Trẻ bị Tay Chân Miệng. Phương pháp điều trị tại nhà và cách phòng
Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch. Tháng 8 đến tháng 9 thường là cao điểm mùa bệnh, bố mẹ cần làm gì để phòng tránh bệnh cho con ? Phải xử trí thế nào khi con mắc Tay – chân – miệng ? Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác sĩ chuyên khoa Nhi của Phòng khám đa khoa Med247.
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị Tay – chân – miệng tại nhà
Bệnh Tay chân miệng thường không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, bố mẹ nên trang bị những kiến thức cơ bản dưới đây để chăm sóc tại nhà cho trẻ.
Chế độ ăn nào tốt cho con ?
Đối với trẻ bị Tay – chân – miệng, chế độ ăn hằng ngày cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, bù nước kịp thời đề phòng trẻ bị mất nước, hạ đường huyết. Đối với trẻ bú mẹ cần tăng cường cho bé bú thành nhiều lần trong ngày. Sữa là lựa chọn tốt nhất cho con. Ngoài ra, mẹ có thể cho con ăn các thức ăn mềm, nguội như: bột khoai tây nghiền, ngũ cốc, phô mai. Lưu ý, mẹ cần tránh cho trẻ ăn những thực phẩm cần nhai nhiều, có mùi, mặn hoặc cay.
Đối với trẻ sơ sinh, không nên cho trẻ bú bình. Thay vào đó, mẹ hãy cho con uống bằng cốc, thìa hoặc ống tiêm. Núm vú bình sữa có thể khiến trẻ bị đau nhiều hơn. Thêm nữa, cần cho con uống đủ nước, không nên cho con uống các đồ uống có tính acid như nước hoa quả hay soda.
Trẻ bị Tay – chân – miệng có được tắm không?
Mẹ vẫn nên cho trẻ tắm một cách bình thường nếu trẻ không sốt, sử dụng các sản phẩm sữa tắm dịu nhẹ,hạn chế chà sát vào các vùng mụn nước, không cố tình làm vỡ mụn nước, không tắm nước lá.
Có nên cho con nghỉ học khi bị Tay – chân – miệng ?
Hoàn toàn cần thiết. Tuyệt đối không nên cho trẻ đi học trong thời gian bị bệnh do trẻ sẽ là nguồn bệnh để lây sang trẻ khác. Tốt nhất, mẹ nên cho con ở nhà cho tới khi cắt sốt và các mụn nước đã khô lại. Điều này vừa đảm bảo sức khoẻ của trẻ, vừa hạn chế lây lan ra cộng đồng.
Xem thêm : Các kiến thức Nhi khoa bố mẹ cần biết
Bố mẹ cần làm gì để phòng bệnh Tay – chân – miệng cho trẻ ?
Bệnh Tay – chân – miệng bùng phát mạnh nhất vào giai đoạn chuyển mùa, nhất là vào mùa hè khi thời tiết nóng ẩm, thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở những khu vực đông người như trường học, nhà trẻ…Vì vậy, bố mẹ cần chủ động hướng dẫn con phòng ngừa bệnh.
Vệ sinh tay thường xuyên
Cả bố mẹ và con nên rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn, ăn uống, cho trẻ nhỏ ăn, sử dụng nhà vệ sinh, sau khi thay tã cho trẻ và sau khi tiếp xúc với các bọng nước.
Đảm bảo môi trường, không gian sống sạch sẽ
Cần đảm bảo cho trẻ không gian sống lành mạnh, tránh mầm bệnh phát triển. Bố mẹ nên lau dọn giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng. Khu vui chơi, đồ chơi, vật dụng hàng ngày của con cần được lau chùi thường xuyên, có thể lau rửa bằng dung dịch sát khuẩn. Ngoài ra, bố mẹ nên cách ly trẻ khỏi những trẻ đang mắc tay chân miệng, hoặc nếu trẻ mắc thì cần cách ly trẻ khỏi các trẻ khác (kể cả anh, chị em trong nhà).
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có thể điều trị tại nhà theo phác đồ của Bác sĩ. Bệnh thường tự khỏi sau 7 – 10 ngày và không gây nguy hiểm cho bé. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm, chữa trị kịp thời, bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng khác. Vì vậy, bố mẹ cần đưa trẻ thăm khám càng sớm càng tốt khi có các dấu hiệu bất thường.
Hệ thống Phòng khám đa khoa Med247 là một trong những địa chỉ thăm khám được nhiều người tin tưởng lựa chọn tại Hà Nội. Đặc biệt, tại Med247 có bác sĩ Nguyễn Hồng Phong – Chuyên gia cấp cứu Nhi, hô hấp, tai mũi họng và tim mạch Nhi – Hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc tại BV Bạch Mai, được các mẹ hết sức rất tin tưởng và đưa con tới khám, chữa bệnh. Khi nghi ngờ con có dấu hiệu nhiễm Tay – chân – miệng, bố mẹ có thể liên hệ để bác sĩ tư vấn, khám trực tuyến qua Videocall hoặc khám trực tiếp tại Hệ thống Phòng khám đa khoa Med247.
>>>>> Đặt lịch khám với bác sĩ Nguyễn Hồng Phong ngay.
Nguồn tham khảo: Bộ Y tế (2012). Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Tay – Chân – Miệng.