Coronavirus, COVID-19: What You Can Do

Trẻ tự kỷ là gì? Nguyên nhân, Dấu hiệu, Phương pháp điều trị và Kinh nghiệm rút ra cho các bậc phụ huynh

Trang chủ - Bạn có biết - Tâm lý - 1 tháng trước

Nuôi dạy con tự kỷ: Hành trình đầy thử thách nhưng không bao giờ đơn độc” – Bệnh tự kỷ hiện nay đã không còn lạ lẫm với các bậc phụ huynh. Bài viết được tham vấn bởi Chuyên gia Tâm lý Lương Thị Ngư tại Med247 nhằm chia sẻ những kinh nghiệm thực tế, lời khuyên hữu ích và nguồn tài nguyên thiết yếu cho cha mẹ, từ đó giúp cha mẹ có thể khám phá thế giới nội tâm đầu màu sắc và bí ẩn của con, đồng hành cùng con trên con đường phát triển.

 

Tự kỷ ở trẻ là gì?

Chứng tự kỷ là gì?

Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) hay còn được gọi tắt là Tự kỷ, là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến cách trẻ giao tiếp và tương tác với thế giới xung quanh. Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp xã hội, ngôn ngữ và hành vi. Những biểu hiện của trẻ xuất hiện rất sớm, từ thời thơ ấu và nghiêm trọng theo thời gian nếu không được can thiệp kịp thời.

Hầu hết các nhà nghiên cứu khoa học đều thống nhất chia bệnh tự kỷ thành 2 loại:

  • Tự kỷ điển hình, còn được biết đến những tên gọi khác như tự kỷ bẩm sinh, tự kỷ cổ điển và tự kỷ Kanner. Dạng tự kỷ này có thể đã phát triển từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ cho tới 36 tháng tuổi. Biểu hiện đặc trưng dễ nhận biết là trẻ chậm phát triển và có đủ khiếm khuyết ở cả 3 khía cạnh về giao tiếp, hành vi và tương tác xã hội.
  • Tự kỷ không điển hình, hay tự kỷ mắc phải, là một dạng rối loạn phát triển với những điểm khác biệt so với tự kỷ điển hình. Trẻ tự kỷ không điển hình có giai đoạn đầu tiên phát triển khá bình thường, thường trong khoảng từ 12 đến 30 tháng tuổi. Tuy nhiên, sau giai đoạn này, trẻ sẽ trải qua giai đoạn “im lặng” trong phát triển, biểu hiện bằng việc không phát triển thêm kỹ năng mới hoặc mất đi những kỹ năng đã từng học được. Một cách giải thích khác được nhiều nhà khoa học công nhận là tự kỷ không điển hình xuất hiện đầy đủ các biểu hiện bệnh nhưng không đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán là trẻ bị tự kỷ điển hình. Do vậy, từ thống kê thực tế mà các chuyên gia quan sát được hầu hết các trường hợp trẻ bị tự kỷ là tự kỷ điển hình, chỉ một số ít bị tự kỷ không điển hình.

Để hiểu và phân biệt rõ hơn về hai loại bệnh tự kỷ này, ba mẹ có thể tham khảo bảng dưới đây nhé:

Đặc điểm
Tự kỷ điển hình
Tự kỷ không điển hình

Thời điểm xuất hiện

Ngay từ khi sinh ra

Sau khi sinh ra ít nhất 1 năm

Mức độ nghiêm trọng

Nặng

Nhẹ

Biểu hiện

Rõ ràng, dễ nhận biết

Nhẹ nhàng, khó nhận biết

Tương tác và giao tiếp xã hội

Kém

Hạn chế

Hành vi

Rập khuôn, lặp đi lặp lại

Ít rập khuôn, lặp đi lặp lại hơn

Nhu cầu can thiệp

Cao

Thấp

Nguyên nhân gây tự kỷ ở trẻ

Các chuyên gia vẫn chưa giải thích được nguyên nhân gây bệnh tự kỷ ở trẻ, đa phần trẻ tự kỷ phởi phát bệnh từ rất sớm, nhưng vẫn có những trường hợp biểu hiện bệnh muộn, hầu hết các trong số đó được phát hiện có sự bất thường về gen hoặc trong gia đình đã có người mắc bệnh rối loạn phát triển. Mặc dù nguyên nhân chính xác của tự kỷ vẫn chưa được biết đến, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng đây là kết quả của sự kết hợp giữa nhiều yếu tố, bao gồm:

