Trẻ tự kỷ có nói được không? Cách hỗ trợ trẻ tự kỷ tập nói
Khả năng ngôn ngữ kém là một trong những dấu hiệu thường thấy ở trẻ tự kỷ. Điều này đã khiến nhiều người lầm tưởng về việc trẻ tự kỷ chậm nói và không thể nói chuyện bình thường. Hãy cùng Med247 tìm hiểu xem trẻ tự kỷ có nói được không? Dấu hiệu nhận biết và cách hỗ trợ trẻ tự kỷ tập nói nhanh chóng, hiệu quả.
Những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị tự kỷ
Để nhận biết trẻ có bị tự kỷ hay không, ba mẹ hãy quan sát xem con có những biểu hiện dưới đây không:
Khả năng tương tác với xã hội rất kém
Trẻ mắc bệnh tự kỷ thường không biết chỉ tay để thể hiện mong muốn, ít giao tiếp bằng mắt và không thích giao tiếp, chia sẻ với người khác. Những trẻ này thường thích chơi một mình và dành sự quan tâm đến một số đồ vật nào đó.
Thói quen và ý thích thu hẹp
Trẻ tự kỷ thường có những thói quen và hành vi bất thường trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Chẳng hạn như đi kiễng gót, nhót chân, xoay vòng tròn… hay sở thích mặc duy nhất một kiểu quần áo, đi đúng một nơi và chơi theo đúng một trình tự nhất định.
Không phản ứng với nguy hiểm
Khả năng phản ứng với nguy hiểm ở trẻ tự kỷ có sự khác biệt so với trẻ bình thường. Chúng không thể nhận ra những mối đe dọa, nguy hiểm cận kề, và cũng không biết cách xử lý trước những tình huống đó như thế nào.
Ngôn ngữ bất thường
Trẻ tự kỷ chậm nói hoặc đã biết nói nhưng nói ngọng, phát âm vô nghĩa, không theo trật tự, cấu trúc câu được dạy. Trẻ không biết cách đặt câu hỏi, thường xuyên lặp đi lặp lại một câu hỏi dù đã được giải đáp. Giọng nói của trẻ có sự khác thường, thiếu sự diễn cảm hoặc nói quá to, quá nhanh.
Xem thêm: Trẻ tự kỷ: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh kịp thời
Trẻ tự kỷ có nói được không?
Trẻ tự kỷ có nói được không? Theo các chuyên gia về Tâm lý học, trẻ tự kỷ có thể nói được nhưng gặp nhiều rào cản về ngôn ngữ khiến chúng giao tiếp khó khăn và gây ra tình trạng không muốn giao tiếp. Bên cạnh đó, trẻ tự kỷ thường chậm nói hơn so với bạn bè đồng trang lứa.
Xem thêm: Trẻ tự kỷ có chữa được không? Phương pháp điều trị tốt nhất
Trẻ tự kỷ nói chuyện như thế nào?
Tuy bị hạn chế về mặt ngôn ngữ cũng như khả năng giao tiếp, nhưng trẻ tự kỷ vẫn có những cách riêng để biểu đạt lời nói, suy nghĩ của mình. Do đó, ba mẹ cần chú ý đến cách diễn đạt khi nói chuyện của trẻ để có thể phát hiện sớm tình trạng bệnh và đưa trẻ đi thăm khám kịp thời.
Dưới đây là một số biểu hiện trong cách nói chuyện của trẻ tự kỷ mà ba mẹ cần chú ý:
- Trẻ tự kỷ có thể nói, nhưng cách nói chuyện lại có những biểu hiện khác thường như phát âm không đều, lời nói không có xúc cảm, không thể kiểm soát âm lượng hoặc thường xuyên nói lắp, nói vô nghĩa, không rõ ràng.
- Trẻ thường xuyên la hét, gây ồn ào ở những nơi không phù hợp hay nói chen ngang vào khi người khác đang nói chuyện.
- Khả năng dùng từ của trẻ không tốt, thường sử dụng từ ngữ sai cách, không phù hợp với hoàn cảnh hay câu nói.
- Trẻ gặp khó khăn trong việc nhận biết ngôn ngữ, không quan tâm đến cảm xúc, nhu cầu của người khác.
- Trẻ tự kỷ có những hành vi, cử chỉ không đúng, không muốn chia sẻ hay tương tác xã hội với những người xung quanh.
- Trẻ hay nói luyên thuyên những chủ đề mà trẻ yêu thích, bất kể đối phương có muốn nghe hay không.
- Trẻ bắt chước lời nói của người khác nhưng không hiểu hết ý nghĩa của câu nói. Điều này đã dẫn đến tình trạng trẻ nói chuyện không phù hợp với lứa tuổi, thường nói chuyện già dặn hơn so với tuổi của mình.
Xem thêm: [Bật mí] 10+ phương pháp dạy trẻ tự kỷ tại nhà hiệu quả nhất
Lý do một số trẻ tự kỷ không nói chuyện
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ tự kỷ chậm nói, không nói chuyện là:
- Vấn đề về não bộ: Não bộ không phát triển bình thường chính là nguyên nhân dẫn đến khả năng sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp ở trẻ kém, trẻ tiếp thu thông tin chậm.
