Bài test tăng động giảm chú ý ngay tại nhà đơn giản
Theo tư vấn chuyên môn của chuyên gia tâm lý Lương Thị Ngư tại hệ thống phòng khám Med247, rối loạn tăng động giảm chú ý không chỉ gặp ở trẻ nhỏ mà ở người lớn cũng có thể vẫn mắc phải bắt đầu từ thời ấu thơ và tiếp tục đến tuổi trưởng thành. Để bước đầu chẩn đoán xem, ai đó có bị mắc bệnh tăng động giảm chú ý không thì có thể dựa theo bài kiểm tra tại nhà cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Hãy cùng Med247 tìm hiểu xem bài test tăng động giảm chú ý cơ bản(bằng tiếng Việt) tiến hành như thế nào qua bài viết dưới đây.
Tăng động giảm chú ý là gì?
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một dạng rối loạn đặc trưng cho sự hiếu động thái quá. Dạng rối loạn này có thể xảy ra ở người lớn và trẻ em, nhưng ở trẻ em khả năng xảy ra cao hơn nhiều, nhất là ở độ tuổi cận kề tuổi dậy thì mới lớn.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp các triệu chứng ADHD ở người trưởng thành không rõ ràng như ở trẻ nhỏ gây khó chẩn đoán và khiến bệnh nhân không đi điều trị sớm.
Đối với trẻ nhỏ, ADHD khiến trẻ mất tập trung trong mọi việc. Trẻ sẽ khó kiểm soát được hành vi của bản thân, không thể ngồi yên một chỗ.
Đối với người lớn, ADHD khiến người bệnh khó tập trung và sắp xếp công việc ưu tiên dẫn đến chậm deadline và lãng quên các cuộc họp hoặc kế hoạch đã đặt ra. Người bệnh thiếu khả năng kiểm soát, biểu hiện rõ trong một số tình huống như thiếu kiên nhẫn khi xếp hàng hoặc lái xe dẫn đến bùng phát cơn giận dữ.
Có các yếu tố được đánh giá là nguyên nhân gây nên bệnh tăng động này. Phổ biến nhất là do cấu trúc não có bất thường khi kích thước một số bộ phận trong não nhỏ hơn so với người bình thường. Cũng có nguyên nhân do thiếu chất dẫn truyền ức chế quan trọng là GABA. Hoặc do yếu tố di truyền khi trong gia đình có người mắc bệnh tăng động giảm chú ý thì trẻ sinh ra cũng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Nếu không được phát hiện sớm và có liệu pháp điều trị phù hợp, bệnh sẽ đi theo trẻ đến tuổi trưởng thành, gây ra nhiều bất lợi.
Bài test tăng động giảm chú ý tại nhà dành cho trẻ nhỏ
Cách tính điểm bài test tăng động giảm chú ý dành cho trẻ nhỏ
Nếu phụ huynh có con em mang dấu hiệu bệnh tăng động thì có thể sử dụng thang đánh giá, trả lời các câu hỏi để có đánh giá cơ bản nhất về căn bệnh này. Đây sẽ là bài test với câu trả lời là Có hoặc Không. Câu trả lời “Có” được tính là 1 điểm và câu trả lời “Không” sẽ tương ứng với 0 điểm.
Cách đánh giá sẽ là trong thời gian kéo dài trên 6 tháng. Khi con bạn có biểu hiện trong câu hỏi trong thời gian dài liên tiếp trên 6 tháng. Theo đó, trong ít nhất hai môi trường khác nhau như ở trường học và ở nhà,… và gây ảnh hưởng đến sự phát triển, sinh hoạt hàng ngày cùng với việc học tập của trẻ.
Bắt đầu bài test dành cho trẻ nhỏ
Câu 1: Con bạn thường xuyên không tập trung vào các hoạt động như học tập, vui chơi,… và được đánh giá là người bất cẩn?
Câu 2: Con bạn có tính cả thèm chóng chán, không thể tập trung làm bất cứ điều gì. Dễ chán đồ chơi của mình hay chán cả hoạt động vui chơi đang thực hiện.
Câu 3: Không thể tập trung khi đang nói chuyện, không có kỹ năng lắng nghe khi giao tiếp.
Câu 4: Không biết cách tiếp nhận và xử lý thông tin. Không tuân theo mọi hướng dẫn của cha mẹ, thầy cô trong việc nhà việc học.
Câu 5: Con khó có thể tham gia các hoạt động tập thể, tổ chức.
Câu 6: Với các công việc đòi hỏi sự kiên trì, làm trong thời gian dài. Con bạn sẽ có thái độ né tránh, chán nản hoặc miễn cưỡng khi bị bắt buộc làm.
Câu 7: Khi đang làm việc con bạn rất dễ bị phân tâm dù chỉ là tiếng động nhỏ hay đồ vật lướt qua. Bé sẽ ngay lập tức dừng việc đang làm mà đi làm việc khác
Câu 8: Khó tạo được thói quen sinh hoạt hàng ngày. Bé sẽ thường xuyên quên cả các hoạt động cơ bản như đánh răng, rửa mặt,…quên cả thời gian biểu như khi nào phải đi ngủ,…
Câu 9: Con bạn thường xuyên quên đồ, mất đồ chơi, đồ dụng học tập như bút, tẩy, sách vở,…
Cách đánh giá kết quả bài test dành cho trẻ nhỏ
Nếu bài đánh giá có điểm số trên 6 thì trẻ sẽ được chẩn đoán mắc chứng tăng động giảm chú ý, thiên về giảm chú ý hơn. Kết quả đánh giá này chỉ đúng với trẻ 7 tuổi trở lên.
Cách để phân biệt trẻ nghịch ngợm hiếu động và tự kí từ ThS.BS Nguyễn Minh Quyết – Bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương:
Bài test tăng động giảm chú ý tại nhà dành cho người lớn
Cách tính điểm bài test tăng động giảm chú ý dành cho người lớn
Bài kiểm tra chẩn đoán ADHD ở người lớn bao gồm 6 câu hỏi, và được đánh giá theo thang điểm từ 0 – 4 đối với mỗi câu hỏi.
0 điểm: Không bao giờ
1 điểm: Hiếm khi, ít khi
2 điểm: Đôi khi
3 điểm: Thường xuyên
4 điểm: Rất thường xuyên
Bắt đầu bài test dành cho người lớn
Câu 1: Bạn có thường gặp khó khăn khi tập trung vào những gì mà mọi người đang nói, ngay cả khi họ đang trực tiếp nói chuyện với bạn? (0-4 điểm)
Câu 2: Bạn có thường rời khỏi chỗ ngồi trong các cuộc họp, cuộc gặp mặt (hoặc các tình huống khác) mà bạn vẫn mong muốn được ngồi? (0-4 điểm)
Câu 3: Bạn có thường gặp khó khăn khi nghỉ ngơi và thư giãn vào thời gian rảnh? (0-4 điểm)
Câu 4: Khi đang trò chuyện hay thảo luận với ai đó, bạn có thường ngắt lời, cướp lời họ? (0-4 điểm)
Câu 5: Bạn có thường chần chừ, trì hoãn làm việc gì đó vào phút cuối cùng? (0-4 điểm)
Câu 6: Bạn có thường phải phụ thuộc vào người khác mới có thể duy trì tình tự cuộc sống và chú ý tới các chi tiết? (0-4 điểm)
Cách đánh giá kết quả bài test dành cho người lớn
Theo các nhà nghiên cứu, điểm số từ 14 trở lên phù hợp với mục đích sàng lọc ADHD. Nếu bạn thấy mình có điểm số cao từ bài kiểm tra trên, hãy đi khám bác sỹ ngay.
Nhưng không có bài test tăng động giảm chú ý tại nhà nào cho ra kết quả chính xác 100%. Nếu nghi ngờ mắc căn bệnh này thì bạn hãy đi khám ở khoa thần kinh ngay. Phòng trường hợp bệnh trở nên quá nặng và sẽ được chữa trị kịp thời. Liên hệ với Med247 qua hotline nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về bài test nhé !