Coronavirus, COVID-19: What You Can Do

Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em và cách điều trị chuẩn y khoa

Viêm phế quản là bệnh tuy không khó để điều trị nhưng hiện nay bố mẹ vẫn đang lo ngại khi tình trạng bệnh của con không được điều trị dứt điểm. Viêm phế quản ở trẻ em có thể tái đi tái lại, đặc biệt là trong thời gian giao mùa. Vậy thì bệnh viêm phế quản ở trẻ em có triệu chứng và cách điều trị như nào cho đúng? Cùng Med247 giải đáp thắc mắc ngay dưới bài đọc này nhé!

Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh như thế nào?

Viêm phế quản ở trẻ em (có tên gọi khác là viêm phổi) đây là tình trạng bị nhiễm trùng lớp niêm mạc, tiểu phế quản, do virus gây nên. Bên cạnh đó có nấm, các vi khuẩn là một trong những nguyên do gây bệnh. Khi thời tiết chuyển giao sang mùa đông, cũng chính là thời điểm bệnh dễ bùng phát và phát triển nhanh chóng tạo thành dịch bệnh.

viêm phế quản ở trẻ là bệnh gì
Khi thời tiết chuyển giao sang mùa đông thì bệnh có khả năng xuất hiện

Khi trẻ bị nhiễm trùng, viêm phế quản sẽ làm cho phế quản bị thu hẹp và tiết ra nhiều dịch nhầy hơn bình thường, hậu quả làm tắc nghẽn đường thở. Việc này khiến cho không khí không được lưu thông ở trong phế quản. trẻ sẽ bị theo đờm vì đây là một phản ứng của cơ thể để đẩy đờm từ phổi ra bên ngoài, giúp lưu thông ống thở khi loại bỏ được chất nhầy trong đường thở.

Viêm phế quản được chia làm 2 loại chính:

  • Viêm phế quản mãn tính: Khi bị bệnh các triệu chứng xuất hiện thường sẽ kéo dài dai dẳng kéo đến vài tháng hay thậm chí vài năm. Có thể gây suy giảm chức năng của phổi và làm tổn thương vĩnh viễn đến hệ thống hô hấp của trẻ nhỏ. Mặc dù được điều trị bệnh nhưng vẫn có thể tái phát rất cao.
  • Viêm phế quản cấp tính: Những triệu chứng của bệnh sẽ kéo dài từ 7 đến 10 ngày hoặc có thể hơn. Khi điều trị bệnh đúng cách, bệnh tình sẽ không bị tái lại nhiều lần nữa.

Xem thêm: Các bệnh thường gặp ở trẻ em ba mẹ nên biết để phòng ngừa

3 triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm phế quản

Khi trẻ bị viêm phế quản thì sẽ có triệu chứng là gì? Dưới đây là các triệu chứng thường gặp phải khi trẻ bị viêm phế quản mà phụ huynh có thể tham khảo:

triệu chứng viêm phế quản ở trẻ
Các triệu chứng thường gặp phải khi trẻ bị viêm phế quản

Trẻ bị tím tái, khó thở

Chất dịch bị tắc trong thanh quản sẽ khiến trẻ bị tình trạng khó thở, việc này sẽ nguy hiểm nghiêm trọng tới tính mạng nếu như không được xử lý tốt. Để đánh giá được các mức độ khó thở diễn ra ở trẻ, bạn cần đặt trẻ ở tư thế nằm yên hoặc ngủ trong thời gian là 1 phút và đếm nhịp thở của trẻ. Bạn nên đếm nhịp 3 lần để có kết quả chính xác.

viêm phế quản khiến trẻ khó thở
Chất dịch bị tắc trong thanh quản sẽ khiến trẻ bị tình trạng khó thở

Tiếp đến hãy so sánh kết quả với tiêu chuẩn đánh giá nhịp thở nhanh theo độ tuổi mà Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra như sau:

  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi: lớn hơn hoặc bằng 60 lần/phút.
  • Trẻ từ 2 – 12 tháng tuổi: lớn hơn hoặc bằng 50 lần/phút.
  • Trẻ từ 1 – 5 tuổi: lớn hơn hoặc bằng 40 lần/phút.