Di truyền

Sự thay đổi ADN của gen là yếu tố lớn nhất trong nguy cơ tự kỷ, chiếm khoảng 80% trường hợp gây bệnh. Tuy nhiên, Mitch Sandin (tác giả của một nghiên cứu về bệnh tự kỷ được công bố trên JAMA Psychiatry) cho biết sẽ còn nhiều nghiên cứu hơn nữa về căn bệnh này, mọi nghiên cứu hiện nay vẫn chỉ cày xới trên bề mặt, họ vẫn chưa xác định được đầy đủ là những gen nào góp phần trực tiếp làm tăng nguy cơ gây bệnh.

  • Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng nguy cơ mắc tự kỷ. Nếu có người thân trong gia đình mắc chứng tự kỷ, trẻ có nguy cơ mắc cao hơn.
  • Các nhà khoa học đã xác định được một số gen liên quan đến tự kỷ, tuy nhiên đây chỉ là một phần nhỏ trong bức tranh nguyên nhân phức tạp của rối loạn này.
  • Nghiên cứu tiếp tục chỉ ra rằng các biến đổi gen, tương tác gen-gen và gen-môi trường có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và dẫn đến tự kỷ.

Ảnh hưởng từ thai kỳ

Các nhà nghiên cứu trường Y học San Diego (Đại học California và Viện Khoa học não bộ Allen – Mỹ) đã tìm ra những bằng chứng về việc căn bệnh tự kỷ đã hình thành và xuất hiện ngay từ thời kì đầu tiên của thai kì. Trong quá trình mang thai, não của trẻ sẽ được kết hợp bởi 6 lớp não, tuy nhiên ở những trẻ tự kỷ lớp não ngoài sẽ không lành lặn, xuất hiện những màng nhỏ li ti và đủ để gây ra bệnh tự kỷ (theo bác sĩ Eric Courchesne – Giáo sư thần kinh học. Giám đốc Trung Tâm Tự kỷ San Diego, Mỹ)

  • Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc tự kỷ ở trẻ, bao gồm: Nhiễm trùng trong thai kỳ, đặc biệt là do virus rubella; Tiếp xúc với một số chất độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy,… Mẹ mắc một số bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp,…; Sinh non hoặc thiếu cân khi sinh; thiếu vi chất khi mang thai.

Yếu tố môi trường

  • Một số yếu tố môi trường có thể tương tác với yếu tố di truyền và làm tăng nguy cơ mắc tự kỷ ở trẻ, bao gồm:
    • Tiếp xúc với ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí.
    • Sử dụng một số loại thuốc nhất định trong thai kỳ hoặc sau sinh.
    • Căng thẳng hoặc sang chấn tâm lý trong thai kỳ.

Do vậy, môi trường không thuận lợi hoặc quá độc hại có thể ảnh hưởng tới sự phát triển về mặt tinh thần ở trẻ đặc biệt trong thời kì trong bụng mẹ.

 

Sự giáo dục của gia đình

  • Cần khẳng định rằng sự giáo dục của gia đình không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tự kỷ. Tuy nhiên, môi trường giáo dục và cách nuôi dạy của cha mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và hành vi của trẻ tự kỷ.
  • Một số yếu tố trong môi trường gia đình có thể khiến trẻ tự kỷ gặp khó khăn hơn trong việc giao tiếp, tương tác xã hội và học tập, bao gồm:
    • Cha mẹ thiếu kiến thức về tự kỷ và cách hỗ trợ trẻ.
    • Gia đình không tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp và tương tác với xã hội: Trẻ thường xuyên xem TV và chơi điện thoại mà không có sự kiểm soát của cha mẹ.
    • Áp dụng các phương pháp giáo dục không phù hợp với trẻ tự kỷ.

