Coronavirus, COVID-19: What You Can Do

Lợi ích của việc có một gia đình gắn kết đối với trẻ em

Trang chủ - Bạn có biết - Tâm lý - 1 năm trước

Bạn có nhớ khoảnh khắc đầu tiên khi bạn ôm đứa con sơ sinh của mình trong tay và nhìn thấy con nhìn mình không? Đó là cảm giác tôi sẽ không bao giờ quên; tình yêu mãnh liệt và tinh thần trách nhiệm tuyệt vời như vậy. Trong những ngày đầu làm cha mẹ, khi bạn bế, dỗ dành và cho con bú, có vẻ như đó là một điều rất tự nhiên – cha mẹ có vai trò như thế nào đối với sự tồn tại của con mình. Nhưng bạn vẫn quan trọng đối với con của bạn ngay cả khi con lớn lên sau giai đoạn mỏng manh yếu ớt đó. Đó là những gì Chuyên gia tâm lý Ngô Phạm Thị Thúy Trinh tại phòng khám Med247 muốn gửi gắm tới bố mẹ. Cùng lướt xuống dưới để hiểu rõ vai trò của bố mẹ với mỗi đứa trẻ!

Lợi ích của việc gắn kết gia đình

Bố mẹ vẫn quan trọng đối với con của mình ngay cả khi con lớn lên sau giai đoạn mỏng manh yếu ớt
Bố mẹ vẫn quan trọng đối với con của mình ngay cả khi con lớn lên sau giai đoạn mỏng manh yếu ớt

Mỗi cái ôm bạn trao, mỗi lời ru bạn hát, mỗi trò chơi bạn chơi với con đều đặt nền móng cho việc con bạn sẽ trở thành người như thế nào. Sự hiện diện yêu thương của bạn trong những năm đầu tiên là rất quan trọng. Các công nghệ như chụp cắt lớp PET (chụp cắt lớp bằng bức xạ positron) của não chứng minh các hành động ôm ấp, đung đưa và trò chuyện hằng ngày với con bạn sẽ kích thích sự phát triển của não. Những đứa trẻ thiếu sự quan tâm như vậy — ví dụ, những đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi trong cô nhi viện quá lâu thì không phát triển những vùng não quan trọng. Ngay cả những ví dụ ít kịch tính hơn về việc nuôi dạy thiếu kích thích có thể dẫn đến những ảnh hưởng lâu dài tai hại đến tâm trí của trẻ và các mối quan hệ của trẻ với những người khác. Những đứa trẻ này thường không thể tương tác với những người khác; chúng không thích bị chạm vào, chúng không thể duy trì cuộc chơi, chúng bị chậm phát triển về nhận thức và chúng thường im lặng, thu rút.

Xem thêm: 4 Cách để cha mẹ giúp trẻ tăng sự tự tin

Người có ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc đời của con: chính là bố mẹ

Không còn nghi ngờ gì rằng người có ảnh hưởng quan trọng nhất đến con trong những năm đầu đời đó chính là cha mẹ. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những trải nghiệm đầu đời thậm chí còn quan trọng hơn cấu tạo gen của một đứa trẻ trong việc quyết định không chỉ cách một đứa trẻ phát triển mà còn cả cách chúng có thể học và suy luận sau này. Cách đây vài thập kỷ, các nhà khoa học thần kinh cho rằng di truyền quyết định cấu trúc của não vào thời điểm một đứa trẻ được sinh ra. Nhưng giờ đây, người ta hiểu rằng những trải nghiệm thời thơ ấu thậm chí còn có ảnh hưởng lớn hơn đến cách các mạch thần kinh kết nối trong não. Đó là một thời khắc đáng chú ý trong lịch sử nhân loại. Rõ ràng là cha mẹ có thể làm nhiều hơn những gì chúng ta nghĩ để phát triển cảm xúc và trí tuệ cho trẻ — và nhờ đó, trẻ đạt được thành công trong cuộc sống. Sức ảnh hưởng của cha mẹ vượt ra ngoài các nhiễm sắc thể được ban tặng cho con cái khi còn trong bụng mẹ.

