Coronavirus, COVID-19: What You Can Do

Tại sao giờ nhiều trẻ chán học, cảm thấy được phép làm đủ thứ và ít kiên nhẫn?

“Chai cảm xúc” (hay “suy dinh dưỡng cảm xúc”), đang trở nên phổ biến trong một bộ phận trẻ ngày nay. Hầu hết trẻ đến trường mà không có cảm xúc thích thú việc học, nhiều trẻ đến khám tâm lý vì lý do suy giảm khả năng học tập, giao tiếp xã hội, điều chỉnh cảm xúc và các vấn đề về hành vi. Có nhiều yếu tố trong lối sống hiện đại của chúng ta góp phần vào điều này. Cùng Chuyên gia tâm lý Ngô Phạm Thị Thúy Trinh tại phòng khám Med247 làm rõ: “Những nguyên nhân tại sao trẻ nhỏ bây giờ chán học, cảm thấy được phép làm đủ thứ và ít kiên nhẫn!”

Cứ muốn là được 

Khả năng trì hoãn sự hài lòng là một trong những yếu tố then chốt của thành công trong tương lai. Chúng ta có ý tốt – làm cho con vui – nhưng thật không may, chúng ta làm con vui lúc đó nhưng lại bất hạnh về sau. Biết trì hoãn sự thỏa mãn, hài lòng tức là khả năng hoạt động dưới sức ép. Con cái của chúng ta đang ngày càng thiếu khả năng đương đầu hay đối phó với những căng thẳng dù là rất nhỏ. Rồi chính những sức ép nhỏ ấy dần trở thành những chướng ngại, khó khăn lớn trong sự thành công trong tương lai của các em. Không thể trì hoãn được sự thỏa mãn diễn ra ở khắp nơi – trong lớp học, trung tâm thương mại, nhà hàng, ở siêu thị và cửa hàng đồ chơi – ngay khi bố mẹ nói “Không“. Bởi vì vô tình chính bố mẹ đã dạy con cái có được cái các em đang đòi ngay lập tức.

Giao tiếp xã hội hạn chế

Chúng ta ai cũng đều bận rộn. Thế là chúng ta đưa cho bọn trẻ những thiết bị điện tử để bọn trẻ cũng “bận rộn”. Bọn trẻ khi xưa thường chơi ngoài trời, trong môi trường tự nhiên không cấu trúc cố định, cho phép bọn trẻ tự do khám phá, học hỏi và rèn luyện những kỹ năng xã hội. Đáng tiếc, công nghệ đã thế chỗ hoạt động ngoài trời. Công nghệ cũng làm bố mẹ ít thời gian rảnh để tương tác, giao tiếp với con cái. Và dĩ nhiên, bọn trẻ sẽ tụt hậu, vì thiết bị điện tử – trông trẻ không trang bị hay giúp trẻ phát triển những kỹ năng mềm. Đa số những người thành đạt đều giỏi giao tiếp xã hội và thành thạo những kỹ năng mềm.

Bộ não là một cơ bắp có thể huấn luyện và tái huấn luyện được. Nếu bạn muốn con bạn biết đi xe đạp, bạn hãy dạy con những kỹ thuật để đạp được xe. Nếu muốn dạy con biết chờ đợi, thì bạn hãy dạy con tính kiên nhẫn. Nếu muốn con biết giao thiệp, hãy dạy con những kỹ năng xã hội. Quy tắc này áp dụng cho tất cả các kỹ năng khác, không có sự khác biệt.

Tham khảo: Trẻ tăng động giảm chú ý và những biểu hiện bố mẹ cần biết

Những trò vui bất tận

Chúng ta đã tạo ra một thế giới vui ảo cho trẻ con. Không một phút nào là chậm lại bình lặng hay nhạt nhòa yên ổn. Ngay khi khoảnh khắc trở nên yên tĩnh, chúng ta lại chạy lại ngay, cuống lên để tìm thú tiêu khiển hay trò vui mới cho con. Bởi vì nếu không thì chúng ta cảm thấy chưa làm tròn nghĩa vụ muôi dạy con cái của cha mẹ. Chúng ta sống trong hai thế giới riêng biệt. Con trẻ sống trong thế giới tràn ngập “niềm vui”, còn bố mẹ thì sống trong thế giới công việc. Tại sao bọn trẻ không giúp bố mẹ việc bếp núc hay giặt giũ? Tại sao chúng không thu dọn đồ chơi của chúng? Chính những công việc đơn điệu ấy lại có thể huấn luyện bộ não làm việc và hoạt động trong sự “nhàm chán”. Và đó cũng chính là “cơ bắp” làm việc hay yếu tố cần thiết khi các em đến trường để được dạy dỗ. Bởi vì “cơ bắp” làm việc được đào tạo qua công việc, chứ không phải qua những trò vui bất tận. Khi đó, sẽ không còn cảnh phải nghe chuyện bọn trẻ đến trường, luc viết hay luyện chữ đẹp, phản ứng thường là “Con không làm được. Khó quá! Chán lắm!”

Gợi ý những trò chơi cực kì vui nhộn dành cho trẻ

Lạm dụng Công nghệ

Sử dụng công nghệ như một “dịch vụ trông trẻ miễn phí”, thực ra lại không “miễn phí” tí nào. Cái giá phải trả đang lẩn quất đâu đây. Cái giá chính là hệ thần kinh của các em, khả năng tập trung chú ý, và khả năng trì hoãn sự vừa lòng. So với thực tế ảo, cuộc sống thực quá nhàm chán. Khi các em đến lớp, các em tiếp xúc với giọng nói của con người và những kích thích thị giác vừa phải, khác hẳn với những sự bùng nổ hình ảnh, chuyển động, hiệu ứng đặc biệt mà các em thường thấy trên màn hình. Sau hàng giờ say sưa với thực tế ảo, việc học hay xử lý thông tin trên lớp trở thành thử thách đối với các em vì não các em đã quá quen với những kích thích cao độ của các trò chơi trên mạng hay video games. Không xử lý được thông tin ở mức độ kích thích thấp khiến các em dễ gặp trở ngại trong học tập. Công nghệ cũng khiến chúng ta trở nên xa cách về mặt cảm xúc, đẩy trẻ em và bố mẹ ngày càng cách biệt trong việc chia sẻ tình cảm. Sự sẵn sàng về mặt tình cảm của bố mẹ dành cho con là nguồn dinh dưỡng chính cho trí nào của trẻ. Tiếc thay chính chúng ta đang dần lấy đi của các em nguồn dinh dưỡng ấy.

Trẻ em thống lĩnh và điều khiển

Tìm hiểu thêm: Nuôi dạy con tự kỷ cùng các bác sỹ tâm lý tại Med247

“Con trai tôi không thích ăn rau”, “Nó không muốn đi ngủ sớm”, “Con gái mình không chịu ăn sáng”, “Con bé không thích đồ chơi, nhưng rất giỏi Ipad”, “Nó không thích tự mặc quần áo”, “Con bé lười quá không chịu tự ăn”. Tôi thường xuyên nghe bó mẹ nói những điều đó. Kể từ khi nào mà Trẻ con đã điều khiển chúng ta phải làm bố làm mẹ ra sao? Nếu cứ để cho bọn trẻ quyết định thì tất nhiên chúng sẽ chỉ ăn toàn đồ béo, xem TV, chơi máy tính bảng, và chẳng bao giờ chịu đi ngủ. Và liệu có tốt không khi chính ta cho con cái những thứ chúng MUỐN mà biết rằng những thứ đo KHÔNG TỐT. Thiếu ngủ, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, các em đến trường thấy khó chịu, lo lắng, không tập trung. Rồi thêm vào, chính chúng ta gửi một thông điệp sai rằng chúng có thể làm những gì chúng muốn và không làm những gì chúng không thích. Khái niệm “cần phải làm“sẽ không còn. Tiếc rằng trong đời sống, để đạt được những mục tiêu đề ra, chúng ta nhiều phải làm những gì cần thiết, và những điều đó nhiều khi không phải những gì chúng ta muốn.

Ví dụ: nếu một em bé muốn thành học sinh giỏi, thì bạn ý phải chăm học, nêu muốn đá bóng giỏi thì phải khổ luyện hàng ngày. Trẻ em của chúng ta biết rõ những gì chúng muốn, nhưng lại gặp khó khăn khi phải làm những gì cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Việc này dẫn đến những mục tiêu dang dở và làm bọn trẻ thất vọng.

Đánh giá mức độ lo âu, trầm cảm ở trẻ: CLICK NGAY

Nối tiếp phần trước về nguyên nhân vì sao trẻ chán học, theo chuyên gia tâm lý Ngô Phạm Thị Thúy Trinh tại phòng khám Med247, các vị phụ huynh có thể làm thay đổi cuộc sống của con mình bằng cách huấn luyện bộ não của con, để con có thể thành công cả về mặt trí tuệ, cảm xúc, tâm lý, xã hội. Dưới đây là vài cách làm vô cùng hữu ích bố mẹ có thể tham khảo.

Thay đổi cuộc sống của con mình bằng cách huấn luyện bộ não của con
Thay đổi cuộc sống của con mình bằng cách huấn luyện bộ não của con

Đừng lo ngại việc phải đặt ra giới hạn

  • Có giờ quy định cho giờ ăn, giờ ngủ, giờ được chơi thiết bị công nghệ.
  • Nghĩ về những cái gì TỐT cho trẻ chứ không phải cái gì trẻ MUỐN hay KHÔNG MUỐN. Về sau trẻ sẽ biết ơn bố mẹ về điều đó. Làm cha mẹ là việc khó. Khó vì các bố mẹ cần phải sáng tạo, nghĩ cách để buộc con cái làm những gì có lợi cho bản thân chúng bởi vì đa số, những điều có lợi đó trái ngược với những điều trẻ muốn (ví dụ: con không thích ăn rau quả, chỉ thích ăn vặt hay thức ăn nhanh. Bố mẹ phải suy nghĩ cách bắt con ăn rau quả một cách tự nguyện, hào hứng. Có vài cách như thực đơn của cả nhà thường xuyên có rau củ quả, bố mẹ ăn rau củ quả cùng con, làm các món salad rau củ kèm với các nước sốt thơm ngon, trang trí bày biện các món thật hấp dẫn, biến rau quả thành các nhân vật sống động trong cuộc hội thoại giữa bố mẹ và con cái …)
  • Trẻ cần phải ăn sáng và ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng. Chúng cũng cần vui chơi ngoài trời, đi ngủ đúng giờ thì sáng hôm sau đến trường lớp, chúng mới sẵn sàng học tập được. Ăn sáng không đầy đủ chất dễ khiến trẻ uể oải, học tập kém tập trung, mệt mỏi.
  • Biến những việc, những điều trẻ không thích hay tránh né làm thành những trò chơi vui vẻ, kích thích và khơi dậy cảm xúc

Hạn chế thiết bị công nghệ và kết nối với con về mặt cảm xúc

  • Hãy làm trẻ con ngạc nhiên, bất ngờ với nụ cười, tặng hoa, cù /thọc lét, viết vài dòng nhắn gửi để dưới gối con ngủ hay để trong cặp sách của con, đến trường thăm con không hẹn trước, lăn lê bò toài hay nhảy cùng nhau, đánh đấu nhau bằng gối. Nhiều khi bố mẹ nghĩ trò đánh nhau bằng gối (pillow fight) có hay ho gì đâu cái trò dùng gối choảng vào mặt, vào đầu nhau, rồi lại còn đi nhặt gối, dọn chăn. Nhưng trẻ con lại nghĩ khác, cần thứ khác. Pillow fight ngoài giúp các con giải tỏa năng lượng, còn làm các em được nô đùa, cười vui, dành thời gian cho bố mẹ và những người thân yêu.
  • Cả nhà cùng nhau ăn tối, cùng có những hoạt động chung như chơi cờ thú, cờ domino, cờ vua, cờ caro hay đi dạo cùng nhau sẽ giúp bố mẹ và con cái gia tăng sự kết nối.

Tập cách trì hoãn sự hài lòng (delayed gratification)

  • Hãy để trẻ phải chờ đợi! Hoàn toàn bình thường nếu bọn chúng phàn nàn hay kêu chán. Đây chính là bước đầu tiên dẫn đến sự sáng tạo. Khi trẻ than chán, như vào buổi tối trong tuần sau khi đã làm xong bài tập. Bố mẹ có thể gợi ý cho trẻ đọc sách, vẽ, chơi đồ chơi, gấp giấy hay mày mò đồ đạc.
  • Tăng dần thời gian đợi từ lúc trẻ nói “Con muốn” đến lúc bố mẹ bảo “Con được”. (ví dụ khi trẻ đòi mua đồ chơi, bố mẹ đánh trống lảng. Việc nói dối trong trường hợp này là không có hại (white lies) nên chấp nhận được. Bố mẹ có thể đưa ra lý do như bố bận không đưa đi mua được, mẹ chưa lĩnh lương, đợi có kết quả thi môn tiếng anh đã vvv… Lâu dần rồi trẻ nản không đòi mua nữa, hoặc quên đi)
  • Tránh dùng thiết bị công nghệ khi đang chờ xe, trong nhà hàng, thay vào đó dạy trẻ biết đợi bằng cách nói chuyện hay chơi trò chơi, những trò chơi trong lúc đợi là oăn tù tì, chơi đố về đồ vật xung quanh (mẹ đang nghĩ về vật có màu xanh, cho khí oxy vvv…)
  • Hạn chế ăn quà vặt liên tục
  • Dạy trẻ làm những việc đơn điệu nhàm chán từ nhỏ, đây chính là nền tảng cho khả năng làm việc trong tương lai.
  • Gấp quần áo, thu dọn đồ chơi, treo quần áo, dỡ túi đồ đi chợ, dọn cơm, chuẩn bị đồ ăn mang theo, nấu hay đặt cơm, gấp chăn màn.
  • Phát huy tính sáng tạo. Bố mẹ cùng con làm những việc đơn điệu đó với các hoạt động vui và kích thích để não bộ suy nghĩ về những công việc đó theo hướng tích cực, vài cách sau cho mấy công việc nhà nhàm chán thành cái gì đó vui vui:
    • Khi quét nhà con hay hát
    • Khi nhờ con xách mấy cái túi mẹ đi chợ về mẹ cho con xách túi nhẹ trước hoặc túi đựng mấy món đồ ăn con thích để con hào hứng
    • Luôn động viên khen ngợi kịp thời mỗi khi con biết thêm việc nhà mới. Những câu khen ngợi như “Con làm…tốt lắm”, “Mẹ rất tự hào về con”…

KINH NGHIỆM DẠY BÉ ĐẶT CÂU HỎI - Trẻ Tự Kỷ

Dạy những kỹ năng xã hội 

Dạy trẻ biết đợi đến lượt mình, biết chia sẻ, biết có lúc thắng lúc thua (bố mẹ luôn nhắc nhở rằng không phải lúc nào con cũng thắng, ai cũng có lúc thua), biết thỏa hiệp, biết khen ngợi người khác, thường xuyên nói “cảm ơn, xin lỗi, dạ, xin phép”. Trẻ sẽ thay đổi theo hướng tích cực ngay khi bố mẹ thay đổi quan điểm về cách làm cha làm mẹ. Hãy sớm giúp con thành công trong cuộc sống bằng cách huấn luyện và tăng cường sức khỏe cho bộ não.

Đánh giá mức độ lo âu, trầm cảm ở trẻ: CLICK NGAY

Tài liệu tham khảo:
Why Are Kids Impatient, Bored, Friendless, and Entitled? (deeprootsathome.com)

Ba mẹ đọc thêm:

logo-zalo-vector Chia sẻ trên Zalo