Dấu hiệu của bệnh tự kỷ

Nhận biết sớm các dấu hiệu của tự kỷ là vô cùng quan trọng để trẻ có thể được can thiệp và điều trị kịp thời, giúp cải thiện các triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Các dấu hiệu ban đầu cần chú ý

  • Mắt kém
  • Phản ứng kém với tên của mình
  • Ít giao tiếp và chia sẻ
  • Trẻ gặp khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ sau 12 tháng tuổi.
  • Trẻ không tham gia vào các trò chơi nhập vai.

Nhìn chung, những dấu hiệu ban đầu khá nhẹ và khó để nhận biết, nhưng vẫn gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và học tập của trẻ. Trẻ em có các triệu chứng trên đặc biệt là trong độ tuổi cần giám sát (lúc 9, 15, 30 tháng tuổi) cần được thăm khám và tầm soát bệnh.

Hạn chế giao tiếp xã hội

  • Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp và tương tác với người khác.
  • Chúng có thể ít hoặc không quan tâm đến việc kết bạn, chơi đùa với bạn bè, hoặc tham gia các hoạt động xã hội.
  • Trẻ cũng có thể gặp khó khăn trong việc duy trì giao tiếp bằng mắt, biểu lộ cảm xúc hoặc hiểu ý đồ của người khác.

Các hành vi lặp lại

  • Trẻ tự kỷ có thể có các hành vi lặp đi lặp lại, chẳng hạn như lắc đầu, vẫy tay, hoặc lặp đi lặp lại một câu nói.
  • Những hành vi này có thể xuất hiện ở bất kỳ lúc nào và có thể kéo dài trong một thời gian dài.

Hành vi rập khuôn

  • Trẻ tự kỷ có thể có các hành vi rập khuôn, chẳng hạn như đi vòng quanh trong phòng, xếp hàng đồ chơi theo một cách cụ thể, hoặc dành quá nhiều thời gian cho một sở thích nhất định.
  • Những hành vi này có thể giúp trẻ cảm thấy thoải mái và an toàn trong môi trường xung quanh.

Hành vi bất thường lặp lại

  • Trẻ tự kỷ có thể có các hành vi bất thường lặp lại, chẳng hạn như tự làm hại bản thân, cắn móng tay, hoặc đập đầu vào tường.
  • Những hành vi này có thể là biểu hiện của sự lo lắng, bực bội hoặc khó chịu.

Ý thích thu hẹp

  • Trẻ tự kỷ có thể có sở thích rất hẹp và chỉ tập trung vào một vài thứ nhất định.
  • Chúng có thể dành nhiều thời gian cho sở thích của mình và không quan tâm đến những thứ khác.

Hành vi tăng động

  • Một số trẻ tự kỷ có thể có hành vi tăng động, chẳng hạn như không thể ngồi yên, luôn di chuyển xung quanh, hoặc nói liên tục.
  • Những hành vi này có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc học tập và tập trung.

Một điều ba mẹ cần lưu ý là mức độ và biểu hiện của các dấu hiệu tự kỷ có thể khác nhau ở mỗi trẻ. Nếu ba mẹ lo lắng rằng con mình có thể mắc chứng tự kỷ, điều quan trọng là ba mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Can thiệp sớm có thể giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của tự kỷ và giúp trẻ phát triển toàn diện.

Các phương pháp chữa bệnh tự kỷ cho trẻ

Tuy không có phương pháp nào có thể “chữa khỏi” hoàn toàn chứng tự kỷ, nhưng việc can thiệp sớm và điều trị hiệu quả có thể giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ.

