Dưới đây là một số loại chất xơ khác nhau:
Xenluloza và hemixenluloza: Đây là những chất xơ không hòa tan được tìm thấy trong các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt,.. Đây là những loại “thuốc nhuận tràng tự nhiên” giúp giảm táo bón và cũng giúp kiểm soát cân nặng.
Inulin oligofructose: Đây là những chất xơ hòa tan được chiết xuất chủ yếu từ hành tây và là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất đường từ củ cải đường. Chất này giữ cho đường ruột khỏe mạnh và tăng cường khả năng miễn dịch.
Lignin: Lignin là một chất xơ không hòa tan được tìm thấy tự nhiên trong hạt lanh, lúa mạch đen và một số loại rau. Nó rất tốt cho tim mạch.
Chất nhầy và beta-glucans: Đây là những chất xơ hòa tan được tìm thấy trong yến mạch, đậu, đậu Hà Lan, lúa mạch,… Chúng làm giảm cholesterol LDL, ngăn ngừa bệnh tiểu đường và bệnh tim.
Pectin: được tìm thấy trong quả mọng, trái cây và hạt. Chúng giúp giảm cholesterol trong máu và làm chậm quá trình di chuyển thức ăn trong đường tiêu hóa.
Làm thế nào để tăng lượng chất xơ trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ?
Bạn cũng có thể đưa chất xơ vào chế độ ăn uống của con mình bằng cách:
- Thêm trái cây và các loại hạt vào sữa chua, bột yến mạch và ngũ cốc
- Thêm nhiều rau vào bánh mì
- Thêm đậu vào món salad và súp
- Cho trẻ ăn bánh quy giòn làm từ ngũ cốc nguyên hạt, bắp rang bơ, rau và trái cây
Tuy nhiên, hãy thêm từ từ chất xơ vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ, vì quá nhiều chất xơ có thể gây chuột rút, đầy hơi hoặc chướng bụng. Trẻ cũng cần được uống đủ nước, đồng thời có thức ăn giàu chất xơ để giúp chất xơ di chuyển dọc theo đường ruột. Nếu con bạn bị tiêu chảy, táo bón hoặc đau bụng sau khi tiêu thụ chất xơ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
Xem thêm: Kết hợp thực phẩm thông minh giúp tăng hấp thu dinh dưỡng
Nếu bạn có thắc mắc về dinh dưỡng cho trẻ và muốn được tư vấn để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp hãy để lại dưới phần bình luận hoặc liên hệ theo số hotline, các chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng hàng đầu của Med 247 sẽ giải đáp cho bạn trong thời gian sớm nhất.
Bài viết được tham vấn bởi Bác sĩ Lê Thư – Bác sĩ Nhi Dinh dưỡng Med247.
Nếu con có dấu hiệu biếng ăn, cha mẹ có thể xem video dưới đây của Bác sĩ Lê Thư tại Med247 để có cách khắc phục nhé:
Xem thêm: