Coronavirus, COVID-19: What You Can Do

Trẻ tự kỷ có chữa được không? Các phương pháp điều trị tốt nhất?

Tự kỷ là một hội chứng rối loạn não bộ thường gặp ở trẻ nhỏ và gây ra không ít lo lắng cho các bậc phụ huynh. Vậy trẻ tự kỷ có chữa được không? Điều trị bệnh tự kỷ như thế nào cho hiệu quả? Cùng Med247 tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Đối tượng trẻ em nào dễ bị mắc tự kỷ 

Những năm gần đây, tỷ lệ trẻ mắc bệnh tự kỷ tăng lên khá cao. Theo thống kê, cứ 100 bé sẽ có 1 bé bị tự kỷ và tỷ lệ mắc bệnh ở bé trai cao gấp 4 – 6 lần bé gái. Đến nay vẫn chưa có bất kỳ kết luận chính xác nào về nguyên nhân gây ra tình trạng tự kỷ ở trẻ nhỏ. 

Trẻ không nhận được sự quan tâm của ba mẹ dễ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ 
Trẻ không nhận được sự quan tâm của ba mẹ dễ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao hơn. Bao gồm:

  • Trẻ sinh ra trong gia đình có người bị tự kỷ: Di truyền là một trong những yếu tố quan trọng quyết định trẻ có bị tự kỷ hay không. Do đó, những trẻ có anh chị em hay người thân bị tự kỷ sẽ có nguy cơ mắc tự kỷ cao hơn so với những đứa trẻ khác.
  • Trẻ không được quan tâm, chăm sóc đầy đủ: Những đứa trẻ sinh ra trong hoàn cảnh gia đình phức tạp, ba mẹ bỏ mặc, không quan tâm thường có nguy cơ cao mắc bệnh tự kỷ.
  • Trẻ thường xuyên xem tivi hay điện thoại liên tục trong một thời gian dài.

Xem thêm: Trẻ tự kỷ: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh kịp thời

Triệu chứng thường gặp ở trẻ bị tự kỷ

Các triệu chứng ở trẻ tự kỷ có thể xuất hiện từ rất sớm, ngay từ khi trẻ mới 1 tuổi. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, biểu hiện bệnh còn khá mờ nhạt nên rất khó nhận biết. Theo thời gian, các triệu chứng của bệnh tự kỷ sẽ xuất hiện nhiều và biểu hiện rõ ràng hơn.

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp ở trẻ tự kỷ ba mẹ cần chú ý để phát hiện và điều trị bệnh ngay từ sớm:

Trẻ tự kỷ thường thích chơi một mình, ít giao tiếp với người khác 
Trẻ tự kỷ thường thích chơi một mình, ít giao tiếp với người khác

Khả năng tương tác xã hội kém 

Trẻ tự kỷ thường có xu hướng thu mình trong thế giới riêng, ít giao tiếp bằng mắt, nhu cầu giao tiếp với người khác thấp, không làm theo chỉ dẫn mà chỉ thích làm mọi việc theo ý mình. Phần lớn trẻ không thích thể hiện cảm xúc của bản thân cũng như không quan tâm đến lời nói, cảm xúc của mọi người xung quanh. Thay vì giao tiếp với người khác, chúng thích lặng lẽ chơi một mình hay tập trung đến một đồ vật nào đó hơn.

Bất thường về ngôn ngữ 

Trẻ mắc bệnh tự kỷ có khả năng ngôn ngữ kém, nói ngọng, nói không rõ tiếng hoặc chậm nói. Một số trẻ thường nhại đi nhại lại lời nói của người khác hay phát ra những từ ngữ kỳ quặc, không có ý nghĩa.

Hành vi bất thường

Trong sinh hoạt thường ngày, trẻ tự kỷ thường có những thói quen và hành vi bất thường. Ví dụ như hành động đi kiễng gót, nhón chân, đi vòng tròn, nhảy lên… hay chỉ mặc đúng một kiểu quần áo, chỉ đi đúng một chỗ, hoặc chơi theo đúng một trình tự.

Trẻ tự kỷ thường có xu hướng đi nhón chân hoặc khó đi lại 
Trẻ tự kỷ thường có xu hướng đi nhón chân hoặc khó đi lại

Ý thích thu hẹp

Những trẻ này thường chỉ quan tâm và chơi một vài trò chơi nào đó. Cách chúng chơi có phần nhàm chán, đơn điệu và lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Trẻ cũng dành nhiều thời gian để xem các video quảng cáo, xem điện thoại hay quay bánh xe… Bên cạnh đó, trẻ tự kỷ cũng thường có sở thích ngắm tay, cầm nắm, ngắm nghía một vật gì đó như bút, que giấy, đồ chơi trong một thời gian dài.

Rối loạn cảm giác 

Khi bị tự kỷ, thần kinh của trẻ trở nên nhạy cảm hơn dẫn đến xuất hiện một số biểu hiện rối loạn cảm giác. Chẳng hạn như khi nghe thấy một tiếng động lớn, trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi hay sợ ánh sáng, sợ cắt tóc, cắt móng tay, không thích người khác chạm vào mình… Tuy nhiên, chúng lại thích chạm vào đồ vật, thích chơi những đồ chơi phát ra tiếng động và quan sát những đồ vật có khả năng tạo ra ánh sáng hay chuyển động lăn tròn.

Luôn tìm kiếm sự an toàn 

Trẻ tự kỷ thường có xu hướng tìm kiếm sự an toàn và ổn định trong môi trường sống của mình. Vì vậy, trẻ thường có thái độ thận trọng, tránh xa các hoạt động hay tình huống có thể gây căng thẳng, sợ hãi cho chúng.

Trẻ luôn lo sợ, thu mình và tránh xa thế giới bên ngoài 
Trẻ luôn lo sợ, thu mình và tránh xa thế giới bên ngoài

Xem thêm: Trẻ tự kỷ có nói được không? Cách hỗ trợ trẻ tự kỷ tập nói

Trẻ tự kỷ có chữa được không?

Bệnh tự kỷ là một hội chứng rối loạn phát triển não bộ ở nhiều mức độ khác nhau. Vậy nên, việc trẻ tự kỷ có chữa được không phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nếu bệnh được phát hiện và áp dụng các biện pháp can thiệp ngay từ sớm có thể giúp tình trạng bệnh được cải thiện đáng kể. Ngược lại, tình trạng bệnh càng nặng thì phương pháp và thời gian điều trị càng phức tạp, lâu dài.

Xem thêm: [Bật mí] 10+ phương pháp dạy trẻ tự kỷ tại nhà hiệu quả nhất

Phương pháp điều trị đối với trẻ tự kỷ 

Phương pháp điều trị là yếu tố quan trọng quyết định bệnh tự kỷ có chữa khỏi được không. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh tự kỷ cho trẻ em mà ba mẹ có thể tham khảo:

Phương pháp y sinh học 

  • Sử dụng thuốc: Hiện nay, chưa có loại thuốc nào có thể điều trị dứt điểm bệnh tự kỷ, nhưng có những loại thuốc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, khi cho con sử dụng các loại thuốc này, ba mẹ cần phải có sự tư vấn và cho phép của các bác sĩ chuyên khoa.
  • Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu giúp trẻ tự kỷ hoạt động hóa một số cơ quan vận động không được vận động hoặc khả năng vận động kém. Phương pháp này giúp trẻ loại bỏ những hành vi định hình đặc trưng, đồng thời tăng cường các hành vi tích cực. Nhờ vậy mà trẻ có thể phát triển bình thường, thích ứng với hoàn cảnh và môi trường xã hội. Một số bài tập vật lý trị liệu mà trẻ tự kỷ có thể thực hiện là vận động chéo chân, tay, vận động tinh của bàn tay, vận động thị giác, vận động cơ quan phát âm…
  • Phản hồi thần kinh (NFB): Đây là kỹ thuật chữa phản hồi thần kinh bằng cách sử dụng các kỹ thuật điện não học và hoạt động trên hệ thần kinh trung ương của trẻ. Phương pháp này sẽ có hiệu quả tích cực khi trẻ tự kỷ tương tác với các kích thích trong quá trình điều trị.
  • Oxy cao áp (HBO): Trẻ sẽ được đặt trong môi trường oxy tinh khiết gần như tuyệt đối với áp lực lớn hơn 1,4 atm. Ở phương pháp này, oxy không chỉ được dùng để hô hấp mà còn có một lượng lớn oxy thẩm thấu qua da và hòa tan trong máu.
  • Hoạt động trị liệu: Các hoạt động trị liệu như vận động thô, thể dục thể thao góp một phần quan trọng vào việc trẻ tự kỷ có chữa được không. Những hoạt động này sẽ giúp trẻ nâng cao thể lực, tăng cường các hành vi tích cực và giảm thiểu hành vi tích cực.
Trị liệu cho trẻ tự kỷ bằng các hoạt động vận động thô 
Trị liệu cho trẻ tự kỷ bằng các hoạt động vận động thô

Phương pháp tâm lý, giáo dục 

  • Trị liệu phân tâm: Đây là phương pháp điều trị tâm lý bằng cách trò chuyện, chơi đùa để trẻ thể hiện và giải tỏa cảm xúc cũng như vấn đề tâm lý của mình. Trị liệu phân tâm có thể giúp trẻ em phát triển các kỹ năng xã hội, giảm căng thẳng và lo âu, tăng cường sự tự tin của trẻ.
  • Phương pháp tâm vận động: Phương pháp tâm vận động là phương pháp điều trị tâm lý và thể chất, kết hợp các kỹ thuật vận động và tâm lý học để cải thiện sức khỏe tâm lý và thể chất của trẻ tự kỷ.
  • Phương pháp chỉnh âm và trị liệu ngôn ngữ: Trẻ sẽ được các chuyên gia chỉnh âm và trị liệu ngôn ngữ để cải thiện khả năng nghe nói và phát âm của mình.
  • Trò chơi đóng vai: Có thể cho trẻ hóa thân vào những nhân vật khác nhau để tăng khả năng nhận thức và hòa nhập tốt hơn với đời sống xã hội.
  • Phương pháp giáo dục đặc biệt: Trẻ tự kỷ thường có khiếm khuyết về mặt trí tuệ, ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, biểu lộ tình cảm, cảm xúc…Áp dụng phương pháp này sẽ giúp trẻ nhận thực tốt hơn, cải thiện kỹ năng giao tiếp và hòa nhập được với xã hội.
  • Trị liệu bằng các môn nghệ thuật: Việc học hỏi những môn nghệ thuật như âm nhạc, vẽ tranh, làm thơ… giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo, tăng cường khả năng tiếp thu, nhận thức và làm chủ hành vi một cách có ý thức.
  • Phương pháp nhóm: Hãy cho trẻ tham gia vào các nhóm lớp học và nhóm tự do ngoài xã hội. Điều này sẽ giúp trẻ hòa nhập tốt hơn với bạn bè đồng trang lứa, tăng cường sự tương tác, ứng xử giữa các thành viên với nhau.
  • Phương pháp lao động trị liệu: Ba mẹ có thể cho con làm những hoạt động phụ giúp, phù hợp với khả năng và sức khỏe của con. Một số hoạt động mà trẻ tự kỷ có thực hiện là đánh răng, rửa mặt, quét nhà, lau bàn ghế…
  • Trò chơi trị liệu: Một số trò chơi trị liệu dành cho trẻ tự kỷ là xếp hình, diễn kịch, mô phỏng tình huống, trò chơi nhạc cụ….
Chơi các trò chơi nhạc cụ giúp cải thiện khả năng nghe, nói hiệu quả 
Chơi các trò chơi nhạc cụ giúp cải thiện khả năng nghe, nói hiệu quả

 Bệnh tự kỷ của trẻ chữa ở đâu uy tín?

Trẻ tự kỷ có chữa được không phụ thuộc rất lớn vào sự phối hợp giữa gia đình và trung tâm y tế. Vậy nên, ngoài việc quan tâm, chăm sóc con chu đáo, ba mẹ cần cho con thăm khám và điều trị ở cơ sở uy tín, tin cậy.

Med247 là phòng khám kiểm tra và điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ uy tín nhất hiện nay. Chúng tôi sở hữu đội ngũ chuyên gia, bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi khoa và Tâm lý trẻ em giúp điều trị tốt các vấn đề về tâm lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, Med247 còn được đầu tư hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, chuyên nghiệp giúp chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả. 

Med247 là địa chỉ khám và điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ chuyên nghiệp 
Med247 là địa chỉ khám và điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ chuyên nghiệp

Liên hệ ngay cho Med247 nếu bạn đang lo lắng về tình trạng sức khỏe, tinh thần của con mình nhé!

Med247 – Phòng khám Bác sĩ Gia đình 4.0 

  • Địa chỉ:
    • CS1: Số 9 Thanh Nhàn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội 
    • CS2: Nhà D5 Dreamland Tây Hồ, 107 Xuân La, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội 
    • CS3: Mộc Lan 6-28 Vinhomes Greenbay, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội 
    • CS4: Tầng 1, Chung cư Bộ Quốc Phòng, 16B Nguyễn Thái Học, Quận Hà Đông, Hà Nội

Vậy là Med247 đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: “Trẻ tự kỷ có chữa được không?”. Việc phát hiện sớm tình trạng bệnh và tìm ra phương pháp can thiệp kịp thời sẽ giúp tình trạng bệnh cải thiện rõ rệt, để trẻ có thể phát triển bình thường như bao bạn bè đồng trang lứa. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh tự kỷ, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn nhé!

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Lương Thị Ngư – Chuyên khoa Tâm lý – Bệnh viện Tâm Thần Ban Ngày Mai Hương.

logo-zalo-vector Chia sẻ trên Zalo