Theo các bác sĩ tâm lý tại Med247, 2 phương pháp can thiệp bệnh tự kỷ tốt nhất cho bé hiện nay là: Tâm lý trị liệu và sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, hai phương pháp này sẽ đạt hiệu quả nhất khi được áp dụng đúng cách và kết hợp với nhau. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, nhu cầu cá nhân của trẻ và sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa mà ba mẹ có thể quyết định chữa trị cho con bằng cách phương pháp khác nhau:

Tâm lý trị liệu

  • Tâm lý trị liệu đóng vai trò quan trọng trong việc can thiệp và điều trị tự kỷ cho trẻ. Phương pháp này được thực hiện không chỉ giúp trẻ mà còn giúp gia đình giải tỏa cảm giác đè nén, lo âu, hỗ trợ chia sẻ và bộc lộ cảm xúc nhiều hơn. Các phương pháp tâm lý trị liệu thường được sử dụng bao gồm:
    • Liệu pháp hành vi: Giúp trẻ học cách giao tiếp, tương tác xã hội và kiểm soát hành vi.
    • Liệu pháp ngôn ngữ: Giúp trẻ phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, bao gồm khả năng nói, hiểu và sử dụng ngôn ngữ.
    • Liệu pháp giác quan: Giúp trẻ xử lý và phản ứng với các kích thích giác quan một cách hiệu quả.
    • Liệu pháp nhận thức hành vi: Giúp trẻ nhận thức và thay đổi những suy nghĩ và hành vi tiêu cực.

Tuy nhiên, ba mẹ chính là những người đồng hành thân thiết nhất của con trên hành trình chống trọi lại căn bệnh tâm lý này. Do vậy, ba mẹ hoặc người thân hãy dành nhiều thời gian hơn để chơi và trò chuyện với trẻ. Hơn hết, ba mẹ cũng cần được huấn luyện để hiểu được con, sống hòa hợp hơn với những dấu hiệu và phong cách giao tiếp của con. Qua đó, ba mẹ mới có thể gia nhập vào thế giới nội tâm của con, giúp con an tâm chia sẻ và chú ý hơn.

  • Ưu điểm
    • Hoàn toàn an toàn, không tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ
    • Hiệu quả trong việc cải thiện các kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi của trẻ.
    • Phù hợp cho trẻ em ở mọi lứa tuổi, từ sơ sinh đến thanh thiếu niên, đáp ưng nhu cầu đa dạng
  • Nhược điểm:
    • Cần có sự kiên nhẫn và thời gian để thấy được hiệu quả.
    • Hiệu quả điều trị có thể phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của nhà trị liệu và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ở trẻ

Sử dụng thuốc

Hiện nay, bệnh tự kỷ ở trẻ vẫn chưa có thuốc chữa trị hoàn toàn. Tuy nhiên, sử dụng thuốc có thể giúp trẻ giảm bớt một vài triệu chứng nhất định như kích động, hung hăng và rối loạn cảm xúc.

  • Những loại thuốc phổ biến đã được kiểm định và đưa vào sử dụng rộng rãi:
    • Thuốc chống loạn thần.
    • Thuốc chống trầm cảm.
    • Thuốc an thần.
    • Thuốc kích thích.

Bên cạnh đó, ba mẹ cần lưu ý việc sử dụng thuốc cần phải có sự kê đơn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc điều trị bệnh tự kỷ có thể gây ra một số tác dụng phụ, do đó cần phải theo dõi cẩn thận và điều chỉnh liều lượng phù hợp theo chỉ dẫn sát sao của bác sĩ. Và như tác giả đã đề cập bên trên, thuốc chỉ nên được sử dụng như một phần của chương trình điều trị toàn diện, kết hợp với các phương pháp tâm lý trị liệu khác.

