Coronavirus, COVID-19: What You Can Do

Khám Dinh Dưỡng Nhi Là Khám Những Gì, Có Nên Đi Khám Dinh Dưỡng Cho Trẻ?

Hiện nay, khám dinh dưỡng nhi cho bé là vấn đề được rất nhiều ba mẹ quan tâm. Tuy nhiên trên thực tế không phải ai cũng biết được khám dinh dưỡng cho bé là khám những gì. Để hiểu rõ về vấn đề này, trước hết ba mẹ cần biết được những lợi ích và tầm quan trọng của việc khám dinh dưỡng đối với sự phát triển của bé.

1. Có nên đi khám dinh dưỡng cho trẻ?

Câu trả lời sẽ là rất nên nhé ba mẹ. Khi khám dinh dưỡng ba mẹ sẽ biết được tình trạng dinh dưỡng hiện tại của con: phát triển tốt hay thừa cân, béo phì, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất… Ngoài ra bác sĩ sẽ cho biết chế độ ăn của con đã cân đối, phù hợp với lứa tuổi chưa, từ đó đưa ra phác đồ điều trị cũng như tư vấn để ba mẹ chăm sóc con tốt hơn.

 

Tại sao khám dinh dưỡng nhi lại quan trọng?
Khám dinh dưỡng định kỳ để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ

Xem thêm: Tầm quan trọng của Dinh dưỡng cho trẻ

2. Những dấu hiệu nhận biết bé cần phải khám dinh dưỡng nhi định kỳ

Để biết được bé đang phát triển bình thường hay bé bị suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì… thì khám dinh dưỡng là cách chính xác nhất để xác định. Đặc biệt, khi ba mẹ nhận thấy những dấu hiệu bất thường sau của bé thì cần đưa bé đi khám dinh dưỡng ngay:

  • Bé không tăng cân nặng, chiều cao trong một thời gian dài.
  • Bé thấp còi, nhẹ cân.
  • Bé thừa cân, béo phì.
  • Bé hay ốm
  • Bé ngủ không ngon giấc, ngủ ít, hay quấy khóc
  • Bé lười ăn hoặc không chịu ăn.
  • Da xanh xao, nhợt nhạt.
  • Bé có biểu hiện chậm chạp, kém linh hoạt.
  • Bé có những dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa như: tiêu chảy, táo bón, nôn trớ…
Những dấu hiệu nhận biết cho thấy bé cần phải khám dinh dưỡng nhi định kỳ
Khám dinh dưỡng là cần thiết khi bé có biểu hiện lười ăn, chậm lớn.

3. Khám dinh dưỡng cho bé là khám những gì?

Suy dinh dưỡng

Trong số các ca khám bệnh lý nhi, suy dinh dưỡng là bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ. Đây là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Tổ chức WHO đã chỉ ra có đến 45% ca tử vong của trẻ em trên toàn cầu liên quan đến suy dinh dưỡng.

Suy dinh dưỡng trẻ em là tình trạng đáng báo động hiện nay

Trẻ em bị suy dinh dưỡng thường có chỉ số cân nặn và chiều cao thấp hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Bên cạnh đó, suy dinh dưỡng còn ảnh hưởng đến phát triển hành vi và tâm thần.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ là chế độ ăn uống không đủ chất. Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khác như trẻ biếng ăn hoặc gặp các bệnh lý khác về đường tiêu hóa.

Béo phì

Hiện nay, béo phì có xu hướng gia tăng ở trẻ em. Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ trẻ em béo phì tăng gấp 2.2 lần trong giai đoạn 2010-2020 từ 8.5% lên 19%. Bác sĩ dinh dưỡng nhi cho biết đây là một con số đáng báo động với cha mẹ.

Tình trạng béo phì ở trẻ em tăng đột biến trong 10 năm quaCó nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra béo phì ở trẻ em, bao gồm:

  • Yếu tố di truyền.
  • Ít hoặc không hoạt động thể lực thường xuyên.
  • Ăn uống không khoa học.
  • Mắc các bệnh rối loạn nội tiết

Bác sĩ dinh dưỡng nhi có chỉ ra các vấn đề trẻ sẽ gặp phải nếu tình trạng béo phì không được cải thiện. Trẻ có thể mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường, rối loạn tuần hoàn não, tăng huyết áp… Ngoài ra béo phì còn gây ra những ảnh hưởng về tâm lý cho trẻ như tự ti về bản thân…

Chính vì vậy khi trẻ có những biểu hiện bất thường về cân nặng, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bệnh lý nhi dinh dưỡng đề tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp.

Còi xương

Tương tự như suy dinh dưỡng, còi xương khiến cho trẻ có chỉ số chiều cao và cân nặng thấp hơn so với trẻ em cùng tuổi. Nguyên nhân chính dẫn đến còi xương ở trẻ em là do thiếu hụt vitamin D. Đây là một loại vitamin quan trọng trong quá trình hấp thụ và chuyển hoá canxi.

Thiếu vitamin D là nguyên nhân chính dẫn đến còi xương ở trẻ em

Bệnh còi xương thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi. Nguyên nhân bởi cha mẹ thường kiêng quá mức, không cho trẻ tiếp xức với ánh sáng mặt trời hoặc do chế độ ăn uống không đủ nhóm chất cần thiết cho sự phát triển xương.

Còi xương ở trẻ em nếu không được khám bệnh lý nhi phát hiện kịp thời có thể gây ra những biến chứng như dị tật xương ức gà, chân tay vòng kiềng…

Quy trình khám bệnh lý dinh dưỡng ở trẻ

Bác sĩ dinh dưỡng nhi sẽ đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích cho cha mẹ

Quy trình khám bệnh lý dinh dưỡng ở trẻ được xây dựng khoa học và hợp lý. Thông qua đó cha mẹ có thể biết được tình trạng dư thừa hay thiếu hụt dinh dưỡng ở trẻ. Quy trình bao gồm các bước như sau:

  • Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ: Đo chỉ số cơ thể và đánh giá các chỉ số đó
  • Khám tổng quát toàn thân: Thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh theo yêu cầu của bác sĩ dinh dưỡng nhi
  • Tư vấn xây dựng thực đơn hợp lý cho trẻ với bác sĩ dinh dưỡng nhi, tư vấn về vận động hoặc các bài tập thể dục cho trẻ tại nhà.
  • Đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp với bệnh lý dinh dưỡng trẻ gặp phải.

4. Khám dinh dưỡng nhi ở đâu?

Vậy khám dinh dưỡng nhi ở đâu vừa đảm bảo chất lượng cho bé, vừa tiện lợi cho ba mẹ? Phòng khám dinh dưỡng tại Med247 đang được rất nhiều ba mẹ lựa chọn. Thế mạnh của phòng khám là đội ngũ các Bác sĩ chuyên khoa Nhi giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại cũng như đội ngũ nhân viên hỗ trợ tư vấn rất nhiệt tình.

Khám dinh dưỡng nhi ở đâu?
Med247 – Phòng khám dinh dưỡng hàng đầu hiện nay

Chỉ vài thao tác đơn giản, ba mẹ có thể chủ động đặt lịch khám với bác sĩ. Trước khi mang bé đến khám, ba mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn khám dinh dưỡng là khám những gì, chuẩn bị những thứ cần thiết trước đó để quá trình khám dinh dưỡng diễn ra chất lượng hơn.

Bài viết được tham vấn bởi Bác sĩ Trần Diệu Thuý – Bác sĩ Nhi Dinh dưỡng Med247.

—————————————————–

Xem thêm:

logo-zalo-vector Chia sẻ trên Zalo