Coronavirus, COVID-19: What You Can Do

Điều trị và phòng bệnh Sốt xuất huyết tại nhà

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, truyền từ người bệnh sang người lành qua muỗi đốt. Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát mạnh nhất vào mùa mưa. Người bị sốt xuất huyết Dengue sẽ có biểu hiện sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, trường hợp nặng có thể bị sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, thậm chí tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bài viết này sẽ cung cấp cho độc giả những kiến thức cần thiết trong phác đồ điều trị sốt xuất huyết Dengue 2019 do Bộ Y tế ban hành và điều chỉnh, nhằm giúp mọi người nâng cao nhận thức khi đối phó với sốt xuất huyết tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra do thiếu hiểu biết về căn bệnh này mang lại.

1. Điều trị sốt xuất huyết Dengue theo mức độ

Sốt xuất huyết Dengue thường:

Người bệnh sốt xuất huyết Dengue có thể điều trị ngoại trú tại nhà, tuy nhiên cần theo dõi chặt chẽ để phát hiện các dấu hiệu diễn biến nặng hơn (dấu hiệu cảnh báo).

Một số trường hợp sốt xuất huyết Dengue nhưng vẫn nhập viện theo dõi:

  • Trẻ nhỏ dưới 6 tháng.
  • Người mắc bệnh lý mạn tính nặng kèm theo, trẻ em suy dinh dưỡng, người suy giảm miễn dịch.
  • Người sống một mình hoặc sống xa cơ sở y tế.
  • Người đã từng mắc sốt xuất huyết Dengue nặng.

Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo: phải nhập viện điều trị và cần được theo dõi chặt chẽ.

Sốt xuất huyết Dengue nặng: phải nhập viện điều trị cấp cứu.

2. Điều trị sốt xuất huyết Dengue tại nhà

  • Sốt: dùng hạ sôt paracetamol 10 – 15 mg/kg/lần cách 4 – 6 tiếng dùng 1 lần.

Chú ý: KHÔNG dùng ibuprofen, aspirin hay analgin để hạ sốt.

  • Bù nước và điện giải bằng đường uống bằng Oresol.

Người lớn uống từ 2 – 3 lít mỗi ngày Trẻ em: trẻ nhũ nhi, tăng cường bú mẹ, bổ sung thêm oresol hàng ngày.

Trẻ lớn uống trung bình 70 – 75ml/kg/ngày.

Trong giai đoạn sốt bù Oresol là chủ yếu, khi hạ nhiệt độ chỉ cần uống oresol theo nhu cầu.

3. Phòng tránh

Không cho muỗi sinh sản và phát triển. Chủ động loại bỏ nơi sinh sống và sinh sản của muỗi, tiêu diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:

  • Đậy kín các dụng cụ có chứa nước, để muỗi không thể vào đẻ trứng.
  • Thả cá vào các dụng cụ đựng nước dung tích lớn (bể, giếng, chum, vại…) để cá ăn hết lăng quăng/bọ gậy nếu có. Các loại cá nên lựa chọn là cá bảy màu, cá sóc, cá rô phi, cá chép, cá lê Argentina.
  • Vệ sinh tất cả các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
  • Thu gom, vứt bỏ các vật dụng, phế liệu trong nhà và xung quanh nhà, chẳng hạn như chai, lọ, mảnh vỡ vỏ chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ quả dừa, lốp xe, vỏ xe cũ, hốc tre.
  • Vệ sinh môi trường sinh sống, lật úp các vật dụng chứa nước khi chưa dùng đến.
  • Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.

Cách phòng chống muỗi đốt:

  • Mặc quần áo dài tay.
  • Ngủ trong màn, giăng mùng, kéo rèm (kể cả ban ngày).
  • Sử dụng bình xịt diệt muỗi, nhang hương chống muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi.

Nguồn tham khảo: Bộ Y tế (2011). Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue.

logo-zalo-vector Chia sẻ trên Zalo