Coronavirus, COVID-19: What You Can Do

Bàn chân bẹt có khiến trẻ chậm vận động? Điều trị như thế nào?

Theo tờ Reuters, một ghiên cứu y khoa cho thấy bàn chân bẹt không ảnh hưởng đến khả năng thể thao của trẻ. Chúng không phải là nguyên nhân chính cho chứng chậm vận động ở trẻ.

Tiến sĩ Anton Tudor của Đại học Rijeka ở Croatia và các đồng nghiệp kết luận rằng: Không có mối liên hệ nào giữa chiều cao vòm chân của trẻ em và hiệu suất của chúng. Nghiên cứu thực hiện trên một loạt các bài kiểm tra để đo kỹ năng vận động chân của trẻ.

cham vang dong - be di xe dap
Bàn chân bẹt linh hoạt không gây khó khăn cho trẻ vận động

Báo cáo của các nhà nghiên cứu trên tạp chí y khoa Pediatrics:

“Chúng tôi cho rằng không cần điều trị bàn chân bẹt linh hoạt chỉ với mục đích duy nhất là cải thiện thành tích thể thao, như nhiều lời khuyên truyền thống”.

Tudor và nhóm của ông cho biết trẻ em có bàn chân bẹt thường được chỉ định các thiết bị hỗ trợ vòm chân. Nhưng lợi ích của những thiết bị này là chưa được xác thực.

Để tìm hiểu xem liệu chứng chân bẹt có liên quan gì đến các kỹ năng vận động hay không. Họ đã kiểm tra 218 trẻ em trong độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi, chia chúng thành 4 nhóm dựa trên chiều cao của vòm chân. Tất cả trẻ tham gia nghiên cứu đã hoàn thành 17 bài kiểm tra khác nhau đo khả năng nhảy xa. Tốc độ và thời gian phản ứng, thăng bằng và các yếu tố khác liên quan đến thành tích thể thao.

nguyen nhan ban chan bet
Bác sĩ nhi khoa thường chẩn đoán tình trạng này trong thời thơ ấu.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy không có mối quan hệ nào giữa độ phẳng của bàn chân trẻ em và thành tích của trẻ trong các bài kiểm tra. Ngay cả khi họ so sánh nhóm có vòm chân thấp nhất với nhóm có vòm chân cao nhất.

Chúng không phải là nguyên nhân gây chậm vận động thô hay khó khăn thể chất.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa chiều cao vòm và nguy cơ chấn thương vẫn còn gây tranh cãi. Một nghiên cứu ở các tân binh của Quân đội Hoa Kỳ cho thấy. Những người có vòm chân thấp nhất thực sự ít bị thương hơn trong quá trình huấn luyện cơ bản. Trong khi nghiên cứu khác cho thấy bàn chân bẹt làm tăng nguy cơ chấn thương, không liên quan đến khả năng bị thương.

Tuy nhiên, Tudor và các đồng nghiệp của ông cho biết. “Có vẻ như chứng bẹt chân không ảnh hưởng đến khả năng vận động của cẳng chân. Do đó, việc áp dụng các loại lót điều chỉnh tiêu chuẩn với mục đích cải thiện thành tích thể thao ở trẻ em từ 11 đến 15 tuổi có thể không có tác dụng gì, thậm chí là không nên”.

cham van dong - ban chan bet
Hình dạng xương của trẻ có bàn chân bẹt

Các phụ huynh nên làm gì để cải thiện tình trạng bàn chân bệt

Lưu ý rằng, nếu con bạn có dấu hiệu chậm vận động so với lứa tuổi, và bé có bàn chân bẹt, thì việc điều trị chứng bẹt chân là cần thiết.

Đối với đa số trẻ em, bàn chân bẹt không gây đau. Điều quan trọng là phải tìm cách điều trị nếu nó gây khó chịu và bất tiện. Vì nếu để tình trạng không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng. Trẻ em có lượng sụn lớn hơn ở bàn chân và khi lớn lên, chúng sẽ trở thành xương. Vì vậy, nếu con bạn đi không đúng cách trong thời gian phát triển xương này. Hình dạng và sự phát triển của xương bên trong bàn chân của chúng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Hầu hết các trường hợp, hiện tượng bàn chân bẹt có thể được điều trị an toàn. Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể phải phẫu thuật.

Ở đa số các trường hợp, bác sĩ nhi khoa sẽ khuyên phụ huynh điều trị vật lý trị liệu cho trẻ có bàn chân bẹt.

Phương pháp này sẽ hỗ trợ phát triển một cách toàn diện cho chứng bàn chân bẹt cũng như toàn bộ xương chân.

kiem tra van dong o tre
Vật lý trị liệu là một phương pháp nên dùng nếu bé có dấu hiệu nhẹ

Có thể áp dụng chương trình huấn luyện dáng đi và kéo giãn nếu con bạn bị căng gân Achilles. Ngoài ra, có thể áp dụng chương trình tăng cường. Điều này để hỗ trợ tăng cường các cơ nội tại của bàn chân giúp nâng đỡ vòm chân. Bác sĩ vật lý trị liệu cũng có thể hỗ trợ các trường hợp chậm vận động thường gặp liên quan đến bàn chân bẹt. Bằng cách kết hợp các bài tập rèn luyện thăng bằng và tăng cường sức mạnh cho các chi dưới.

Trẻ sẽ được tạo điều kiện phát triển các cơ bàn chân đồng thời duy trì sự liên kết thích hợp của xương bàn chân và mắt cá chân. Bác sĩ trị liệu vật lý có thể sử dụng kinesiotape thực hiện. Hoặc kết hợp với một bác sĩ chỉnh hình để có được dụng cụ chỉnh hình thích hợp cho con bạn.

—————————————————–

Med247 – trao quyền cho người bệnh

Tải app Med247 tại: https://med247.vn/tai-app

Website: https://med247.vn/

Fanpage https://www.facebook.com/Med247clinic/

Hotline: 1900636115

Cơ sở 1: Tầng 1, TTTM Sun Ancora số 3, Lương Yên, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cơ sở 2: Nhà D5 Dreamland Tây Hồ, 107 Xuân La, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội

logo-zalo-vector Chia sẻ trên Zalo