Coronavirus, COVID-19: What You Can Do

Ba mẹ tự chữa bệnh chân tay miệng cho trẻ tại nhà như thế nào?

Bệnh chân tay miệng là 1 bệnh lý phổ biến vào mùa hè thu tại Việt Nam. Căn bệnh này rất dễ lây lan trong môi trường mẫu giáo, trường học. Bệnh dễ phát hiện do có các triệu chứng điển hình như mụn nước, phát ban. Thông thường, phụ huynh không cần phải gặp bác sĩ nhi để chẩn đoán bệnh cho con mà có thể chữa bệnh tay chân miệng tại nhà. Tất nhiên, nếu con bạn không có dấu hiệu khá hơn, hoặc bệnh trở nặng, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa để được tư vấn.

Benh chan tay mieng
Phát ban là triệu chứng điển hình của bệnh chân tay miệng

Cách tự chữa tay chân miệng tại nhà

Bệnh chân tay miệng thường tự khỏi sau khoảng 7 đến 10 ngày. Không có bất kỳ phương pháp điều trị cụ thể nào và thuốc kháng sinh không giúp ích gì vì bệnh do vi rút gây ra chứ không phải vi khuẩn. Có một số điều mẹ có thể làm để giúp trẻ giảm bớt triệu chứng:

  • Cho trẻ uống nhiều nước để ngăn ngừa mất nước.
  • Nếu con bị loét miệng và đau đớn, hãy cho bé ăn thức ăn mát lạnh như sữa chua hoặc kem
  • Nếu con đau đớn và quấy khóc nhiều do vết loét trong miệng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để dùng thuốc giảm đau không kê đơn.
  • Bạn có thể sử dụng gel mọc răng như Dentinox cho trẻ trên 5 tháng.
  • Bạn có thể sử dụng gel bôi miệng nha khoa có chứa lidocain ở trẻ em trên 4 tuổi. Hoặc thuốc xịt miệng có chứa benzydamine để làm dịu vết loét miệng đau đớn.
  • Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi có thể sử dụng nước súc miệng có chứa benzydamine.
  • Người lớn và thanh thiếu niên trên 16 tuổi có thể sử dụng gel choline salicylate (ví dụ Bonjela).
Dentinox lam diu con dau
Sử dụng Gel mọc răng Dentinox giúp trẻ giảm đau do loét miệng

Lưu ý: Luôn đọc thông tin hướng dẫn sử dụng với bất kỳ loại thuốc nào. Nếu bạn cần bất kỳ lời khuyên nào về những loại thuốc sẽ sử dụng cho trẻ, hãy hỏi dược sĩ có chuyên môn.

Nguyên nhân của bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng thường do một nhóm vi rút được gọi là coxsackievirus gây ra. Loại phổ biến nhất gây ra bệnh là vi rút coxsackie A16. Một loại vi rút khác được gọi là enterovirus 71 (EV71) đôi khi có thể gây ra một dạng bệnh chân tay miệng nặng hơn.

Vi rút rất dễ lây lan. Nó được truyền từ người này sang người khác khi ho hoặc hắt hơi và do tiếp xúc trực tiếp với chất dịch từ các vết phồng rộp. Nó cũng lây qua phân của người bị bệnh – tức là có thể lây lan nếu không rửa tay đúng cách sau khi đi vệ sinh.

loet mieng do benh chan tay mieng
Trẻ bị loét miệng và đau đớn

Biến chứng của bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng thường là một bệnh nhiễm trùng nhẹ. Nhưng đôi khi nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Mất nước là biến chứng phổ biến nhất. Các vết phồng rộp trong miệng có thể khiến việc uống nước cũng khó khăn, nên người bệnh không hay uống.

Trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị mất nước. Các dấu hiệu cho thấy con bạn có thể bị mất nước bao gồm cảm thấy khát, khô miệng và không đi tiểu thường xuyên. Điều quan trọng là phải giữ cho con bạn đủ nước và liên hệ với bác sĩ nếu thấy con mất nước. Bởi nếu tình trạng mất nước nghiêm trọng xảy rea, trẻ có thể cần nhập viện để truyền nước.

Bên cạnh đó, các nốt phồng rộp trên da có thể bị nhiễm trùng, đặc biệt nếu trẻ gãi. Nếu một hoặc nhiều vùng da của trẻ trở nên rất đỏ và trẻ bị sốt, hãy đến gặp bác sĩ. Trong trường hợp bác sĩ chẩn đoán trẻ bị nhiễm trùng do vi khuẩn thứ phát, trẻ có thể cần dùng thuốc kháng sinh.

Cho trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước

Phòng chống bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng lây lan rất dễ dàng. Dưới đây là một số mẹo để giảm nguy cơ nhiễm hoặc lây lan bệnh:

  • Rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi – sử dụng khăn giấy và rửa tay sau đó.
  • Làm sạch các bề mặt có thể đã tiếp xúc với nước bọt hoặc phân bằng các sản phẩm tẩy rửa có chứa chất tẩy trắng.
  • Vứt khăn giấy và tã lót đã qua sử dụng đúng cách sau khi thay đồ cho bé.
  • Giặt quần áo bẩn, khăn tắm và ga giường với nước ấm với thuốc tẩy.
  • Không dùng chung cốc, đồ dùng hoặc khăn tắm với những người bị nhiễm bệnh.
  • Vi-rút có trong các nốt mụn và vết phồng rộp, vì vậy đừng cố tình bóp hoặc đâm vào chúng.
  • Cố gắng tránh tiếp xúc với những người khác càng nhiều càng tốt khi bạn có các triệu chứng.

Hãy nhớ rằng vi-rút có thể tồn tại trong một vài tuần sau khi bị nhiễm bệnh.

—————————————————–

Med247 – trao quyền cho người bệnh

Tải app Med247 tại: https://med247.vn/tai-app

Website: https://med247.vn/

Fanpage https://www.facebook.com/Med247clinic/

Hotline: 1900636115

Cơ sở 1: Tầng 1, TTTM Sun Ancora số 3, Lương Yên, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cơ sở 2: Nhà D5 Dreamland Tây Hồ, 107 Xuân La, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội

logo-zalo-vector Chia sẻ trên Zalo