Những hiểu biết cơ bản về gout
Cùng với các bệnh rối loạn chuyển hóa khác như tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid và béo phì, bệnh gout ngày càng gia tăng ở các nước phát triển cũng như ở việt Nam. Tuy nhiên, nếu chúng ta hiểu rõ về bệnh để có thể áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tuân thủ một chế độ điều trị và theo dõi bệnh một cách chặt chẽ thì hoàn toàn có thể phòng tránh và khống chế được bệnh.
1.Bệnh Gout là gì?
Gout là bệnh viêm khớp vi tinh thể, đặc trưng tăng Acid Uric máu mạn tính
Tỷ lệ: 95% nam giới trung niên 30 – 40 tuổi, nữ sau mãn kinh 60-70 tuổi.
2. Nguyên nhân gây bệnh
>95%, chưa rõ nguyên nhân, có thể do chế độ ăn nhiều purin: Thịt chó, tôm, cua, phủ tạng động vật,…,
Hoặc do uống nhiều rượu.
Khoảng 5% là bệnh Gout thứ phát sau
3. Các giai đoạn của bệnh
– Giai đoạn Acid Uric máu tăng cao không triệu chứng: Tăng Acid Uric máu khi: Nam > 420 micromol/l. Nữ: > 360 micromol/l
Khoảng 25% tiến triển thành Gout
– Giai đoạn khởi phát cơn Gout cấp: Cơn điển hình khởi phát đột ngột về đêm. Vị trí thường gặp nhất là khớp bàn ngón – chân cái: Sưng, căng bóng, nóng, đỏ, đau dữ dội; ban ngày đỡ đau.
– Giai đoạn mạn tính:
+ Hạt Tophi: gần khớp tổn thương: Hạt mềm hoặc cứng chắc, không di động, ấn không đau, có thể vỡ ra gây khởi phát cơn gút cấp.
+ Tổn thương khớp
+ Tổn thương thận
4. Điều trị bệnh Gout
Nguyên tắc: Kết hợp chế độ ăn uống sinh hoạt và chế độ dùng thuốc khoa học.
– Đợt Gout cấp tính: Chống viêm, Colchicin, gỉam đau và các thuốc phòng ngừa cơn Gout cấp khi bệnh ổn định
– Đợt Gout mạn tính: Kiểm soát Acid Uric máu mục tiêu bằng: Kiềm hóa nước tiểu, Febuxostat, và Colchicin nhằm hạn chế quá trình lắng đọng Urat, và hạn chế khởi phát cơn Gout cấp.