Coronavirus, COVID-19: What You Can Do

Trẻ bị ho: Nguyên nhân và cách điều trị ho nhiều, ho có đờm

Trang chủ - Bạn có biết - Sống khỏe - 11 tháng trước

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường dễ gặp các vấn đề về hô hấp khi bị nhiễm lạnh hoặc do thời tiết chuyển mùa. Và một số dấu hiệu điển hình như: Trẻ ho nhiều, trẻ ho về đêm, trẻ ho có đờm thường là những nỗi lo lắng chung của các bậc cha mẹ có con nhỏ từ xưa tới nay. Vậy làm sao để ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng này? Hãy cùng Med247 tìm hiểu mẹ nhé

Bài viết được tham vấn chuyên môn từ Ths.BS Nguyễn Trọng Dũng – BS chuyên khoa Tai Mũi Họng tại Med247

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị ho

Đầu tiên về căn bản, ho là một cơ chế giúp bảo vệ hệ thống hô hấp ở người lớn và trẻ nhỏ. Khi ho, cơ thể có thể đào thải virus, vi khuẩn hay khói xe, bụi. Tuy nhiên nếu ho nhiều, ho dai dẳng có thể là triệu chứng của bệnh lý do virus phát triển làm suy yếu hệ hô hấp. 

Trẻ ho nhiều, và trẻ ho có đờm có thể do các yếu tố như: Ô nhiễm môi trường, bị mắc dị vật gây ngứa họng, nhiễm lạnh hay nghiêm trọng hơn là viêm phổi, viêm phế quản, …. Ngoài ra, thói quen ăn đồ lạnh hay tắm nước lạnh trong thời gian dài cũng là nguyên nhân làm cơ thể dễ bị virus xâm nhập và gây bệnh hơn. 

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường dễ gặp các vấn đề về hô hấp khi bị nhiễm lạnh hoặc do thời tiết chuyển mùa.
Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường dễ gặp các vấn đề về hô hấp khi bị nhiễm lạnh hoặc do thời tiết chuyển mùa.

2. Các dạng ho mà trẻ thường mắc phải

Có thể ho là một cơ chế của cơ thể, tuy nhiên nếu trẻ ho nhiều, ho dai dẳng mãi không khỏi thì đó là dấu hiệu của bệnh lý về hô hấp. Dưới đây là một số biểu hiện ho mà trẻ thường mắc phải:

Có thể ho là một cơ chế của cơ thể, tuy nhiên nếu trẻ ho nhiều, ho dai dẳng mãi không khỏi thì đó là dấu hiệu của bệnh lý về hô hấp
Có thể ho là một cơ chế của cơ thể, tuy nhiên nếu trẻ ho nhiều, ho dai dẳng mãi không khỏi thì đó là dấu hiệu của bệnh lý về hô hấp
  • Trẻ ho có đờm: Hiện tượng ho đi kèm với chất nhầy , dịch tiết, vi khuẩn,… tiết ra từ  đường hô hấp như khí phế quản, hốc mũi, họng,… Biểu hiện trẻ bị sổ mũi cũng là một trong những biểu hiện chung của ho có đờm. Tình trạng ho đờm thường diễn ra vào ban đêm do cơ chế sinh học của cơ thể. Tuy đây là triệu chứng thường thấy ở trẻ, nhưng nếu trẻ bị ho đờm diễn ra từ 2 tuần trở lên mà không trị dứt điểm sẽ được coi là tình trạng ho mãn tính.
  •  Trẻ ho khan: Khác với ho có đờm, trẻ bị ho khan sẽ không kèm theo chất nhầy hoặc đờm. Nhưng về lâu dài, nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời sẽ gây ra một số vấn đề như: sưng họng, đau rát họng, khản tiếng, mất tiếng,…

3. Cách điều trị ho cho trẻ

3.1. Điều trị ho tại nhà

Ho không phải là một bệnh lý mà nó chỉ là triệu chứng, và có thể tự xử lý tại nhà khi trẻ bị ho không quá nhiều bằng một số bài thuốc dân gian đã được kiểm chứng là hữu hiệu. Những cách ta có thể áp dụng như sau:

Ho không phải là một bệnh lý mà nó chỉ là triệu chứng, và có thể tự xử lý tại nhà
Ho không phải là một bệnh lý mà nó chỉ là triệu chứng, và có thể tự xử lý tại nhà khi trẻ ho ở mức độ vừa phải
  • Sử dụng chanh ngâm mật ong: Chanh chứa một lượng lớn vitamin C, vitamin nhóm B (B1.B2) nên có tính kháng khuẩn cao, làm sạch họng còn mật ong giúp cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi, giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Hơn nữa, đây là một loại thuốc dân gian dễ cho trẻ uống nhất bởi vị chua ngọt kích thích vị giác.
  • Bạc hà: Các tinh chất trong lá bạc hà có tác dụng làm giảm ho, dịu cơn ho và giảm sưng viêm. Ngoài sử dụng bạc hà làm thuốc chữa ho. tinh dầu bạc hà còn giúp hạ sốt, lưu thông đường hô hấp
  • Lá hẹ: Đặc biệt hữu dụng trong trường hợp ho có đờm do lá hẹ giúp làm long đờm hiệu quả. Mẹ có thể cho lá hẹ kèm với các bữa ăn của bé hoặc đun lấy nước uống.

