Coronavirus, COVID-19: What You Can Do

Sốt xuất huyết nguy hiểm hơn những gì bạn nghĩ?

Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết có thể xuất hiện ở bất cứ tỉnh thành nào và vào bất cứ mùa nào trong năm. Khi bệnh chuyển đến giai đoạn biến chứng nghiêm trọng có thể gây tử vong cho người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây các triệu chứng nặng của sốt xuất huyết người lớn lẫn trẻ em để có cách phòng ngừa kịp thời.

1. Sốt xuất huyết Dengue là gì?

Sốt xuất huyết Dengue là 1 bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây nên, truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi Aedes aegypti làm vật chủ trung gian.

Đây cũng là căn bệnh được WHO xếp vào nhóm những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cần được quan tâm vì nó đã xảy ra trên 100 nước với số ca nhiễm bệnh lên đến 50-1000 ca mỗi năm.

Căn bệnh này đang có xu hướng xảy ra phổ biến hơn ở các quốc gia châu Á và thậm chí được coi là nguyên nhân hàng đầu của các bệnh truyền nhiễm dẫn đến việc nhập viện hoặc tử vong ở khu vực này.

bệnh sởi
Hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu


2. Các giai đoạn của sốt xuất huyết Dengue

Giai đoạn sốt (Trong 3 ngày đầu):

Đầu tiên là giai đoạn sốt, trong 1 hoặc 2 ngày đầu, người bệnh bị sốt cao một cách đột ngột, nhiệt độ cơ thể có thể lên đến 39 – 40 độ C. Trong giai đoạn này, các triệu chứng bệnh thường rất khó phân biệt với các loại sốt virus thông thường.

Giai đoạn nguy hiểm (Ngày 3 đến ngày7):

Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn rất nguy hiểm, trong giai đoạn này, các triệu chứng nặng của sốt xuất huyết bắt đầu được nhận thấy.

Vào thời điểm này có thể người bệnh đã hạ sốt nhưng lại xuất hiện những hiện tượng như xuất huyết dưới da, chảy máu cam hay chảy máu chân răng. Những vết xuất huyết dưới da thường xuất hiện ở mặt trước hai cẳng chân, mặt trong của cánh tay, bụng, đùi…

Những vết này là các đốm đỏ hoặc một mảng bầm tím tùy theo mức độ. Những biến chứng nặng hơn, người bệnh có thể bị chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi hoặc màng bụng, xuất huyết tiêu hóa hoặc nghiêm trọng hơn là xuất huyết não. Ở giai đoạn này, người bệnh cần được theo dõi sát sao các dấu hiệu xuất huyết và xét nghiệm tiểu cầu thường xuyên.

Giai đoạn hồi phục (Từ ngày7 trở đi):

Sau giai đoạn nguy hiểm thì người bệnh sẽ bước vào giai đoạn hồi phục. Ở giai đoạn này người bệnh đã hết sốt và thể trạng bắt đầu tốt dần lên. Người bệnh đã có cảm giác thèm ăn, huyết động bắt đầu ổn định và người bệnh đi tiểu nhiều, các xét nghiệm tiểu cầu tăng dần lên và trở về trạng thái bình thường.

Nốt xuất huyết dưới da khi người bệnh mắc sốt xuất huyết

 

3. Các mức độ theo WHO (2009)

a. Sốt xuất huyết Dengue thường:

Lâm sàng:

  • Sốt cao đột ngột, liên tục 2-7 ngày.
  • Biểu hiện xuất huyết: chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam.
  • Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.
  • Da xung huyết, phát ban.
  • Đau cơ, đau khớp, nhức 2 hố mắt.

Cận lâm sàng:

  • HCT bình thường hoặc tăng.
  • Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm.
  • Số lượng bạch cầu thường giảm.
triệu chứng bệnh sởi
Giai đoạn toàn phát, trẻ sốt nặng, phát ban toàn thân

b. Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo:

  • Vật vã, lừ đừ, li bì.
  • Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan.
  • Nôn nhiều, tiểu ít.
  • Xuất huyết niêm mạc.
  • Xét nghiệm máu: HCT cao; Tiểu cầu giảm nhanh chóng.

c. Sốt xuất huyết Dengue nặng:

  • Tràn dịch màng phổi, màng tim, màng bụng.
  • Xuất huyết não.
  • Suy tạng.

Nguồn tham khảo: Bộ y tế (2011). Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue.

>> Xem thêm

Bác sĩ nhi mách mẹ bí quyết chăm sóc trẻ mùa lạnh

Top bác sĩ nhi trung ương giỏi tại Hà Nội

Bác sĩ nhi khoa khuyên ba mẹ chăm sóc trẻ lúc giao mùa

—————————————————–

Med247 – trao quyền cho người bệnh

Tải app Med247 tại: https://med247.vn/tai-app

Website: https://med247.vn/

Fanpage https://www.facebook.com/Med247clinic/

Youtube: https://bit.ly/3iSwmfg

Hotline: 1900636115

Cơ sở 1: Tầng 1, TTTM Sun Ancora số 3, Lương Yên, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cơ sở 2: Nhà D5 Dreamland Tây Hồ, 107 Xuân La, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội

logo-zalo-vector Chia sẻ trên Zalo