Nhịp thở của trẻ càng nhanh thì độ khó thở cũng sẽ ngày càng cao, mức độ nguy hiểm cũng tăng cao. Ngoài ra, khi trẻ bị khó thở sẽ thường đi kèm biểu hiện tím tái, chân tay lạnh,…

Sốt cao trên 39 độ C

Trẻ bị sốt cao mà phụ huynh không xử lý tốt sẽ dẫn đến nguy hiểm khó lường. Nếu trẻ nóng từ 39 độ C trở lên, không đáp ứng được với thuốc thì cần phải đưa trẻ đi cấp cứu sớm nhất. Bên cạnh đó, sốt cao thường sẽ đi cùng với tình trạng co giật, mất ý thức.

Trẻ bỏ bú, ho nhiều, mất ý thức

Triệu chứng và sốt cao của bệnh thường khiến trẻ bỏ bú, cùng tình trạng cơn ho kéo dài không dừng, gây mất ý thức, li bì khó đánh thức trẻ, đều là các dấu hiệu nguy hiểm.

Xem thêm: [Hé lộ] 9 bệnh hô hấp ở trẻ em thường gặp và cách phòng ngừa

Nguyên nhân bị viêm phế quản ở trẻ em thường gặp

Virus chính là một nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phế quản, dẫn đến những tình trạng như bội nhiễm vi khuẩn. Phổ biến nhất đó chính là những loại vi khuẩn có tên: liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn…

virut dẫn đến bệnh viêm phế quản
Virus chính là một nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phế quản

Khi ở trong điều kiện sức đề kháng cơ thể bị suy yếu hay sống ở trong một môi trường bị ô nhiễm, thời tiết chuyển mùa đột ngột trở lạnh thì sẽ tạo thuận lợi cho những con vi khuẩn được hoạt động mạnh mẽ hơn ở trong họng, mũi. Khi trẻ có các triệu chứng bệnh viêm hệ tai mũi họng, ví dụ như: cảm lạnh, ho, viêm xoang, sổ mũi… và mắc bệnh.

Nếu như cha mẹ tự ý cho trẻ sử dụng kháng sinh, hay do sức khỏe của trẻ bị yếu, sẽ làm đề kháng của trẻ bị ảnh hưởng, các virus sẽ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cuống phổi của trẻ. Khi đó thì khí quản của bé sẽ bị sưng to và có màu đỏ, chứa các dịch nhầy trong phổi.

Gây nên tình trạng ho nhiều và khó thở cho trẻ vì lúc này đường thở đã bị viêm và có các dịch nhầy. Nếu trẻ thường xuyên phải hít bụi bẩn, thuốc lá khói xăng xe, hay một số hơi độc, trẻ tắm quá lâu, tắm trong nước nhiệt độ quá lạnh hay ngồi điều hòa cũng sẽ làm tăng nguy cơ gây viêm phế quản ở trẻ.

Xem thêm: Các loại sốt ở trẻ em thường gặp và cách chăm sóc hiệu quả

Khi nào ba mẹ cần đưa trẻ đi khám viêm phế quản?

Tuy bệnh viêm phế quản phổi xảy ra ở trẻ em phổ biến nhưng nhiều phụ huynh cũng đừng nên chủ quan khi không sát sao quan tâm đến trẻ nhỏ. Nếu phát hiện triệu chứng của bệnh nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay như: trẻ bị sốt cao, trẻ thở mạnh làm bụng co thóp, cánh mũi thở phập phồng, nhịp thở trở nhanh,…

bệnh viêm phế quản cần khám ngay
Nếu phát hiện triệu chứng của bệnh nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay

Khi có dấu hiệu nguy kịch là trẻ sẽ trong tình trạng tím tái đầu ngón tay hoặc môi. Nếu để tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng gây suy hô hấp.

Xem thêm: [Cảnh báo] Những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh – Med247

Kinh nghiệm điều trị viêm phế quản ở trẻ em

Tùy vào từng nguyên nhân gây nên bệnh cũng như cách điều trị và mức độ nghiêm trọng của bệnh,… mà thời gian để khỏi bệnh dứt điểm cũng khác nhau. Đối với trường hợp trẻ có hệ miễn dịch và sức đề kháng khỏe, điều trị bệnh đúng cách, chăm sóc trẻ tốt thì sẽ nhanh khỏi chỉ sau 1 – 3 tuần. Thế nhưng, đối với trẻ nhỏ thì sức đề kháng và hệ miễn dịch thường yếu ớt, vậy nên việc điều trị bệnh và để bình phục sẽ cần thời gian lâu hơn là 1 tháng.

Đối với viêm phế quản cấp tính

Đa số các trẻ bị viêm phế quản cấp tính là do tình trạng nhiễm trùng bởi các con virus. Vậy nên, sau một vài tuần xuất hiện những triệu chứng trên thì bệnh sẽ có dấu hiệu dần trở nên cải thiện và có thể tự khỏi trong một khoảng thời gian.

viêm phế quản cấp tính
Bệnh viêm phế quản cấp tính

Bình thường, bệnh sẽ kéo dài trong khoảng từ 7 – 10 ngày, nếu như được chăm sóc và điều trị bệnh đúng cách. Thế nhưng, trong một số trường hợp là khi không được điều trị bệnh kịp thời và gặp những yếu tố, trong đó có yếu tố làm cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, bệnh sẽ nhanh chóng trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến tình trạng là bội nhiễm vi khuẩn, phế cầu khuẩn,… làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp của trẻ.

Đối với viêm phế quản mạn tính

Nếu như bệnh tình không được điều trị đúng cách thì sẽ không dứt điểm, bệnh có thể kéo dài dai dẳng trong thời gian dài hoặc bị tái đi tái lại nhiều lần thành bệnh viêm phế quản mạn tính. Khi điều trị bệnh lúc này sẽ tốn rất nhiều thời gian cũng như công sức, đồng thời gây hệ lụy các biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

Phụ huynh thường có thói quen là tự ý mua và sử dụng thuốc kháng sinh cho con em thay vì đưa trẻ gặp bác sĩ để hỗ trợ và thăm khám, điều trị. Việc này sẽ càng làm tình trạng bệnh viêm phế quản ngày càng tồi tệ hơn cho trẻ. Dẫn đến tình trạng bệnh không được điều trị dứt điểm, gây ra những tổn thương kéo dài và từ đó xuất hiện tình trạng kháng thuốc ở trẻ.

viêm phế quản mãn tính
Bệnh viêm phế quản mãn tính

Vì vậy,cần phải bắt được chính xác loại bệnh mà trẻ đang mắc phải, kể từ đó cho ra được biện pháp điều trị bệnh phù hợp nhất. Tốt hơn hết là bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện khi bị viêm phế quản để được hỗ trợ và kiểm tra điều trị. Tư vấn cũng như chăm sóc đúng cách theo chuẩn y khoa, sẽ giúp bệnh nhanh chóng biến mất mà không gây nên các di chứng.

Xem thêm: Viêm tai giữa ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Điều trị viêm phế quản ở trẻ em trong bao lâu?

Tùy vào mỗi nguyên nhân gây bệnh, mức độ nghiêm trọng của bệnh, cách điều trị,… thì mỗi trẻ sẽ có thời gian khỏi bệnh khác nhau. Đối với những trẻ được điều trị đúng cách, chăm sóc tốt, có một đề kháng khỏe thì thường sẽ nhanh chóng khỏi bệnh chỉ sau 1 đến 3 tuần kể từ khi bị phát bệnh.

Ngược lại đối với những trẻ nhỏ có một sức đề kháng và hệ miễn dịch còn yếu, thì việc điều trị cũng sẽ có thể kéo dài lên tới hơn 1 tháng ở trẻ. Ngoài ra, từng loại bệnh viêm phế quản khác nhau mà trẻ đang mắc phải cũng sẽ ảnh hưởng đến thời gian điều trị bệnh.

Xem thêm: Dấu hiệu trẻ bị viêm phổi: Cách nhận biết, điều trị kịp thời

Hướng dẫn chăm sóc trẻ em bị viêm phế quản tại nhà

Bệnh có thể điều trị bệnh dứt điểm hoàn toàn thì nếu như phát hiện được kịp thời. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào các nguyên nhân gây nên tình trạng của bệnh, Nếu như bệnh do các virus gây ra, biện pháp điều trị chủ yếu đó là thuốc để giảm đi các triệu chứng và ngăn ngừa đi biến chứng cũng như tăng cường hệ miễn dịch giúp trẻ tự phục hồi một cách nhanh chóng. Nếu xác định được nguyên do là vi khuẩn thì phải dùng kháng sinh để điều trị.

viêm phế quản ở trẻ không thể chủ quan
Bệnh có thể điều trị bệnh dứt điểm hoàn toàn thì nếu như phát hiện được kịp thời

Bệnh thông thường sẽ diễn biến và tự hồi phục chỉ sau 7 đến 10 ngày. Phụ huynh của trẻ cần phải lưu ý và chăm sóc cũng như theo dõi các triệu chứng của trẻ ngay từ khi khởi phát bệnh cho đến lúc điều trị hoàn toàn khỏi.

  • Vệ sinh sạch sẽ mũi cho trẻ: dùng lượng ít nước muối sinh lý NaCl 0.9% vừa đủ rồi nhỏ giọt vào mũi cho trẻ để mũi được làm sạch nhiều lần (thực hiện mỗi ngày).
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ, tránh để bệnh tình chuyển biến thành viêm phổi, hãy cho trẻ uống nước ấm.
  • Chườm ấm toàn thân giúp cho trẻ hạ sốt, theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol khi nhiệt độ cơ thể 38,5 độ C sẽ rất cần thiết, nên uống theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ cùng liều lượng sao cho phù hợp.
  • Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh: Bệnh viêm phế quản nếu do virus gây ra thì thuốc kháng sinh sẽ không có hiệu quả khi điều trị bệnh. Phụ huynh không nên tự ý sử dụng kháng sinh cho trẻ vì sẽ gây ra nhiều những hệ lụy đến sức khỏe về sau này.
  • Cho trẻ uống nhiều nước: Uống đủ nước sẽ có tác dụng tốt như giúp hạ sốt, hỗ trợ làm giảm tắc nghẽn đường hô hấp. Trẻ có thể ho dễ dàng hơn và giảm các triệu chứng khó chịu hơn.
  • Dùng mật ong để giảm tình trạng ho khan: Đây chính là cách làm giảm ho ở trẻ rất hiệu quả và đơn giản. Bạn có thể cho trẻ uống mật ong pha cùng nước ấm hay uống trực tiếp để giảm cơn ho. Mật ong sẽ hỗ trợ làm dịu cổ họng rất tốt, ngoài ra còn có ưu điểm kháng virus, kháng khuẩn hỗ trợ loại bỏ các tác nhân gây nên bệnh rất tốt (Lưu ý chỉ áp dụng cho trẻ nhỏ dưới một tuổi).
mật ong làm giảm cơn ho của trẻ
Mật ong giúp trẻ làm giảm cơn ho, dịu họng rất hiệu quả

Cha mẹ nên xây dựng cho con một chế độ dinh dưỡng phù hợp để có thể giúp trẻ nhanh khỏi bệnh sớm hơn. Chế độ ăn của trẻ mà bố mẹ nên lưu ý:

  • Cho trẻ ăn chế độ thức ăn nhạt bởi vì khi thức ăn chứa nhiều muối có thể làm tăng thêm triệu chứng viêm.
  • Cho trẻ nhỏ ăn các thức ăn dễ nuốt như cháo, súp.
  • Cho trẻ bổ sung các loại vitamin như A, C, E,… bằng việc ăn nhiều rau xanh và trái cây nhằm giúp tăng cường sức đề kháng, khả năng miễn dịch cho trẻ.

