Trước khi vào lớp 1, trẻ cần biết những gì?
Vào đầu năm học, các bậc phụ huynh thường đưa trẻ đến khám tâm lý vì trẻ vào học lớp 1, cô giáo nhận định trẻ lăng xăng, kém tập trung, ít làm theo lệnh, chậm tiếp thu… Trẻ được đánh giá trí tuệ và được cấp giấy chứng nhận để gia đình và nhà trường tạo môi trường học tập phù hợp, động viên, khích lệ trẻ. Cùng theo Chuyên gia tâm lý Ngô Phạm Thị Thúy Trinh tại phòng khám Med247 chia sẻ về những điều trẻ 6 tuổi khi vào lớp 1 cần được dạy nhé!
Xem thêm: Lợi ích của việc có một gia đình gắn kết đối với trẻ em
Đa số mọi người đều cho rằng độ tuổi thích hợp cho bé đi nhà trẻ là từ khoảng 3 tuổi, trong ba năm học ở trường mẫu giáo sẽ giúp trẻ:
– Học được các kỹ năng quan trọng như lắng nghe người khác, giúp đỡ lẫn nhau… Tiếp xúc với những đứa trẻ cùng độ tuổi có thể giúp trẻ giao tiếp tốt hơn.
– Cung cấp cho trẻ những nền tảng cơ bản nhất của việc học đọc và học viết. Trẻ sẽ được học những kiến thức cơ bản về bảng chữ cái, đếm số và các kỹ năng khác như cách ngồi yên, chờ đợi và lắng nghe
– Làm quen với môi trường học đường, trẻ sẽ biết được những gì xảy ra trong lớp học. Điều này sẽ giúp trẻ dễ làm quen với việc đi học khi lớn lên.–Học các kỹ năng phù hợp với từng độ tuổi như rửa tay, đánh răng, dọn dẹp đồ chơi, tự xúc ăn, tự mặc quần áo… giúp bé phát triển tính tự lập. Trẻ sẽ không phải lãng phí thời gian để thích nghi với những đứa trẻ khác, với môi trường học mới và những bài học khi trẻ đến tuổi đi học.
Trước khi vào lớp 1, trẻ có thể:
Ngôn ngữ/giao tiếp
- Nói rất rõ, không nói ngọng
- Kể một câu truyện đơn giản với những câu đầy đủ mà không bị sai cấu trúc văn phạm
- Dùng thì tương lai, ví dụ “bà ngoại sẽ đến đây”.
- Nói được họ tên, tuổi, ngày sinh, địa chỉ nhà, số điện thoại ba mẹ
Nhận thức (học, nghĩ, giải quyết vấn đề)
- Đếm tối thiểu 10 đồ vật.
- Có thể vẽ hình một người với tối thiểu 6 bộ phận.
- Có thể viết vài chữ cái hoặc số.
- Sao chép hình tam giác và các dạng hình học khác
- Biết về những đồ vật được dùng hàng ngày, như tiền và thức ăn.
- Hiểu và diễn đạt được tính giống nhau, trái ngược nhau (vd: xe đạp và xe máy đều là phương tiện giao thông đường bộ, con voi to – con kiến nhỏ)
Cử động/phát triển thể chất
- Đứng trên một bàn chân tối thiểu 10 giây.
- Nhảy lò cò, có thể nhảy cách quãng.
- Đạp được xe 2 bánh
- Có thể tự tắm, tự lập hoàn toàn việc đi vệ sinh
Phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa phát triển hành vi và các chuyên gia tâm lý khi trẻ có một trong những dấu hiệu sau:
- Không bày tỏ nhiều cảm xúc.
- Có hành vi thái quá (quá sợ hãi, hung hăng, nhút nhát hoặc buồn bã).
- Dễ sao lãng, khó tập trung vào một sinh hoạt hơn 5 phút.
- Không đáp ứng với người khác, hoặc đáp ứng cách hời hợt.
- Không thể nói điều gì thật và giả vờ.
- Không chơi những trò chơi và sinh hoạt đa dạng.
- Không nói được họ tên, tuổi.
- Không dùng số nhiều hoặc thì quá khứ một cách phù hợp.
- Không nói về những sinh hoạt hoặc kinh nghiệm hàng ngày.
- Không vẽ hình.
- Không thể đánh răng, rửa và lau khô bàn tay, cởi quần áo
- Mất các kỹ năng đã đạt được
Xem thêm: Làm thế nào cha mẹ có thể giúp con vượt qua khó khăn
Sáu năm đầu đời là khoảng thời gian vàng để cha mẹ đầu tư cho con, nếu như thời gian này qua đi sẽ không bao giờ trở lại. Làm cha mẹ thật không dễ dàng, bởi lẽ chúng ta không chỉ yêu thương và chăm sóc, mà phải yêu thương và chăm sóc đúng cách. Vì vậy, để giúp trẻ lớn lên một cách lành mạnh, cha mẹ cần có một số kỹ năng như: nuôi dưỡng, hướng dẫn, bảo vệ, chia sẻ và làm gương cho trẻ, dành thời gian cho trẻ, nâng cao nhận thức bản thân để giáo dục con và tìm sự giúp đỡ khi cần là một trong những kỹ năng cha mẹ cần có để có thể giúp con khởi đầu cuộc sống tốt nhất.
Đánh giá mức độ lo âu, trầm cảm qua bài test nhanh:
- Bài 1: CLICK NGAY
- Bài 2: CLICK NGAY
Nguồn: Child Development Network, 2003 Queensland Health
Chuyên gia tâm lý Ngô Phạm Thị Thúy Trinh
Ba mẹ tham khảo thêm cho bé: