Coronavirus, COVID-19: What You Can Do

Bệnh chân tay miệng: Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh chân tay miệng là một bệnh do vi rút gây ra phổ biến ở trẻ nhỏ, thường là trẻ dưới 5 tuổi.

Các triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng ở trẻ bao gồm lở loét trong miệng (đặc biệt là lưỡi, lợi và bên trong má). Nổi mụn nước trên bàn tay và bàn chân (lòng bàn tay và lòng bàn chân) và sốt nhẹ.

Ngoài ra trẻ có thể bị phát ban ở mông và chân và một số bộ phận khác trên cơ thể. Các triệu chứng này thường kéo dài khoảng 3-6 ngày. Sau đó, có trẻ bị bong tróc da tay, da chân, thậm chí có thể bị loạn dưỡng móng.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh chân tay miệng dễ dàng được chẩn đoán. Tuy nhiên cũng có những bệnh nhiễm trùng khác ở trẻ em mà gây ra triệu chứng tương tự. Vậy nên nếu gia đình phát hiện các triệu chứng này ở trẻ, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ gặp căn bệnh truyền nhiễm này
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ gặp căn bệnh truyền nhiễm này

Một số trẻ mắc bệnh chân tay miệng

  • có thể không bị sốt
  • có thể chỉ bị loét miệng (herpangina) và không có mụn nước trên tay hay chân
  • chỉ xuất hiện 1 vài vết loét ở miệng
  • có thể bị bong tróc ở ngón tay, ngón chân. Thậm chí có thể bị mất móng tay, móng chân một vài tuần sau khi các triệu chứng khác biến mất.

Những điều khác cần biết về các triệu chứng của bệnh chân tay miệng bao gồm:

Bệnh này thường do vi rút coxsackievirus A16 hoặc Enterovirus 71 gây ra và tự khỏi mà không cần điều trị.

Loét miệng do bệnh chân tay miệng gây ra
Loét miệng do bệnh chân tay miệng gây ra

Tuy nhiên, bệnh gây cho trẻ sự đau đớn và khó chịu. Nên sẽ có các phương pháp điều trị triệu chứng để kiểm soát các cơn đau của trẻ. Bệnh có thể gây ra biến chứng như mất nước, và trẻ không ăn uống được do miệng bị lở loét. Nếu trẻ bị chảy nhiều nước dãi hoặc bị sốt, phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ nhi để được thăm khám.

Biến chứng quan trọng và phổ biến nhất là mất nước, đặc biệt nếu con bạn bị loét miệng đau và ăn uống không tốt. Thông thường, khi trẻ đã mắc bệnh chân tay miệng, cơ thể sẽ sinh ra miễn dịch tự nhiên. Và  trẻ sẽ không mắc lại căn bệnh này nữa. Trẻ lớn và người lớn có thể mắc bệnh nếu họ chưa bị bệnh và không có miễn dịch tự nhiên

Điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ

Thực ra không có phác đồ điều trị cụ thể cho bệnh tay chân miệng ở trẻ. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị triệu chứng. Trẻ gặp phải triệu chứng gì gây đau đớn khó chịu sẽ được kê đơn cho triệu chứng đó. Như truyền nước, uống thuốc giảm đau, hạ sốt có thể giúp con bạn cảm thấy dễ chịu hơn cho đến khi bệnh tự khỏi.

Rửa tay đúng cách là cách phòng bệnh chân tay miệng hiệu quả nhất
Rửa tay đúng cách là cách phòng bệnh chân tay miệng hiệu quả nhất

Đối với các vết loét miệng đau đớn, hỗn hợp Benadryl và Maalox được kê đơn để giúp kiểm soát cơn đau. Lưu ý không nên cho trẻ uống quá liều Benadryl. Trừ khi trẻ không chịu uống thuốc và nhổ hết thuốc ra ngoài.

Bệnh chân tay miệng xảy ra phổ biến nhất vào mùa hè và mùa thu.

Trẻ em mắc bệnh chân tay miệng dễ lây nhất khi chúng bị loét miệng trong tuần đầu tiên bị bệnh.

Vì nhiều trẻ nhiễm coxsackievirus không phát triển các triệu chứng nhưng có thể lây nhiễm. Nên thường trẻ hay bị lây nhiễm. Nhất khi đi nhà trẻ, mẫu giáo, tiếp xúc gần với các bạn khác. Đó có thể là lý do tại sao hầu hết trẻ em đều mắc phải căn bệnh nhiễm trùng phổ biến thời thơ ấu này. Hãy giúp con bạn tránh lây nhiễm căn bệnh này bằng cách dạy trẻ biết rửa tay thường xuyên và đúng cách.Tránh dùng chung đồ dùng ăn uống hay đồ cá nhân với các trẻ khác khi đi học.

Dieu tri benh chan tay mieng
Trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo dễ lây bệnh chân tay miệng

Tại Med247, các bác sĩ nhi gặp rất nhiều trường hợp ba mẹ đưa con đi khám khi thấy người con nổi nhiều mụn nước. Tuy nhiên, ba mẹ chỉ nên lo lắng khi con bị sốt, đau đớn và mệt mỏi kéo dài. Với các triệu chứng thông thường. Bác sĩ nhi tại Med247 sẽ tư vấn cho ba mẹ các cách chăm sóc tự nhiên cho bé tại nhà. Chỉ dùng thuốc để giảm đau hạ sốt, và làm mát các vết lở loét miệng. Hạn chế dùng kháng sinh trừ khi bé đã bị nhiễm khuẩn thứ phát.

—————————————————–

Med247 – trao quyền cho người bệnh

Tải app Med247 tại: https://med247.vn/tai-app

Website: https://med247.vn/

Fanpage https://www.facebook.com/Med247clinic/

Hotline: 1900636115

Cơ sở 1: Tầng 1, TTTM Sun Ancora số 3, Lương Yên, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cơ sở 2: Nhà D5 Dreamland Tây Hồ, 107 Xuân La, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội

logo-zalo-vector Chia sẻ trên Zalo