Xem thêm: Trẻ tự kỷ: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh kịp thời

Một số sai lầm khi điều trị viêm phế quản cho trẻ

Ngoài những phương pháp mà cha mẹ cần lưu ý khi chữa bệnh cho con thì thường hay mắc phải một số sai lầm khi điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ. Điển hình bao gồm:

Tự ý dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản cho trẻ

Có nhiều bậc phụ huynh khi thấy con có dấu hiệu ho, sốt, đau rát họng… là đánh giá bệnh là viêm phế quản, nên tự ý mua kháng sinh mà không có sự thăm khám của bác sĩ về cho trẻ uống.

tự ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ
Kháng sinh không những không chữa được bệnh mà còn làm bệnh thêm nặng hơn

Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng khi vi khuẩn là tác nhân gây ra. Với những bệnh do virus gây ra thì kháng sinh sẽ không hoàn toàn có tác dụng. Trong đó, khi bị bệnh viêm phế quản đa phần sẽ có nguyên nhân là do virus gây nên. Vậy nên, việc dùng kháng sinh không những không chữa được bệnh mà còn làm bệnh thêm nặng hơn, góp phần gia tăng thêm tình trạng vi khuẩn kháng sinh, đây là một điều rất nghiêm trọng .

Dùng lại đơn thuốc cũ

Có nhiều bậc cha mẹ có tâm lý ngại đi khám khi thấy con có các biểu hiện của bệnh như: ho, sốt, sổ mũi và đánh giá khách quan rằng trẻ đang bị ốm “giống” lần ốm trước, vậy nên đã cho trẻ dùng ngay lại đơn thuốc cũ. Và có kết quả là bệnh không khỏi khi trẻ uống thuốc, hay thậm chí bệnh tình chuyển biến còn có nguy cơ nặng hơn. Có thể kể đến, khi phụ huynh dùng lại đơn thuốc cũ sẽ là một trong số các nguyên nhân gây nên tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.

sai lầm dùng lại đơn thuốc cũ cho trẻ
Dùng lại đơn thuốc cũ

Nguyên nhân chủ yếu là bởi vì những triệu chứng của bệnh có thể giống nhau nhưng tác nhân gây nên bệnh thì lại khác nhau. Đối với từng một nguyên nhân gây ra bệnh, thì tình trạng của bệnh sẽ có một phác đồ điều trị và thuốc dùng khác nhau.

Tự ý tăng liều thuốc

Trông thấy con sốt, ho, mệt mỏi,… thì bậc cha mẹ mong muốn con mình để nhanh khỏi bệnh, đã tăng liều thuốc tự ý muốn mà không theo quy trình của bác sĩ. Điều này dẫn đến việc bệnh tình của trẻ sẽ không khỏi được nhanh mà gây hệ lụy nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ.

Khi tự ý tăng liều thuốc sẽ gây ra nhiều những tác dụng phụ cực kỳ nguy hiểm không thể lường trước được, gây tổn thương nhiều cơ quan có trong cơ thể. Thận và gan chính là cơ quan dễ bị tổn thương nhất. Vậy nên việc tăng liều thuốc không có sự đồng ý của bác sĩ có thể gây ra suy hô hấp, tử vong,…

tự ý tăng liều lượng dùng thuốc
Tự ý tăng liều lượng dùng thuốc

Dùng thuốc không hết đơn

Khi thấy triệu chứng bệnh viêm phế quản bắt đầu giảm chỉ sau 2 đến 3 ngày uống thuốc, cha mẹ đã ngưng dùng tiếp đơn thuốc của con. Thông thường, thì việc điều trị viêm phế quản sẽ bắt buộc cần dùng thuốc trong khoảng thời gian khởi phát bệnh là 7 ngày hoặc lâu hơn tùy thuộc vào bệnh tình.

Nếu dùng thuốc không hết đơn bác sĩ đã kê thì rất có thể làm cho các triệu chứng quay trở lại nhanh chóng trong thời gian ngắn. Điều này làm cho bệnh sẽ càng trở nặng hơn cũng như việc điều trị gây thêm phức tạp hơn, làm mất nhiều thời gian chữa bệnh.