7 lời khuyên hữu ích cho cha mẹ có con bị tự kỷ

Do nhận thức chưa sâu sắc về căn bệnh tự kỷ cùng với các định kiến xã hội đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các bậc cha mẹ và chính đứa trẻ trong nỗ lực hòa nhập với cộng đồng. Dù con bạn có mắc hội chứng này hay không, hãy dành thời gian tìm hiểu cặn kẽ để thấu hiểu và chia sẻ với những bậc phụ huynh và trẻ em tự kỷ. Bằng sự chung tay góp sức, chúng ta có thể mang đến cho các em cơ hội được sống một cuộc đời bình thường, hạnh phúc như các bạn xứng đáng được hưởng nhận. Med247 đúc kết 7 lời khuyên dành cho phụ huynh như sau:

Khuyến khích phụ huynh tìm kiếm hỗ trợ cho con tự kỷ

  • Đừng ngần ngại tìm kiếm sự trợ giúp cho con bạn! Cha mẹ của trẻ tự kỷ nên chủ động tìm kiếm các dịch vụ giáo dục và xã hội phù hợp để hỗ trợ con phát triển toàn diện.
  • Việt Nam có hệ thống hỗ trợ trẻ tự kỷ đa dạng và phong phú. Các phòng khám, trung tâm tư vấn, trường học chuyên biệt,… cung cấp đầy đủ phương tiện, giải pháp và liệu trình phù hợp, giúp trẻ hòa nhập cộng đồng hiệu quả.
  • Trẻ tự kỷ có những đặc điểm riêng biệt trong nhận thức, giao tiếp và hành vi. Do đó, việc áp dụng các phương pháp giáo dục phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện. Dưới đây là một số phương pháp giáo dục phổ biến dành cho trẻ tự kỷ:

a) Phương pháp ABA (Applied Behavior Analysis):

  • Mô tả: ABA là phương pháp tập trung vào việc phân tích và thay đổi hành vi của trẻ thông qua hệ thống phần thưởng và hình phạt.
  • Hiệu quả:
    • Giúp trẻ học hỏi các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày (tự ăn uống, vệ sinh cá nhân, giao tiếp cơ bản…).
    • Hỗ trợ trẻ phát triển các hành vi tích cực và giảm thiểu hành vi tiêu cực (hung hăng, tự làm tổn thương bản thân…).
  • Lưu ý:
    • Cần được thực hiện bởi chuyên gia có trình độ để đảm bảo hiệu quả và tính an toàn.
    • Phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với chuyên gia để duy trì tiến độ của trẻ tại nhà.

b) Phương pháp TEACCH (Treatment and Education of Autistic and Related Communication Handicapped Children):

  • Mô tả: TEACCH sử dụng hệ thống cấu trúc hóa cao và hỗ trợ trực quan để giúp trẻ tự kỷ học tập và giải quyết vấn đề.
  • Hiệu quả:
    • Cải thiện khả năng nhận thức, kỹ năng vận động, phối hợp tay – mắt, ngôn ngữ và giao tiếp ở trẻ.
    • Giúp trẻ tự tin và độc lập hơn trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Ưu điểm:
    • Có thể áp dụng trong nhiều môi trường khác nhau (nhà trường, gia đình, cộng đồng).
    • Dễ dàng điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng trẻ.

c) Phương pháp PECS (Picture Exchange Communication System):

  • Mô tả: PECS sử dụng hình ảnh để giúp trẻ giao tiếp bằng cách trao đổi hình ảnh với người khác để thể hiện nhu cầu.
  • Hiệu quả:
    • Phát triển khả năng giao tiếp và ngôn ngữ ở trẻ, đặc biệt là trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp bằng lời nói.
    • Giúp trẻ tăng cường sự tương tác với những người xung quanh.
  • Ưu điểm:
    • Dễ dàng học tập và sử dụng, phù hợp với trẻ ở mọi độ tuổi và khả năng.
    • Có thể áp dụng trong nhiều môi trường khác nhau.

d) Phương pháp DIR (Developmental, Individualized, Relationship-Based):

  • Mô tả: DIR tập trung vào việc phát triển cảm xúc và mối quan hệ xã hội ở trẻ tự kỷ thông qua các hoạt động vui chơi và tương tác.
  • Hiệu quả:
    • Giúp trẻ thấu hiểu và thể hiện cảm xúc bản thân.
    • Phát triển kỹ năng giao tiếp: Lắng nghe hiệu quả, Giao tiếp phi ngôn ngữ, Kỹ năng thấu hiểu; Kỹ năng đặt câu hỏi
    • Tăng cường tương tác xã hội: Tham gia các hoạt động xã hội; Rèn luyện kĩ năng trò chuyện; Phát triển sự tự tin; Tôn trọng sự khác biệt; Giữ thái độ tích cực
    • Tạo ra môi trường gia đình vui vẻ và tích cực
  • Lưu ý:
    • Cần được thực hiện bởi chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm.
    • Phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong quá trình trị liệu.

