Coronavirus, COVID-19: What You Can Do

Những câu hỏi thường gặp về bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng là 1 trong những bệnh lý phổ biến do vi rút gây ra. Bệnh gây phát ban ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Xuất hiện các mụn nước nhỏ trong miệng, thường ở phía sau cổ họng. Phát ban cũng có thể xảy ra ở vùng quấn tã, chân và tay.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh chân tay miệng ở trẻ?

Bệnh chân tay miệng xuất hiện ở trẻ là do vi rút gây ra. Các loại vi-rút phổ biến nhất gây ra nó bao gồm: Coxsackievirus A16 và Enterovirus A71. Virus này thường lây lan qua đường phân hoặc miệng nhưng cũng có thể lây lan qua dịch tiết đường hô hấp. Lây truyền thường do rửa tay không đúng cách, đặc biệt là sau khi thay tã hoặc đi vệ sinh. Rửa tay thường xuyên và đúng cách là chìa khóa để giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh lý này.

Trường học là nơi dễ lây lan bệnh chân tay miệng
Trường học là nơi dễ lây lan bệnh chân tay miệng

Những trẻ nào có nguy cơ mắc bệnh chân tay miệng?

Bệnh này rất phổ biến ở trẻ em. Trẻ em dưới 10 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Các triệu chứng của cơ thể khi xuất hiện bệnh là gì?

Mỗi trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng giống và khác nhau. Chẳng hạn như:

  • Mụn nước trong miệng, thường gần họng và amidan
  • Mụn nước nhỏ trên lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, hoặc cả hai
  • Các mụn nước nhỏ ở vùng quấn tã
  • Phát ban trên tay và chân
  • Sốt
  • Chán ăn
  • Mệt mỏi

Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng thường dễ nhận thấy nhưng cũng giống nhiều triệu chứng bệnh khác. Nếu không chắc chắn, bạn có thể xin tư vấn các bác sĩ nhi online của phòng khám gia đình Med247. Các bác sĩ nhi khoa giàu kinh nghiệm sẽ dựa vào triệu chứng và khám lâm sàng để chẩn đoán bệnh cho trẻ.

benh chan tay mieng phat ban tay
Trẻ bị phát ban trong lòng bàn tay

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em được chẩn đoán như thế nào?

Cụ thể, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tiền sử sức khỏe của con bạn. Sau đó sẽ xem xét các vết phát ban. Phát ban thường chỉ có ở bệnh tay chân miệng. Triệu chứng phát ban có thể đủ để chẩn đoán ra bệnh. Trong một số trường hợp, trẻ có thể được chỉ định lấy mẫu cổ họng hoặc mẫu phân để xét nghiệm.

Bệnh chân tay miệng ở trẻ điều trị như thế nào?

Bệnh chân tay miệng không phải là một căn bệnh nguy hiểm ở trẻ. Việc điều trị bệnh sẽ tùy vào thể trạng của mỗi bé, các triệu chứng hay tùy độ tuổi. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng để điều trị. Bệnh chân tay miệng ở trẻ không cần dùng tới thuốc kháng sinh để điều trị. Hầu như mục tiêu của điều trị  chỉ là giúp giảm các triệu chứng. Các triệu chứng có thể kéo dài đến một tuần rồi biến mất. Các phương pháp không kháng sinh phổ biến điều trị bệnh này như:

  • Uống nhiều nước mát để giúp làm dịu cơn đau miệng
  • Cho uống acetaminophen hoặc ibuprofen khi bị sốt và đau nhẹ
  • Sử dụng nước súc miệng hoặc thuốc xịt có chất giảm đau để giúp giảm đau miệng. Nhưng các thuốc này cần có sự hướng dẫn của bác sĩ. Không sử dụng các thuốc xịt và súc miệng thông thường vì có thể gây đau đớn.

Lưu ý không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi dùng ibuprofen, trừ khi do bác sĩ nhi khoa chỉ định. Không cho trẻ dưới 19 tuổi uống aspirin (hoặc thuốc có chứa aspirin) trừ khi được bác sĩ hướng dẫn. Bởi sử dụng aspirin không đúng cách cho trẻ nhỏ có thể gây nguy cơ mắc hội chứng Reye. Một loại rối loạn hiếm gặp nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới gan và não.

Mẹ cho con ăn đồ mát nếu bé bị đau do loét miệng
Mẹ cho con ăn đồ mát nếu bé bị đau do loét miệng

Cần làm gì để phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ?

  • Rửa tay đúng cách và thường xuyên là điều quan trọng để ngăn bệnh lây lan. Cha mẹ nên rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ. Cách rửa tay đúng cách là sử dụng xà phòng và chà tay ít nhất 20s. Sau đó xả sạch và lau khô bằng khăn sạch.

Nếu bạn không thể rửa tay, hãy sử dụng chất khử trùng tay có cồn và làm theo hướng dẫn sử dụng. Cũng cần đảm bảo rằng con bạn rửa tay thường xuyên.

  • Làm sạch bề mặt bị ô nhiễm bằng chất khử trùng.
  • Tránh xa những người bị nhiễm bệnh. Người bị nhiễm vẫn có thể truyền vi rút trong 1 đến 2 tuần sau khi họ không còn triệu chứng.
Rửa tay đúng cách là cách phòng bệnh chân tay miệng hiệu quả nhất
Rửa tay đúng cách là cách phòng bệnh chân tay miệng hiệu quả nhất

Tôi có cần đưa con đi khám không và khi nào?

  • Khi các triệu chứng bệnh không tiến triển mà trở nên tồi tệ
  • Hoặc khi xuất hiện các triệu chứng mới

—————————————————–

Med247 – trao quyền cho người bệnh

Tải app Med247 tại: https://med247.vn/tai-app

Website: https://med247.vn/

Fanpage https://www.facebook.com/Med247clinic/

Hotline: 1900636115

Cơ sở 1: Tầng 1, TTTM Sun Ancora số 3, Lương Yên, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cơ sở 2: Nhà D5 Dreamland Tây Hồ, 107 Xuân La, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội

logo-zalo-vector Chia sẻ trên Zalo