Xem thêm: Mách ba mẹ cách dạy trẻ chậm nói đơn giản, hiệu quả tại nhà

Cách phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ em hiệu quả

Bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ, cha mẹ cũng cần nên biết cách phòng ngừa cũng như chăm sóc trẻ để không bị bệnh viêm phế quản tái phát:

  • Các cha mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cơ thể của con nhỏ, đặc biệt là các vùng như tai, mũi, họng hàng ngày.
  • Tránh những tác nhân gây ra dị ứng và không để trẻ tiếp xúc với môi trường chứa hóa chất, khói thuốc hoặc không nên tiếp xúc với chó hoặc mèo.
  • Có nhiều trẻ bị dị ứng với lông động vật như chó, mèo cũng sẽ gây nên nguy cơ bị mắc chứng bệnh viêm phế quản khi nô đùa với thú nhồi bông.
  • Bạn hãy vệ sinh tay sạch sẽ trước khi bế hoặc cho trẻ bú.
  • Phòng ngủ của trẻ cần phải được thoáng khí, trong lành và an toàn. Không trải thảm ở trong phòng của trẻ.
  • Nên giặt chăn, gối dành thường xuyên cho trẻ nhỏ, rồi để phơi nắng thật khô, sau đó mới sử dụng cho trẻ.
cách phòng ngừa giúp trẻ không mắc bệnh
Cách phòng ngừa cũng như chăm sóc trẻ để không bị bệnh viêm phế quản

Xem thêm: Trẻ chậm nói: Dấu hiệu, nguyên nhân và biện pháp chăm sóc

Med247 – Địa chỉ khám viêm phế quản cho trẻ em uy tín

Med247 là phòng khám Bác sĩ Gia đình 4.0, hiện đại và uy tín tại Hà Nội. Sở hữu với nhiều ưu điểm vượt trội khi tập trung về chất lượng và dịch vụ khám chữa bệnh. Cùng đội ngũ y bác sĩ “có tâm với nghề” cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm đưa trẻ tới thăm khám và điều trị bệnh.

Med247 có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn sẽ giúp trẻ chẩn đoán được tình trạng bệnh chính xác nhất cũng như đưa ra một phác đồ điều trị hiệu quả dành cho bệnh nhân. Khi đến với Med247, bệnh nhân không chỉ được thăm khám và chữa bệnh, mà hơn thế là mong muốn “trao quyền” cho người bệnh cũng như thân nhân người bệnh. Với đội ngũ điều dưỡng được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, khách hàng sẽ được chăm sóc thật chu đáo và tận tâm.

med247 khám tư vấn bệnh viêm phế quản ở trẻ
Med247 là phòng khám Bác sĩ Gia đình 4.0 hiện đại và uy tín

Thông tin liên hệ

Nếu cha mẹ đang có nhu cầu cho trẻ thăm khám tình trạng bệnh viêm phế quản, hãy liên hệ với Med247 để được đội ngũ viên tư vấn tận tâm và kỹ lưỡng trước khi chẩn đoán được bệnh cho trẻ và được điều trị theo chuẩn y khoa. Mọi thông tin địa chỉ quý phụ huynh xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Med247 – Phòng khám Bác sĩ Gia đình 4.0

  • Địa chỉ:

+ CS1: Số 9 Thanh Nhàn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
+ CS2: Nhà D5 Dreamland Tây Hồ, 107 Xuân La, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
+ CS3: Mộc Lan 6-28 Vinhomes Greenbay, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
+ CS4: Tầng 1, Chung cư Bộ Quốc Phòng, 16B Nguyễn Thái Học, Quận Hà Đông, Hà Nội

  • Hotline: 1900.636.115
  • Website: https://med247.vn/

Qua bài đọc trên, hy vọng cha mẹ đã có cho mình những thông tin về bệnh viêm phế quản ở trẻ em. Đồng thời, nhận biết được dấu hiệu cũng như cách xử lý đúng cách để không tránh gây ảnh hưởng đến quá trình chữa trị cho con. Mọi nhu cầu tư vấn và thăm khám cho trẻ, có thể liên hệ ngay với Med247 để hỗ trợ tận tình.

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Lê Thị Lệ – Bác sĩ tại Med247, 8 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý Nhi khoa.

logo-zalo-vector Chia sẻ trên Zalo