Kết luận: Việc lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp cho trẻ tự kỷ cần dựa trên đánh giá chuyên môn và nhu cầu cá nhân của từng trẻ. Cha mẹ và nhà giáo dục cần phối hợp chặt chẽ để tạo môi trường học tập và sinh hoạt hiệu quả, giúp trẻ phát triển toàn diện.

Hãy tin tưởng và bảo vệ trẻ

Người xung quanh thường tập trung vào những gì trẻ không thể làm được, nhưng đó không phải là tất cả những gì tuyệt vời nhất mà trẻ có. Là một người hiểu biết về hội chứng này, cha mẹ là người tìm ra những mặt tích cực của con, giúp nó phát triển và vượt qua khỏi cái nhìn hà khắc của người xung quanh.

Tạo môi trường giao lưu giữa các gia đình có con bị tự kỷ

Cha mẹ nên tự tin tham dự các hội thảo, các chương trình về chứng tự kỷ,…để có một môi trường thực sự thoải mái, có người lắng nghe, thấu hiểu và cùng chia sẻ cùng. Việc gặp gỡ và giao lưu với những bậc phụ huynh khác giúp cha mẹ có thêm nhiều mối quan hệ mới, từ đó xây dựng được một cộng đồng gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau. Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc đáo với những nhu cầu và đặc điểm riêng.

Việc học hỏi từ những bậc phụ huynh khác sẽ giúp cha mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm và hiểu biết để nuôi dạy con một cách tốt nhất. Khi cha mẹ có mối quan hệ tốt đẹp với nhau, con cái sẽ cảm thấy an toàn và hạnh phúc hơn, từ đó phát triển tốt hơn về mặt tinh thần và xã hội.

Bảo vệ trẻ khỏi sự những nhận xét và định kiến tiêu cực

Sự quan tâm không đúng cách hoặc thiếu tế nhị từ người xung quanh có thể khiến ba mẹ cảm thấy rất khó chịu. Chống lại những đánh giá sai lệch về trẻ tự kỷ là một hành trình dài cần sự kiên trì và nỗ lực của cha mẹ, cộng đồng và xã hội. Bằng cách cởi mở chia sẻ, kiên nhẫn giải thích và hướng dẫn, đồng thời tích cực lan tỏa nhận thức về rối loạn tự kỷ, chúng ta có thể tạo dựng một môi trường sống hòa nhập và nhân ái cho trẻ tự kỷ.

Hãy nhắc họ chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt

Để giúp các con có một cuộc sống dễ dàng hơn, các bậc phụ huynh cũng đừng quên quan tâm đến chính bản thân mình, đó không phải là việc làm ích kỷ mà là điều hết sức cần thiết. Bởi vì con đường đưa con “về đích” có rất nhiều thách thức và cần rất nhiều thời gian, công sức. Các bậc ba mẹ có thể vì quá lo lắng, hoặc do đứa trẻ gây ra khó khăn trong việc chăm sóc chúng mà quên đi phải dành thời gian để nghỉ ngơi. Sức khỏe thể chất tốt, tinh thần và cảm xúc lạc quan sẽ mang lại hiệu quả hơn trong các hoạt động giáo dục giúp trẻ cải thiện tình trạng tốt hơn vì chỉ khi có một tâm lý vừng vàng thì ba mẹ mới là điểm tựa vững chắc nhất cho con mình.