- Rối loạn ở mức độ cao: Đa số trẻ tự kỷ đều có thể nói được, tuy nhiên, một số trường hợp bị rối loạn ở mức độ cao, trẻ sẽ không nói được và có phản ứng chậm chạp với những tác động của âm thanh.
- Mức độ tự kỷ nặng: Mức độ bệnh sẽ tăng dần nếu như không có những biện pháp can thiệp kịp thời. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều trẻ có thể nói được ở những năm đầu đời nhưng lại mất dần khả năng ngôn ngữ khi lớn.
Có nên quá lo lắng về tình trạng trẻ tự kỷ chậm nói không?
Phụ huynh không cần quá lo lắng về việc trẻ tự kỷ có nói được không. Thay vào đó, hãy bình tĩnh, tìm cách giúp con cải thiện tình trạng bệnh cũng như khả năng ngôn ngữ cho trẻ.
Phương pháp hỗ trợ trẻ tự kỷ tập nói
Để cải thiện tình trạng chậm nói ở trẻ tự kỷ, ba mẹ có thể hỗ trợ bé hàng ngày theo những cách sau đây:
Dành nhiều thời gian cho con
Giao tiếp trực tiếp chính là “chìa khóa” giúp khắc phục tình trạng trẻ tự kỷ chậm nói hoặc không nói một cách hiệu quả. Mỗi ngày, ba mẹ hãy dành thời gian để trò chuyện, chia sẻ và quan tâm đến con nhiều hơn. Có thể cùng trò chuyện, ca hát hay thực hiện những động tác đơn giản để con có thể bắt chước.
Khuyến khích bé tập nói
Ba mẹ có thể kích thích nhu cầu giao tiếp của trẻ bằng cách đặt ra những câu hỏi đơn giản liên đến đến sở thích, mong muốn của con. Sau đó, giải đáp một cách dễ hiểu, thú vị để tạo cảm giác thích thú và khuyến khích trẻ giao tiếp nhiều hơn.
Khi trò chuyện cùng trẻ, ba mẹ hãy cố gắng phát âm thật chuẩn, thật rõ, sử dụng những âm điệu phù hợp để trẻ có thể học hỏi, tiếp thu dễ dàng hơn. Tuyệt đối không cười cợt hay nhại lại lời nói của bé. Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng hướng dẫn và động viên con nói nhiều hơn, để con có được sự tự tin khi giao tiếp.
Tham gia các lớp giáo dục cùng con
Cha mẹ có thể trở thành người bạn đồng hành cùng con tham gia các lớp học giáo dục, động viên con tiến bộ từng ngày. Đây là phương pháp giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ nhanh chóng, hiệu quả đã được nhiều phụ huynh áp dụng.
Chữa bệnh tự kỷ cho trẻ ở đâu?
Hệ thống Phòng khám Bác sĩ Gia đình 4.0 Med247 là địa chỉ được nhiều phụ huynh tin tưởng và đánh giá cao trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ. Đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn sẽ hỗ trợ ba mẹ tốt nhất trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ tự kỷ. Ngoài ra, Med247 còn rất chú trọng đến đầu tự trang thiết bị y tế hiện đại, nhằm đảm bảo quy trình khám và chữa bệnh được diễn ra hiệu quả và an toàn nhất.
Với phương châm đặt sức khỏe của người bệnh lên hàng đầu, Med247 luôn cố gắng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của tất cả mọi người. Do đó, quý phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm khi đưa trẻ tới khám và điều trị bệnh tự kỷ tại Med247.
Nếu ba mẹ phát hiện bất cứ dấu hiệu cảnh báo bệnh tự kỷ hay bất kỳ vấn đề sức khỏe khác của trẻ, hãy tới ngay Med247 để được tư vấn và điều trị kịp thời nhé. Liên hệ đặt lịch khám và tư vấn tại Med247 qua:
Med247 – Phòng khám Bác sĩ Gia đình 4.0
- Địa chỉ:
- CS1: Số 9 Thanh Nhàn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- CS2: Nhà D5 Dreamland Tây Hồ, 107 Xuân La, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- CS3: Mộc Lan 6-28 Vinhomes Greenbay, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- CS4: Tầng 1, Chung cư Bộ Quốc Phòng, 16B Nguyễn Thái Học, Quận Hà Đông, Hà Nội
- Hotline: 1900.636.115
- Website: https://med247.vn/
Vậy là Med247 đã giúp quý phụ huynh giải đáp thắc mắc: “Trẻ tự kỷ có nói được không?”. Hy vọng những thông tin này đã giúp ích cho bạn trong quá trình nhận biết và điều trị chứng chậm nói, không nói ở trẻ tự kỷ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh tự kỷ, hãy liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn nhé!
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Lương Thị Ngư – Chuyên khoa Tâm lý – Bệnh viện Tâm Thần Ban Ngày Mai Hương.