Chế độ ăn uống, chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng cho trẻ thể thấp còi
1. Suy dinh dưỡng thể thấp còi ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ
Suy dinh dưỡng thể thấp còi là tình trạng trẻ có cân nặng và chiều cao thấp hơn cân nặng và chiều cao tiêu chuẩn ở độ tuổi đó.
Trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi khi trưởng thành có nguy cơ thấp hơn, chậm chạp hơn những người cùng trang lứa, với trẻ em gái còn ảnh hưởng tới vấn đề sinh sản sau này, nguy cơ đẻ con suy dinh dưỡng thấp còi cao.
Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng thấp còi được chia theo nhiều độ tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ:
- Giai đoạn bào thai: Nếu trẻ chẳng may bị suy dinh dưỡng bào thai hoặc sinh non tháng, nhẹ cân, chiều dài thấp thì nguy cơ bị suy dinh dưỡng thấp còi cao.
- Giai đoạn trẻ dưới 2 tuổi: chiều dài của trẻ lúc 2 tuổi bằng ½ chiều cao lúc trẻ trưởng thành. Vì vậy chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 2 tuổi là vô cùng quan trọng, là tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này.
- Giai đoạn tuổi tiền dậy thì và dậy thì: Đây là giai đoạn phát triển chiều cao nhiều nhất ở trẻ gái từ 10-13 tuổi, 13-17 tuổi ở trẻ trai. Sau giai đoạn dậy thì này, trẻ sẽ rất khó có thể phát triển chiều cao được nhiều nữa. Ba mẹ cần đặc biệt lưu ý bổ sung đủ các chất cho trẻ trong giai đoạn này.
2. Chế độ ăn uống, chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi
Xem thêm: Một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo cho trẻ cần những thành phần gì?
Viện Dinh dưỡng Quốc gia đưa ra một số giải pháp để chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng theo từng giai đoạn như sau:
Trẻ dưới 2 tuổi:
Từ tháng thứ 6 cần cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn bổ sung dinh dưỡng. Số bữa ăn hàng ngày sẽ tùy thuộc vào tháng tuổi của trẻ. Trẻ 6 tháng tuổi ăn thêm 1 bữa bột loãng, 7-9 tháng bổ sung thêm 2-3 bữa bột đặc, 10-12 tháng ăn 3-4 bữa cháo. Trẻ từ 1-2 tuổi ngoài bú sữa mẹ cần ăn thêm 4 bữa/ngày.
Giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì:
Nhu cầu năng lượng của trẻ thay đổi theo giai đoạn phát triển và giới tính. Trẻ cần được cung cấp đủ 3 bữa chính/ngày. Mỗi bữa ăn cần có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như:
- Chất đạm: Protein rất cần thiết đối với sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ. Nguồn protein động vật có trong các loại thực phẩm như: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua… Nguồn protein thực vật từ các loại thực phẩm: đậu đỗ, vừng, lạc…
- Chất béo: Chất béo là dưỡng chất quan trọng với cơ thể, cần thiết cho quá trình tiêu hóa của trẻ.
- Chất sắt: Trẻ từ 1- 3 tuổi cần bổ sung 5.8 – 11.6 mg/ngày. Trẻ từ 4-6 tuổi cần bổ sung 6.3 – 12.6 mg/ngày. Trẻ 7-9 tuổi cần bổ sung 8.9-17.8 mg/ngày. Thức ăn giàu sắt có nguồn gốc động vật như thịt bò, tim lợn, gan gà…
- Kẽm: Cần thiết cho quá trình tăng trưởng về cả cân nặng và chiều cao của trẻ. Thực phẩm có chứa nhiều kẽm như: lươn, hàu, tôm, sò..
- Canxi: Rất cần thiết. Nếu 1000 ngày vàng không cung cấp đủ nhu cầu canxi của cơ thể thì sau này vào tuổi dậy trẻ có bổ sung đầy đủ thì chiều cao của trẻ vẫn bị hạn chế. Ba mẹ cần bổ sung canxi cho trẻ qua các loại thực phẩm như: sữa tươi, phô mai,…
- Ngoài ra còn cần vitamin A, K2, vitamin D…vì đang nói đến đối tượng suy dinh dưỡng thấp còi (suy dinh dưỡng về chiều cao) nên cần nói đến các yếu tố tham gia phát triển bộ xương, chiều cao của trẻ.
Nếu ba mẹ cần tư vấn thêm về dinh dưỡng cho trẻ hay có bất kỳ câu hỏi nào về chủ đề này hãy liên hệ với Med247 để được tư vấn và giải đáp.
Bài viết được tham vấn bởi Bác sĩ Trần Diệu Thuý – Bác sĩ Nhi Dinh dưỡng Med247.
Cha mẹ có thể tham khảo video dưới đây của Bác sĩ Lê Thư tại Med247 để có thêm cách khắc phục suy dinh dưỡng ở con nhé:
Xem thêm: