Coronavirus, COVID-19: What You Can Do

5 nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng cho trẻ

Suy dinh dưỡng cho trẻ thường do các yếu tố ngoại cảnh. Vậy đâu là 5 nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng cho trẻ?

Suy dinh dưỡng cho trẻ là tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết làm cho cơ thể trẻ không có đủ năng lượng cung cấp cho hoạt động của các cơ quan gây nên nhiều hậu quả hết sức nguy hiểm như chậm nói, giảm trí thông minh, ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ. Vậy mẹ đã biết đâu là nguyên nhân cho tình trạng này? Trong bài viết này, Med247 sẽ cung cấp cho bạn thông tin về 5 nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng cho trẻ.

Bữa ăn không đủ chất và lượng là nguyên nhân hàng đầu của suy dinh dưỡng cho trẻ

Đây là nguyên nhân hàng đầu cho tình trạng suy dinh dưỡng ở các nước nghèo. Vì điều kiện kinh tế khó khăn, trẻ em không được quan tâm đầy đủ về mặt dinh dưỡng dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng nặng và kéo dài. Tính đến năm 2021, Châu Phi phải đối mặt với tình trạng hơn 10 triệu trẻ em suy dinh dưỡng cấp tính. Đây là con số đáng báo động đòi hỏi các nhà chức trách phải có biện pháp can thiệp để giải quyết triệt để tình trạng này.

Các bệnh lý đường tiêu hóa là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng trẻ

Một số bệnh về đường tiêu hóa kéo dài như tiêu chảy, táo bón, viêm ruột, trào ngược dạ dày – thực quản,… là những nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ. Khi mắc các bệnh đường tiêu hóa này, trẻ sẽ gặp phải tình trạng chán ăn, hệ tiêu hóa cũng bị tổn thương nên khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng giảm đi đáng kể. Về lâu dài sẽ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng.

Bên cạnh các bệnh lý tiêu hóa, một số trẻ còn phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt enzyme tiêu hóa. Các enzyme này có tác dụng phân giải thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có khả năng hấp thu. Thiếu hụt enzym chuyển hóa nào, cơ thể trẻ sẽ có nguy cơ cao bị thiếu hụt nhóm dinh dưỡng đó. 

dinh dưỡng nhi

Phụ huynh thiếu kiến thức nuôi con

Thật đáng ngạc nhiên nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ. Nhiều mẹ vì tâm lý e sợ nên cho con ăn kiêng đủ thứ, chế độ ăn dặm nghèo nàn hay việc cho con ăn ít cữ một ngày về lâu dài cũng dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Ví dụ: cho con ăn không đủ lượng, ăn ít cữ, ăn dặm sớm, ăn dặm muộn, ăn không đầy đủ các nhóm thực phẩm, ăn không đa dạng, cắt ăn đêm sớm…

Vấn đề tâm lý cũng là một nguyên nhân gây suy dinh dưỡng cho trẻ

Đây là vấn đề ít được các mẹ để ý đến trong quá trình nuôi con, nhưng nhiều rối loạn tâm thần ảnh hưởng rất lớn đến thói quen ăn uống cũng như sự phát triển về mặt tâm lý của trẻ. Nhiều bà mẹ khi cho con ăn hay dọa “ Không ăn thì ông ba bị bắt”, “ Không ăn là đuổi đi không nuôi nữa”,.. hay cố ép con ăn thêm khi trẻ đã chán. Khi bị mẹ ép, dọa nạt quá mức khi ăn sẽ dẫn đến tâm lý sợ ăn, chán ăn ở trẻ. Chứng ăn ói và chứng chán ăn tâm thần cũng do nguyên nhân này mà thành. Ngoài ra, gia đình có thêm em bé, trẻ lớn sẽ không nhận được sự quan tâm chăm sóc đầy đủ hoặc thay đổi người chăm sóc cũng có thể gây biếng ăn tâm lý. 

Sử dụng thuốc sai cách

Cơ thể còn nhỏ, chức năng các hệ cơ quan chưa hoàn thiện nên trẻ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như họ, viêm họng, viêm phế quản,… các bệnh đường tiêu hóa như đau bụng, rối loạn tiêu hóa,… Nhiều mẹ khi thấy con gặp các vấn đề này vì muốn khỏi nhanh nên đã tự ý dùng kháng sinh. Nhưng mẹ không biết rằng, kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn xấu gây bệnh mà kháng sinh cũng diệt luôn cả các lợi khuẩn trong đường tiêu hóa của trẻ. Vì thế, khi mẹ sử dụng kháng sinh sai cách cho trẻ sẽ làm cho hệ vi sinh đường ruột của trẻ bị mất cân bằng gây tình trạng kém hấp thu, suy dinh dưỡng.

Mẹ đã biết về 5 nguyên nhân chủ yếu gây suy dinh dưỡng cho trẻ này chưa? Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc, câu hỏi hay muốn nhận được tư vấn về dinh dưỡng nhi mẹ đừng ngần ngại liên hệ với Med 247. Các bác sĩ hàng đầu của Med 247 luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ các mẹ.

Bài viết được tham vấn bởi Bác sĩ Trần Diệu Thuý – Bác sĩ Nhi Dinh dưỡng Med247.

Cùng xem Bác sĩ bên Med247 khám dinh dưỡng cho em bé 2 năm không tăng lạng nào nhé các mẹ:

> Thông tin về bệnh suy dinh dưỡng ba mẹ cần biết:

 

logo-zalo-vector Chia sẻ trên Zalo