Đây có thể là những phương pháp tự chữa tốt, làm cải thiện tình trạng ho của con và đều rất lành tính. Nhưng trong một số trường hợp bé ho nhiều cần được đưa tới bệnh viện nếu như tự chữa tại nhà không dứt hoặc có biểu hiện bất thường đi kèm. 

3.2. Khi nào nên đưa trẻ tới bệnh viện?

Trong trường hợp nếu tình trạng ho kéo dài từ 2 tuần trở lên mà không thuyên giảm, cha mẹ nên đưa con tới các bệnh viện, phòng khám uy tín
Trong trường hợp nếu ho kéo dài từ 2 tuần trở lên mà không thuyên giảm, cha mẹ nên đưa con tới các bệnh viện, phòng khám uy tín
  • Ho kéo dài: Trong trường hợp nếu tình trạng ho kéo dài từ 2 tuần trở lên mà không thuyên giảm, cha mẹ nên đưa con tới các bệnh viện, phòng khám uy tín để bác sĩ theo dõi, kê đơn thuốc phù hợp với thể trạng bé. 
  • Ngoài ra, trẻ ho nhiều khiến cơ thể tím tái, không thể nói, khó thở cần được đưa vào viện ngay lập tức để cấp cứu.
  • Và nếu ho kèm theo các biểu hiện như sốt cao, quá 39 Độ C, hoặc bố mẹ quan sát thấy trong một đợt ho, phần cơ bắp ở xương sườn của con co lại theo từng cơn thì đây có thể là dấu hiệu trẻ viêm phổi.
  • Lưu ý: Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà chưa được bác sĩ kê đơn để tránh gây ra tác dụng phụ không đáng có.    

3.3. Khám và điều trị cho trẻ bị ho cùng các bác sĩ chuyên khoa Nhi tại Med247

Trẻ ho nhiều luôn là vấn đề khiến bố mẹ lo nhất bởi nếu không được chữa kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng khác nặng hơn. Cha mẹ cần theo dõi biểu hiện, thời gian ho của con để xác định mức độ nặng hay nhẹ. Ngoài ra, nếu trẻ không hết ho dù có tự chữa bằng các biện pháp dân gian như bên trên, tốt nhất cha mẹ cần đưa con tới các bác sĩ uy tín, giàu kinh nghiệm để khám chữa cho yên tâm. 

  • PGS.TS, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Tiến Dũng

Với kinh nghiệm gần 50 năm khám Nhi, cùng chuyên môn thâm sâu, trong sự nghiệp của Thầy Dũng đã có những thành tựu nhất định. Thầy là Nguyên Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, đã chữa thành công bao nhiêu ca khám hô hấp, khám Nhi ở trẻ nhỏ và được phụ huynh tin tưởng truyền tai nhau.

PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng - Bác sĩ Nhi khoa tại Med247

Ngoài ra, PGS.TS Tiến Dũng còn luôn cập nhật những thông tin y khoa thế giới của WHO tại những đất nước có nền y tế phát triển. Với lối khám vô cùng khoa học, tiên tiến, thầy Dũng luôn đặt cái tâm lên đầu, lấy câu “Không lạm dụng kháng sinh, chụp chiếu” làm kim chỉ nam trong suốt cuộc đời làm bác sĩ của mình.

  • Ths.BS CK II Trương Văn Quý

Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc và điều trị chuyên khoa Nhi, Bác sĩ Trương Văn Quý đã thăm khám và điều trị thành công gần 10.000 bệnh nhân Nhi trên khắp cả nước. Bác sĩ được rất nhiều bà mẹ tin cậy và yêu quý không chỉ bởi chuyên môn tốt mà còn vì thái độ ân cần, chu đáo và niềm nở, luôn sẵn lòng giúp đỡ bệnh nhân giải đáp thắc mắc trong quá trình chữa trị.

Thạc sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa II Trương Văn Qúy

Bác là Trưởng khoa Nội Nhi Tổng hợp, Bệnh viện E Trung ương. Với kinh nghiệm 15 năm khám và điều trị các bệnh lý Nhi khoa, bác sĩ Quý còn đảm nhiệm vai trò làm Giảng viên bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà Nội.

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trọng Dũng

Bác sĩ Nguyễn Trọng Dũng có hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị các bệnh lý về Tai – Mũi – Họng cả ở trẻ nhỏ và người lớn. Bác sĩ từng có thời gian công tác tại chuyên khoa Tai – Mũi – Họng tại Bệnh viện Quân Y 103. Bác sĩ Dũng nổi tiếng với sự tận tâm và kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực này, đã đưa ra những giải pháp điều trị hiệu quả cho nhiều trường hợp khó khăn.

Chia sẻ cách để con giảm mắc bệnh hô hấp từ PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng

 

logo-zalo-vector Chia sẻ trên Zalo