Coronavirus, COVID-19: What You Can Do

Trẻ biếng ăn tâm lý là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục giúp trẻ hết biếng ăn tâm lý mà bố mẹ nên biết

Biếng ăn tâm lý ở trẻ em là một vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Trẻ không chỉ đơn thuần là kén ăn mà còn có những biểu hiện tâm lý phức tạp liên quan đến việc ăn uống. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về biếng ăn tâm lý ở trẻ, từ các dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân sâu xa đến những cách khắc phục hiệu quả. Cùng Chuyên gia Tâm lý Lương Thị Ngư hiện đang công tác tại Hệ thống phòng khám Med247 khám phá để tìm ra giải pháp giúp con yêu ăn ngon miệng và phát triển toàn diện hơn.

Trẻ biếng ăn tâm lý là gì?
Ba mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây về tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ. Từ đó tìm ra cách khắc phục phù hợp nhất cho bé nhé

Biếng ăn tâm lý ở trẻ là gì?

Biếng ăn tâm lý hay còn được gọi “chán ăn”, là một căn bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến hành vi ăn uống của trẻ. Biếng ăn tâm lý ở trẻ là tình trạng trẻ từ chối ăn hoặc ăn rất ít không phải do các vấn đề về sức khỏe vật lý như bệnh tật, mà chủ yếu xuất phát từ các yếu tố tâm lý. Trẻ có thể cảm thấy lo lắng, sợ hãi, căng thẳng hoặc không thoải mái khi ăn, dẫn đến việc mất hứng thú với thức ăn.Trẻ biếng ăn thường bắt đầu với việc giảm lượng thức ăn nạp vào mỗi ngày. Lâu dần, điều này trở thành thói quen, khiến bé quen với việc ăn ít. Nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng biếng ăn kéo dài có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như loãng xương, suy thận và thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Có hai loại chán ăn:

  • Biếng ăn tâm lý hạn chế (Restrictor type): Trẻ em mắc bệnh này tự hạn chế nghiêm ngặt về lượng thức ăn ăn vào. Trẻ thường hạn chế và không muốn ăn các loại thực phẩm giàu carbohydrate và chất béo.
  • Chứng cuồng ăn (Bulimic type): Trẻ mắc chứng cuồng ăn ăn quá nhiều và ăn say sưa và sau đó tự nôn ói. Chúng cũng có thể dùng một lượng lớn thuốc nhuận tràng hoặc các loại thuốc khác để làm sạch ruột.

Trẻ bị biếng ăn tâm lý có biểu hiện gì?

Mỗi trẻ bị biếng ăn tâm lý có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên các nhà khoa học đã chỉ ra được những triệu chứng phổ biến như sau:

  • Có trọng lượng cơ thể thấp
  • Sợ trở nên béo phì ngay cả khi họ đang giảm cân
  • Có cái nhìn sai lệch về trọng lượng, kích thước hoặc hình dạng cơ thể của chúng. Ví dụ, đứa trẻ thấy cơ thể của mình quá béo, ngay cả khi rất nhẹ cân.
  • Từ chối duy trì trọng lượng cơ thể bình thường tối thiểu
  • Ở bé gái, trễ 3 kỳ kinh không rõ nguyên nhân
  • Thực hiện nhiều hoạt động thể chất để giúp tăng tốc độ giảm cân
  • Từ chối cảm giác đói
  • Bị ám ảnh bởi việc làm và chế biến đồ ăn
  • Có hành vi ăn uống kỳ lạ
  • Sống khép kín, cáu kỉnh, ủ rũ hoặc trầm cảm

Bên cạnh đó, có nhiều triệu chứng thể chất liên quan đến chứng chán ăn thường là do đói và suy dinh dưỡng. Chúng có thể bao gồm:

  • Da rất khô (khi véo rồi buông ra, vẫn bị véo)
  • Mất nước
  • Đau bụng
  • Táo bón
  • Hôn mê
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi cực độ
  • Nhạy cảm với nhiệt độ lạnh
  • Gầy bất thường (đến mức hốc hác)
  • Sự phát triển của lông tơ mịn trên cơ thể
  • Vàng da

Những triệu chứng này rất giống với nhiều bệnh lý thông thường khác. Vì vậy, nếu ba mẹ vẫn còn nghi ngờ thì đừng chần chờ dẫn con đến thăm khám cùng các chuyên gia tâm lý, dinh dưỡng để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng, có thể ngăn chặn các biến chứng của bệnh trong tương lai.

Nguyên nhân trẻ bị biếng ăn tâm lý

Biếng ăn ở trẻ là vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự kiên nhẫn và tinh tế của bố mẹ. Để giúp trẻ ăn ngon miệng trở lại, cần xác định chính xác nguyên nhân gây biếng ăn và có những biện pháp can thiệp phù hợp.

Biếng ăn do bệnh lý

Mặc dù gọi là biếng ăn tâm lý, nhưng nhiều khi các bệnh lý tiềm ẩn cũng là nguyên nhân khiến trẻ chán ăn. Một số bệnh thường gặp như:

  • Rối loạn tiêu hóa: Trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.
  • Nhiễm trùng: Các bệnh nhiễm trùng như viêm họng, cảm cúm, sốt… khiến trẻ mệt mỏi, không có cảm giác thèm ăn.
  • Các bệnh lý khác: Một số bệnh mãn tính như hen suyễn, dị ứng thực phẩm cũng có thể gây ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng của trẻ.

Dấu hiệu nhận biết: Ngoài việc biếng ăn, trẻ còn có các triệu chứng khác như sốt, ho, tiêu chảy, đau bụng…

Biếng ăn do tâm lý

Tâm lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành thói quen ăn uống của trẻ. Một số nguyên nhân tâm lý gây biếng ăn phổ biến như:

  • Áp lực từ gia đình: Bố mẹ ép ăn, so sánh với các bạn khác, tạo không khí căng thẳng trong bữa ăn.
  • Môi trường ăn uống không thoải mái: Bữa ăn diễn ra trong tình trạng ồn ào, vội vàng hoặc bị làm phiền.
  • Các vấn đề tâm lý: Trẻ đang trải qua căng thẳng, lo lắng, hoặc có những thay đổi lớn trong cuộc sống như chuyển nhà, thay đổi trường học.
  • Sợ hãi với một số loại thức ăn: Trẻ có thể bị sặc hoặc dị ứng với một loại thức ăn nào đó, dẫn đến việc sợ hãi và từ chối ăn.

Dấu hiệu nhận biết: Trẻ thường tỏ ra sợ hãi, lo lắng trước bữa ăn, từ chối ăn các loại thức ăn nhất định, hoặc có những thay đổi về hành vi như cáu kỉnh, khó chịu.

Biếng ăn do thức ăn

Cách chế biến, hương vị, màu sắc của thức ăn cũng ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác ngon miệng của trẻ. Một số nguyên nhân liên quan đến thức ăn gây biếng ăn như:

  • Thức ăn không hấp dẫn: Thức ăn nhạt nhẽo, không có màu sắc, ít thay đổi sẽ khiến trẻ nhanh chán.
  • Ép ăn một loại thức ăn: Việc ép trẻ ăn một loại thức ăn mà trẻ không thích sẽ khiến trẻ càng thêm kháng cự.
  • Dị ứng thức ăn: Một số trẻ có thể bị dị ứng với một số loại thức ăn nhất định, gây ra các triệu chứng như nổi mẩn, ngứa, khó thở…

Dấu hiệu nhận biết: Trẻ thường từ chối ăn một số loại thức ăn nhất định, hoặc có các biểu hiện dị ứng sau khi ăn.

Những biến chứng nguy hiểm của biến chứng tâm lý đối với trẻ

Biếng ăn tâm lý là vấn đề cần được bố mẹ quan tâm và giải quyết kịp thời. Nếu không được can thiệp, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm:

Suy dinh dưỡng: Hậu quả trực tiếp của biếng ăn

Khi trẻ biếng ăn, cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển. Điều này dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, biểu hiện qua các dấu hiệu như:

  • Gầy gò, còi cọc: Trẻ có cân nặng và chiều cao thấp hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
  • Da xanh xao, tóc khô xơ: Thiếu chất dinh dưỡng khiến da và tóc của trẻ trở nên kém sức sống.
  • Mệt mỏi, chán ăn: Trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và không muốn hoạt động.
  • Rối loạn tăng trưởng: Trẻ chậm lớn, xương yếu, dễ bị gãy.

Trí não chậm phát triển

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển não bộ của trẻ. Thiếu hụt các chất dinh dưỡng như protein, sắt, kẽm… có thể dẫn đến:

  • Khả năng học tập giảm sút: Trẻ khó tập trung, ghi nhớ kém, chậm tiếp thu kiến thức.
  • Phát triển trí tuệ chậm: Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề, tư duy logic.
  • Rối loạn hành vi: Trẻ trở nên cáu kỉnh, khó chịu, thậm chí là hung hăng.

