Coronavirus, COVID-19: What You Can Do

3 bài test chẩn đoán tăng động dễ làm phụ huynh cần biết

Hiếu động, nghịch ngợm là những đặc trưng có ở tất cả trẻ nhỏ. Nhưng ranh giới giữa hiếu động và tăng động cũng rất mỏng manh. Làm sao cha mẹ có thể đo lường được liệu con mình có bị tăng động hay không?  Dưới đây là một số bài test tăng động cha mẹ có thể sử dụng tại nhà, cùng Med247 tìm hiểu chúng.

Cách thực hiện bài test tăng động đơn giản

Sau đây, Med247 sẽ đưa ra ba bài test tăng động được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng để kiểm tra con trẻ. Mỗi bài test sẽ gồm hệ thống các câu hỏi khác nhau. Mỗi câu hỏi trả lời đúng tương ứng với một điểm, trả lời sai không tính điểm.

bài test tăng động
                             Phân biệt hiếu động và tăng động qua bài test

Cuối mỗi bài test sẽ có thang điểm đánh giá cụ thể để cha mẹ có thể đối chiếu nhanh chóng. Tuy nhiên mỗi bài test chỉ mang tính chất tương đối. Để đánh giá chính xác tình trạng tăng động ở trẻ, bên cạnh thực hiện bài test, cha mẹ nên cho trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám cụ thể.

Bài test tăng động thiên hướng hiếu động – bốc đồng

Câu 1: Trẻ nhỏ thường xuyên ngọ nguậy, không thể ngồi yên, quay trước quay sau hay văn vẹo tay chân liên tục. Không chịu ngồi yên khi ăn uống, học tập?

Câu 2: Trẻ thường xuyên di chuyển khỏi vị trí của mình, khó có thể ngồi một chỗ lâu.

Câu 3: Dù được người lớn phân tích độ nguy hiểm nhưng trẻ vẫn thường xuyên chạy nhảy, leo trèo quá mức trong mọi tình huống. Trẻ không nhận thức được hoặc biết nhưng vẫn cứ làm những hành động mang lại nguy hiểm cho bản thân.

test tăng động
                                          Trẻ thường xuyên có những hành động nguy hiểm

Câu 4: Giống như chiếc động cơ đang hoạt động, con bạn không thể ngồi yên mà di chuyển liên tục.

Câu 5: Trẻ nói quá nhiều nhưng không đúng chủ đề đang giao tiếp

Câu 6: Không thể tham gia các hoạt động cần sự yên tĩnh, kiên trì như học tập, làm bài kiểm tra, câu cá, trốn tìm,…

Trẻ khó có thể tham gia các hoạt động cần sự kiên nhẫn 

trẻ em vui chơi
         Trẻ khó có thể tham gia các hoạt động cần sự kiên nhẫn

Câu 7: Không có kiên nhẫn trong trò chuyện, hấp tấp tranh lời mà không đợi đến lượt của mình

Câu 8: Thường xuyên có hành động ngắt lời, chen ngang khi người khác nói chuyện hay chen vào khi cha mẹ đang làm việc

Câu 9: Gặp khó khăn khi phải xếp hàng hay chơi các trò chơi cần chờ đến lượt.

Thang điểm đánh giá của bài test 

Sau đây là thang điểm của bài test tăng động thiên hướng hiếu động – bốc đồng:

  • Dưới 5 điểm: Bé phát triển bình thường theo độ tuổi.
  • Trên 6 điểm: Trẻ có dấu hiệu tăng động dạng bốc đồng hiếu động.

Bài test tăng động thiên hướng chống đối

Câu 1: Trẻ sẵn sàng cãi lại người lớn dù đó là cha mẹ hay giáo viên của mình.

Câu 2: Không kiểm soát được cảm xúc của bản thân mình. Dễ tức giận, khi không vừa ý sẽ la hét, cáu ghét thậm chí là đánh người.

Câu 3: Không tuân theo yêu cầu của người lớn. Hay có hành động chống đối, làm ngược lại những gì cha mẹ dạy.

Câu 4: Khi có lỗi lầm sẽ quấy rầy người khác

Câu 5: Dễ tự ái, giận dỗi dù là những việc nhỏ nhất. Rất chú ý đến cách đối xử của mọi người với mình

test tăng động
                       Trẻ thường xuyên gây sự đánh nhau với bạn bè

Câu 6: Dễ tức giận, chấp nhặt, khi bị thua sẽ cáu gắt cay cú

Câu 7: Hằn học với mọi người, có thái độ suy nghĩ là hành động trả thù người khác

Câu 8: Không thừa nhận lỗi của bản thân mà luôn nghĩ cách đổ lỗi cho người khác.

Thang điểm đánh giá của bài test 

Bài test tăng động thiên hướng chống đối giúp cha mẹ có thể biết được liệu trẻ đang có tâm lý chống đối gia đình hay xã hội hay không. Nếu trẻ có trên 4 điểm thì chẩn đoán sơ bộ là có hành vi chống đối. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương án điều trị cụ thể.

Bài test tăng động hướng rối loạn hành vi cư xử

Câu 1: Có dấu hiệu, hành động bắt nạt, đe dọa người khác.

Câu 2: Là người khởi xướng, bày các cuộc đánh nhau với bạn bè, anh chị em.

Câu 3: Không chịu nhận lỗi, sẵn sàng nói dối để né tránh rắc rối.

Câu 4: Có hành vi bỏ học, trốn học không xin phép người lớn.

Câu 5: Có dấu hiệu bạo lực, đánh đập người khác.

Câu 6: Ăn trộm đồ dù không thiếu thốn thứ gì.

Câu 7: Cố ý phá hoại đồ của người khác mà không có lý do.

Câu 8: Sử dụng vũ khí có tính sát thương cao làm nguy hiểm đến người khác như dao, kéo, đá,…

Câu 9: Có hành vi ngược đãi động vật.

Câu 10: Tự ý bỏ nhà qua đêm ngủ bên ngoài không xin phép cha mẹ.

Câu 11: Đột nhập vào nhà người khác, văn phòng hay ô tô của người lạ.

Câu 12: Thường bỏ nhà đi không lý do.

Câu 13: Cưỡng ép người khác làm điều họ không mong muốn.

Thang điểm đánh giá của bài test 

Bài test tăng động rối loạn hành vi cư xử giúp cha mẹ sớm nhận biết được những rối loạn về cư xử ở trẻ. Những rối loạn này nếu không sớm nhận biết và khắc phục sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho trẻ khi trưởng thành. Nếu trẻ có từ 3 điểm trở lên tức là có xu hướng rối loạn hành vi cư xử. 

Hy vọng qua bài test tăng động mà Med247 vừa gợi ý, cha mẹ có thể nắm bắt được tình trạng rối loạn của con trẻ sớm nhất và có phương án điều trị thích hợp nhất. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể. Tăng động ở trẻ nếu được phát hiện sớm thì có thể kiểm soát và quản lý tốt, tránh những ảnh hưởng tiêu cực sau này cho trẻ.

Phân biệt nghịch ngợm hiếu động và tăng động ở trẻ nhỏ – Chia sẻ từ Chuyên gia tâm lý, ThS. BS Nguyễn Minh Quyết – Bệnh viện Nhi Trung ương:

 

logo-zalo-vector Chia sẻ trên Zalo