Khuyến khích họ sử dụng các dịch vụ chăm sóc, giáo dục thay thế

Các lớp học, trường chuyên biệt, trung tâm can thiệp sở hữu đội ngũ chuyên gia, chuyên viên có chuyên môn về giáo dục đặc biệt, áp dụng các phương pháp trị liệu bài bản, phù hợp với từng trẻ, từ đó mang lại hiệu quả điều trị cao hơn so với việc chăm sóc tại nhà. Trẻ sẽ được đánh giá năng lực và xây dựng chương trình giáo dục, can thiệp riêng biệt, đáp ứng nhu cầu phát triển cá nhân, tối ưu hóa hiệu quả tiếp thu kiến thức và kỹ năng.

Việc cho trẻ tham gia các lớp học chuyên biệt giúp cha mẹ chia sẻ gánh nặng chăm sóc, giáo dục con, có thêm thời gian dành cho bản thân, tái tạo năng lượng để đồng hành cùng con tốt hơn. Cha mẹ có thể dành thời gian quan tâm đến các thành viên khác trong gia đình, đảm bảo sự phát triển toàn diện cho cả gia đình.

Khẳng định rằng cả đứa trẻ lẫn cha mẹ đều là những người đáng ngưỡng mộ

Một người mẹ có con bị tự kỷ có thể sẽ cảm thấy rất ngại ngùng khi ra ngoài, gặp gỡ bạn bè hay khi kể về con của mình. Vì vậy ba mẹ hãy mạnh mẽ, khẳng định giá trị bản thân để cảm thấy thoải mái lạc quan hơn giúp con sớm hòa nhập nhé.

Đặt lịch tư vấn cùng Bác sĩ Tâm lý Med247

Dưới đây là danh sách các bác sĩ tâm lý giỏi, chuyên môn cao tại Hà Nội mà Med247 giới thiệu tới bạn đọc.

Bác sĩ Tâm lý Nguyễn Minh Quyết

ThS. BS Nguyễn Minh Quyết sở hữu hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tâm thần, hiện đang công tác tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, đặc biệt chuyên sâu về điều trị các rối loạn phát triển ở trẻ em. Bác sĩ Quyết được các bậc phụ huynh yêu mến bởi phong cách khám chi tiết, nhẹ nhàng, luôn toát lên sự vui vẻ, yêu trẻ.

Bác sĩ Tâm lý Nguyễn Minh Quyết

Chuyên gia Tâm lý Lương Thị Ngư

Nhà tâm lý Lương Thị Ngư – “Người thấu hiểu tâm hồn trẻ” – sở hữu hơn 14 năm kinh nghiệm tại Bệnh Viện Tâm Thần Ban Ngày Mai Hương, là chuyên gia tâm lý uy tín trong lĩnh vực khám, đánh giá và điều trị tâm lý cho trẻ em và vị thành niên.

Chuyên gia Tâm lý Lương Thị Ngư

Bác sĩ Tâm lý Đặng Hải Tú

Thạc sĩ. BSNT Đặng Hải Tú được nhiều bệnh nhân tin tưởng và theo điều trị bởi kinh nghiệm dày dặn. Bác chuyên tham vấn và điều trị về các rối loạn phát triển, tâm lý ở trẻ em và người trưởng thành. Với nhiều năm kinh nghiệm tại khoa Tâm bệnh Bệnh viện Nhi Trung Ương, Thạc sĩ. BSNT Đặng Hải Tú đã gặt hái được nhiều thành công trong việc chẩn đoán và điều trị các vấn đề tâm lý thường gặp.

Bác sĩ Tâm lý Đặng Hải Tú

Ba mẹ hãy cùng xem video ngắn dưới đây của Ths. BS Nguyễn Minh Quyết về căn bệnh tự kỷ để nhận biết rõ hơn Sức khỏe tâm lý – Tâm thần ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên. Từ đó, bản thân mình có thể chuẩn bị đầy đủ hành trang trên con đường chiến đấu chống lại căn bệnh này.

 

Tham khảo thêm:

logo-zalo-vector Chia sẻ trên Zalo