Suy giảm miễn dịch, dễ ốm vặt

Hệ miễn dịch của trẻ cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng để hoạt động hiệu quả. Khi trẻ biếng ăn, hệ miễn dịch suy yếu, khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như cảm cúm, viêm họng, tiêu chảy…

Giảm chỉ số cảm xúc

Trẻ biếng ăn thường cảm thấy cô đơn, buồn chán và tự ti. Điều này có thể dẫn đến:

  • Rối loạn cảm xúc: Trẻ dễ cáu gắt, trầm cảm, hoặc lo lắng.
  • Khó khăn trong giao tiếp: Trẻ ngại giao tiếp với người khác, khó hòa nhập với môi trường xung quanh.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách: Trẻ thiếu tự tin, khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ xã hội.

Cách khắc phục giúp trẻ hết biếng ăn tâm lý bố mẹ nên biết

Cho bé ăn theo nhu cầu

Để chữa biếng ăn tâm lý ở trẻ em thì cách hiệu quả nhất là ngừng ép con ăn và để con đói. Tuy nhiên, bỏ đói cũng cần có nguyên tắc. Và phương pháp Med247 muốn giới thiệu với bố mẹ là phương pháp “không ép” với 4 nguyên tắc chính:

  • Giãn cữ theo độ tuổi: Cha mẹ nên tránh cho bé ăn cữ quán gần hay trong thời gian quá ngắn, khi bé không đói sẽ ăn không tập trung
  • Đọc tín hiệu của con: Chỉ cho con ăn khi đói, dừng bữa khi con từ chối, không ép con ăn dù chỉ một thìa thức ăn
  • Kỷ luật trong ăn uống: Nếu trong bữa ăn bé ăn nhả nhớt, ăn chậm, ngậm lâu, ăn không tập trung cha mẹ nên kỷ luật để tạo thói quen ăn uống cho bé
  • Đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé: Trong suốt quá trình rèn luyện thói quen ăn uống khoa học cho bé, cha mẹ cần đảm bảo lượng thức ăn tối thiểu một ngày, tránh tình trạng bé ăn quá ít và gặp vấn đề về sức khỏe.

Thay đổi thực đơn đa dạng

Cũng như người lớn, việc ăn một món thường xuyên và lâu dài sẽ khiến trẻ chán và không muốn ăn. Thay đổi thực đơn là một trong những giải pháp hiệu quả để kích thích vị giác của bé, giúp bé ăn ngon miệng hơn. Không chỉ vậy, việc thay đổi thực đơn còn cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp bé có đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Ngoài ra cha mẹ có thể tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho bé, giúp bé làm quen với nhiều loại thức ăn khác nhau và hình thành thói quen ăn uống lành mạnh.

Khuyến khích trẻ ăn cùng cha mẹ

Nhiều bà mẹ Việt Nam thường cho con ăn riêng, tách biệt với các thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên, các chuyên gia nhi khoa khuyến nghị rằng việc cho trẻ ngồi chung bàn ăn với bố mẹ cho đến khi cả nhà no bụng sẽ giúp bé hình thành thói quen ăn uống tốt hơn.

Thay vì cho con ăn riêng, các chuyên gia nhi khoa khuyến khích các bà mẹ Việt Nam nên cho con cùng ngồi ăn với cả gia đình. Việc duy trì thói quen này sẽ giúp bé rèn luyện tính kiên nhẫn và hình thành thói quen ăn uống lành mạnh.

Tránh phân tâm trong giờ ăn

Để bữa ăn của bé diễn ra hiệu quả, chúng ta nên tạo một không gian ăn uống thật yên tĩnh và tập trung. Hãy loại bỏ hoàn toàn các yếu tố gây xao nhãng như đồ chơi, điện thoại hoặc sách vở. Ngoài ra, việc dùng đồ ăn để mua chuộc bé cũng không phải là một giải pháp tốt. Ví dụ ba mẹ có thể chế biến những món ăn đầy màu sắc, trang trí chúng theo sở thích của con để kích thích con ăn ngon miệng hơn.

Tạm biệt biếng ăn, đặt lịch tư vấn cùng bác sĩ Med247

Biếng ăn tâm lý không chỉ là vấn đề trẻ ăn ít mà còn là một mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và nhiều hệ lụy khác. Gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Sự quan tâm, chăm sóc và tình yêu thương của gia đình là yếu tố không thể thiếu để giúp trẻ phục hồi sức khỏe và ổn định tâm lý, từ đó hòa nhập trở lại cuộc sống một cách bình thường.

Hãy đặt lịch khám tại Phòng khám Med247 để hiểu rõ hơn về vấn đề dinh dưỡng của con, đồng thời được kết hợp với các Bác sĩ, Chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành

Ba mẹ cùng xem video tư vấn của Thạc sĩ, Bác sĩ dinh dưỡng Lê Thị Thư về chủ đề “Nồi nấu cháo chậm có làm trẻ biếng ăn?” nhé:

Tham khảo thêm:

logo-zalo-vector Chia sẻ trên Zalo