Khoa học đã chỉ ra rằng cha mẹ thậm chí có thể ghi đè hoặc kích hoạt một số chỉ dẫn di truyền có chọn lọc theo cách họ cư xử với những đứa con đang lớn của mình. Môi trường gia đình và tương tác của cha mẹ thực sự có thể “bật” hoặc “tắt” một số gen mà các gen này sẽ quyết định nhiều hành vi quan trọng. Cha mẹ có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ đến mức giờ đây tôi coi họ như những “nhà trị liệu gen” thực sự. Một trách nhiệm tuyệt vời nhưng không đòi hỏi phải có đồ chơi, thẻ ghi chú hay bằng cấp về sự phát triển của trẻ để kích thích trẻ đúng cách. Trẻ sơ sinh được sinh ra rất tò mò và sẵn sàng tiếp thu thông tin. Trẻ là những nhà khoa học tí hon, tìm hiểu về thế giới thông qua các thí nghiệm cây nhà lá vườn – làm rơi chai hoặc đập vào xoong nồi để xem điều gì xảy ra. Tất cả những gì cha mẹ cần làm là tận dụng sự tò mò tự nhiên của trẻ, chú ý, phản ứng một cách bình tĩnh và nhẹ nhàng. Hơn hết, cha mẹ cần hiểu rõ các giai đoạn phát triển mà con mình đang trải qua.

Xem thêm: Làm thế nào cha mẹ có thể giúp con vượt qua khó khăn

Thành phần bí mật

Có một thành phần quan trọng khác để giúp trẻ phát triển lòng tự trọng và động lực cần thiết để phát huy hết tiềm năng của trẻ. Nó liên quan đến một lĩnh vực mà cha mẹ và các nhà giáo dục dường như ít biết nhất nhưng nó là điều quan trọng nhất mà cha mẹ có thể làm để giúp một đứa trẻ phát triển toàn diện và đạt được thành công và hạnh phúc trong tương lai. Cha mẹ phải có Kỹ năng chỉ cho trẻ cách giảm bớt lo lắng và căng thẳng khi trẻ trải qua những khó khăn trong cuộc sống. Bằng cách giảm bớt lo lắng, con bạn có thể bước vào trạng thái ý thức thoải mái, tỉnh táo để có thể phát huy hết khả năng sáng tạo của bộ não.

Khi một đứa trẻ biết cách đạt được trạng thái tinh thần thoải mái, tỉnh táo đó, chúng sẽ trở thành một đứa trẻ điềm đạm hơn, tiếp thu tốt hơn và nhận thức rõ cảm xúc của bản thân
Khi một đứa trẻ biết cách đạt được trạng thái tinh thần thoải mái, tỉnh táo đó, chúng sẽ trở thành một đứa trẻ điềm đạm hơn, tiếp thu tốt hơn và nhận thức rõ cảm xúc của bản thân

Khi một đứa trẻ biết cách đạt được trạng thái tinh thần thoải mái, tỉnh táo đó, chúng sẽ trở thành một đứa trẻ điềm đạm hơn, tiếp thu tốt hơn và nhận thức rõ cảm xúc của bản thân từ đó có được hạnh phúc thực sự. Mặt khác, não của một em bé thường xuyên bị căng thẳng do lo lắng chia ly hoặc môi trường căng thẳng – những điều này sẽ làm thay đổi cấu trúc não tác động tới kiểm soát kiểm soát xung động.

Đánh giá các vấn đề tâm lý ở trẻ qua bài test nhanh: CLICK NGAY

 

Chuyên gia tâm lý Ngô Phạm Thị Thúy Trinh

Tài liệu tham khảo:

  1. EL Ardiel, CH Rankin. The importance of touch in development. Paediatr Child Health 2010;15 (3):153-156.
  2. Jon Hamilton, “Orphans’ Lonely Beginnings Reveal How Parents Shape A Child’s Brain.” NPR. Feburary 14, 2014. https://www.npr.org/sections/health-shots/2014/02/20/280237833/orphans-…
  3. David Elkind, Miseducation: Preschoolers at Risk (New York: Knopf, 1987), 55
  4. Parents Are the True Gene Therapists | Psychology Today

Tham khảo thêm:

logo-zalo-vector Chia sẻ trên Zalo